Home » Thế giới » Trung Quốc kiếm tiền qua chính sách sinh đẻ như thế nào
Năm 2016 là mốc đánh dấu chấm dứt chính sách một con ở Trung Quốc, nhưng suốt 35 năm tồn tại chính sách này đã gây bao đau thương cho người dân Trung Quốc, đồng thời cũng giúp ĐCS Trung Quốc thu được một lượng tiền lớn.

>> Trung Quốc Đổi Chính Sách Một Con Thành Chính Sách Hai Con

>> Vì sao Trung Quốc từ bỏ chính sách một con?

>> Những điều ít biết về chính sách 1 con tanh mùi máu và bạo lực của ĐCS Trung Quốc

>> Bi kịch khủng khiếp từ chính sách 1 con ở Trung Quốc

chính sách một con

Khẩu hiệu tuyên truyền cho Chính sách Sinh sản theo kế hoạch trên tường một con hẻm ở tỉnh Giang Tây. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

ĐCSTQ kiếm tiền qua Chính sách Sinh sản theo kế hoạch như thế nào?

Ngày 1/1/2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sửa đổi luật cho phép sinh con thứ hai. Nhưng chính sách một con đã trải qua 35 năm, đi cùng là những thủ đoạn tàn nhẫn thường xuyên được áp dụng, như ép sẩy thai, buộc ga-rô… Dù vậy những ai có tiền vẫn có thể dùng cách nộp tiền phạt để đổi lấy được sinh nhiều con.

Luật sư Ngô Hữu Thủy chia sẻ với CNN: “Cái gọi là phí chăm sóc xã hội thực tế là thủ đoạn kiếm tiền của chính quyền. Khoản tiền nộp phạt của Chính sách Sinh sản theo kế hoạch này là một nguồn thu nhập đáng kể của chính quyền địa phương.”

Hơn chục năm trước khi ông bắt đầu quan tâm đến vấn đề này, một người khách đã chia sẻ với ông rằng, họ chỉ cần chi một khoản tiền được phép sinh con thứ hai.

Tổng số tiền phạt thu được ít nhất là 20 tỷ Nhân dân tệ

Ông Ngô Hữu Thủy nói, khoản tiền phạt hàng trăm ngàn Nhân dân tệ thấp hơn quy định thông thường rất xa. Ông nghi ngờ quan chức giảm số tiền phạt để khuyến khích mọi người nộp tiền, thực ra họ không có ý ngăn cản mọi người sinh nhiều con. Vấn đề không phải là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật mà quan trọng hơn đây là nguồn thu nhập đáng kể của quan chức địa phương. Vậy là ông bắt đầu tiến hành điều tra để giải câu đố.

Ông Ngô Hữu Thủy dựa vào “Điều lệ công khai thông tin” của Nhà nước, gửi thư đến 31 tỉnh thành yêu cầu họ cung cấp mức tiền thu phạt sinh sản theo kế hoạch năm 2012.

Có 24 tỉnh từ chối cung cấp thông tin, họ chỉ nói miệng thu được tổng cộng 200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3,2 tỷ Đô la Mỹ). Nhưng không có tỉnh nào giải thích rõ khoản tiền này sử dụng như thế nào.

Ông Ngô Hữu Thủy nói, các nhân viên công vụ gọi đây là “tiền bụng”, vì nó vơ vét được từ “cái bụng phụ nữ”.

Tập đoàn quan liêu với 500 nghìn cán bộ làm công tác sinh sản theo kế hoạch

CNN cũng từng nhận xét, không thể tin tưởng được vào đội ngũ cán bộ làm công tác sinh sản theo kế hoạch. Theo công bố, có khoảng 500 ngàn người làm công tác sinh sản theo kế hoạch. Họ hợp thành một tầng lớp quan liêu để tạo nên một thời đại mà phụ nữ chỉ có một con.

Ông Ngô Hữu Thủy chia sẻ rằng ông không lạc quan về chính sách mới này, vì ông cho rằng phía chính quyền vẫn sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế để tìm cách vơ vét tiền của dân, vì đây là nguồn thu nhập đáng kể của họ.

45 huyện vi phạm quy định chi tiêu 16,27 triệu Nhân dân tệ phí chăm sóc xã hội

Sau khi ông Ngô Hữu Thủy bắt tay vào điều tra khoản tiền phạt sinh sản theo kế hoạch, giới truyền thông ĐCSTQ cũng bắt đầu chú ý và hối thúc chính quyền Bắc Kinh chỉnh đốn tình hình “phí chăm sóc xã hội”. Ngày 18/9/2015, chính quyền Trung ương thông báo kết quả kiểm tra vấn đề phí chăm sóc xã hội của 45 huyện thuộc 9 tỉnh khác nhau.

Theo kết quả điều tra, toàn bộ các cơ quan chính quyền cấp huyện này đều vi phạm quy định chi tiêu phí chăm sóc xã hội với số tiền 16,27 triệu Nhân dân tệ. Đồng thời không chấp hành quy định nộp phí chăm sóc xã hội vào Kho bạc Nhà nước lên đến hơn 319 triệu Nhân dân tệ.

Theo quy định, phí chăm sóc xã hội mà chính quyền địa phương trưng thu phải nộp vào Kho bạc Nhà nước. Hiện nay, sau khi cơ quan sinh sản theo kế hoạch thu phí chăm sóc xã hội và nộp vào ngân khố quốc gia thì họ lại nhận được một khoản tiền hoa hồng trả về, việc này đã tạo ra cơ chế kích thích chính quyền địa phương tích cực tìm mọi cách hành dân để moi tiền.

Luật sư Ngô Hữu Thủy đang nỗ lực thúc đẩy để hủy bỏ hoàn toàn quy chế phạt tiền này. Ông nói: “Sinh sản là quyền lợi chính đáng của con người, chính quyền không có quyền can thiệp vào quyền sinh con của người dân.”

Tinh Vệ biên dịch theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc