Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Những điều ít biết về chính sách 1 con tanh mùi máu và bạo lực của ĐCS Trung Quốc
Báo cáo Hội nghị Toàn thể lần thứ 5 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 18 đã công bố cho phép mỗi gia đình được quyền có hai con. Vậy là, chính sách một con chịu nhiều chỉ trích của quốc tế đã chấm dứt sau 35 năm.
Chính sách “mang thai một lần” đã góp phần làm hủy hoại nhân tính, làm xã hội Trung Quốc rơi vào thảm cảnh (Ảnh: internet)

Chính sách “mang thai một lần” đã góp phần làm hủy hoại nhân tính, làm xã hội Trung Quốc rơi vào thảm cảnh (Ảnh: internet)

Người Trung Quốc xưa có câu “Nhân khẩu dồi dào, vụ mùa bội thu”. Văn hóa truyền thống Trung Quốc, từ Thiên tử tới thứ dân đều hiểu việc kính Trời Đất và Thần linh, thuận theo tự nhiên. Trong mấy ngàn năm qua, các thế hệ người dân Trung Hoa đều được hưởng niềm hạnh phúc gia đình đông vui, họ không hề cảm thấy bị khổ trong cảnh mọi người sum vầy.

Thế nhưng sau khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, những khổ nạn của dân tộc Trung Hoa kéo dài liên miên, trong đó có kiếp nạn thòng vào cổ từng người dân Trung Quốc – cưỡng chế mang thai một lần bắt đầu vào năm 1981. Cái chính sách bạo lực dã man này lại bị ĐCSTQ gọi là “quốc sách cơ bản”. Cái gọi là “quốc sách cơ bản” này khiến từng gia đình Trung Quốc phải chịu những khổ nạn ở những mức độ khác nhau, phá hoại cùng cực môi trường sống nhân văn xã hội Trung Quốc, gây những hậu quả tệ hại trên nhiều phương diện rất khó cứu vãn.

1. Mùi máu tanh trong chiếc áo khoác của thuyết vô thần

Một phương diện khác, ĐCSTQ tin vào vô thần luận, không sợ thần linh, không sợ trời không sợ đất, việc gì cũng dám làm, những nhân tố tàn ác này đã ấn định phong trào và chính sách của nó đều xây dựng trên vũng máu.

Sau khi chính sách “sinh sản theo kế hoạch” thực thi ở Trung Quốc, những ai dám làm trái “quốc sách” đều bị trừng phạt về kinh tế và (hoặc) cưỡng chế phải buộc ga-rô, thậm chí có khi còn bị giết. Sau vài chục năm đã có biết bao nhiêu sinh linh bị chết yểu dưới cái gọi là “quốc sách”, có bao nhiêu phụ nữ và gia đình bị rơi vào thảm cảnh? E rằng khó mà thống kê cho được.

Dưới lời nói dối ngút trời cho rằng nhân khẩu ít thì có thể “nâng cao tố chất quốc dân” và “nâng cao mức sống,” vô số người Trung Quốc đã thầm thừa nhận với suy luận sai lầm khi cho rằng phát triển kinh tế và nâng cao mức sống có liên hệ trực tiếp với “kế hoạch sinh sản”, khiến họ trở thành kẻ bị hại “chủ động”, dù tự giác hay không.

Từ xưa đến nay người nông dân Trung Quốc sống nhờ trời đất, nhờ vào lao động khổ cực mà nhiều gia đình có cuộc sống thịnh vượng, kế tục hương hỏa gia tộc theo đằng trai. Thế nhưng nhát dao “mang thai một lần” ở Trung Quốc, đặc biệt áp dụng hà khắc tại những vùng nông thôn, không dùng cách “nâng cao ý thức” cho người dân mà là dùng bạo lực cao độ.

Ngày nay khi bước vào các vùng nông thôn Trung Quốc chỉ thấy các biểu ngữ “sinh sản theo kế hoạch” đằng đằng sát khí, như:

“Một người sinh vượt mức, cả thôn buộc Ga-rô!” “Thai đầu sinh, thai hai ga-rô, thai ba thai bốn nạo! nạo! nạo!” “Thai đầu đặt vòng, thai hai ga-rô, thai ba thai bốn giết giết giết!” “Thà máu chảy thành sông, hơn để sinh quá một con!,” “Thà thêm 10 ngôi mộ, không để thêm một người!,” “Thà phá nhà, không để vong quốc”…

chinh-sach-1-con-2
Cô Phùng Kiến Mai (Feng Jianmei), 23 tuổi, mang thai hơn 7 tháng, vì không chịu nộp phạt 40 ngàn tệ bị ép đến bệnh viện phá thai. Sau ép tiêm oxytocin, sau 30 giờ sinh ra một hài nhi đã tử vong. (Ảnh: Internet)

Những biểu ngữ này không phải khẩu hiệu bên ngoài mà được áp dụng tàn bạo trong thực tế.

Năm 1987, giáo sư Tống của Đại học Bắc Kinh về một thôn ở Giang Tây thăm họ hàng bà con, cán bộ thôn bày tiệc chiêu đãi, trong bữa tiệc đã khoe đây là thôn mẫu mực “sinh sản có kế hoạch,” mỗi gia đình chỉ có một con. Giáo sư Tống không rõ tại sao thôn dân lại biết vâng lời như thế, thế là Bí thư thôn tự hào nói: “Bất kể nhà ai có con, hôm đó sẽ có chiếc xe dân quân mang theo súng và bác sĩ tới nhà bao vây, sau đó vào nhà bắt buộc ga-rô. Ai dám chống lệnh?!”

Ông Trương, một người làm công tác phục vụ dân di cư ở New York từng chia sẻ với báo chí, vài năm trước ông tiếp một người đàn ông trạc tuổi trung niên đến từ tỉnh Sơn Đông. Những trải nghiệm của ông làm ông Trương không cầm được nước mắt.

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước vợ người đàn ông này mang thai song sinh, hai vợ chồng ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi con của họ vừa chào đời bác sĩ đã nói, có một bé đã bị chết. Thế nhưng người vợ rõ ràng nghe được tiếng khóc của cả hai bé. Người chồng đã nhiều lần tìm bác sĩ để truy hỏi sự thật thì chỉ nhận được câu trả lời là bé đã bị chết. Hai vợ chồng không tin nên không ngừng truy hỏi. Một cô y tá trông cảnh tội nghiệp của hai vợ chồng liền nói thầm với họ rằng, vì bảo đảm mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con nên cấp trên yêu cầu, nếu là sinh đôi thì phải loại bỏ đi một bé. Bé sinh ra sau đã bị cho vào trong thùng nước và chết ngạt rồi. Nhiều người đều tin rằng, những vụ án mạng kiểu này không thể kể xiết.

Tháng 3/2011, sản phụ Trương Hán Vân (Zhang Hanyun) ở thành phố Hán Trung tỉnh Thiểm Tây, mang thai khi tuổi đã cao và đang sắp đến kỳ sinh, tuy nhiên vì chị tu luyện Pháp Luân Công nên Phòng 610 (Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) địa phương đã bắt chị đến Trung tâm Tẩy não. Vì thấy chị chuẩn bị sinh nên đã kéo chị đến một bệnh viện cho công nhân ở cách xa hơn 30 km. Nhưng do thai quá lớn nên khó sinh, vậy là đã bị hành xử vô nhân tính bằng cách xẻ nhỏ từng miếng để lôi ra.

Ngày 1/11/2011, sản phụ Cung Khởi Phượng (Gong Qifeng) ở trấn Bình An, thị xã Liên Nguyên, thuộc Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, mang thai được 7 tháng, chị sống cùng người chồng tên Ngô Dũng Nguyên (Wu Yong Yuan) trong một căn phòng thuê trọ. Vào 3 giờ chiều khi anh Ngô Dũng Nguyên đang tắm trong phòng thì nhiều người của Ban sinh sản theo kế hoạch của trấn Bình An xông vào phòng anh rồi bắt trói người vợ lại đưa tới bệnh viện, chúng đã dùng thủ đoạn tàn nhẫn để phá cái thái trong bụng chị.

chinh-sach-1-con-3
Chính sách “mang thai một lần” đã góp phần làm hủy hoại nhân tính, làm xã hội Trung Quốc rơi vào thảm cảnh (Ảnh: Getty)

Anh Ngô Dũng Nguyên đã chia sẻ với báo Đại Kỷ Nguyên: “Họ đã cho em bé vào trong túi nhựa rồi để ở ngoài cửa. Em bé còn đang cựa quậy trong cái túi nhựa, vẫn còn hơi thở nhẹ, tiếng khóc nghe rất nhỏ, nhưng bé vẫn cựa quậy, vùng vẫy.” Thương tổn nặng nề cả về thể xác và tinh thần làm chị Cung Khởi Phượng bị điên loạn, cuối cùng được chuẩn đoán bị chứng tinh thần phân liệt.

Vào năm 2012, vợ của anh Đổng Thiết Phong (Dongtie Feng) cũng bị ép không cho sinh, có hơn 20 người xông vào phòng sinh rồi dùng dao cắt vào não sau thai nhi làm máu chảy lênh láng, óc thai nhi lòi ra, một khung cảnh rùng rợn tàn ác mà không từ ngữ nào có thể diễn tả cho hết được.

***

Hiện nay, Trung Quốc phải đối diện nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng nhân khẩu, như tình trạng nhân khẩu tăng tốc lão hóa, “chứng tổng hợp 421” [*], tỷ lệ nam nữ mất quân bình nghiêm trọng, vấn đề giáo dục con một… Cùng với cách cai trị bạo lực cực đoan và hoạt động tẩy não theo thuyết vô thần, chính sách “sinh đẻ kế hoạch”… dẫn đến nhiều hiện tượng xã hội loạn lạc như: vứt bỏ thai nữ, buôn bán trẻ em, phụ nữ, hôn nhân lừa lọc và cưỡng ép, phá thai tùy tiện coi thường sinh mạng…

Chính sách “sinh sản kế hoạch” đã gây ra vô số tai họa kéo dài, những tổn thương tâm lý xã hội phải cần đến vài thế hệ mới có thể dần hy vọng cải thiện được.

2. Lý luận “kinh tế kế hoạch” là nguồn gốc của chính sách “sinh sản kế hoạch”

“Sinh sản kế hoạch” (family planning) còn gọi là kế hoạch hóa gia đình, tức là xây dựng kế hoạch số lượng và thời gian sinh con. Tại nhiều nước trên thế giới cũng có bàn đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình để hạn chế nhân khẩu, nhưng dưới tiền đề sự tự nguyện của người dân, qua sự giúp đỡ của chính phủ cùng sự hướng dẫn và phục vụ của ban ngành liên quan để có sự tính toán hợp lý trong việc sinh con.

Thế nhưng cái gọi là “sinh sản có kế hoạch” của ĐCSTQ hoàn toàn không phải như vậy, nó được nâng lên thành một loại “quốc sách”, thành nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp, dùng các hình thức cưỡng chế để ép người dân trì hoãn tuổi sinh con đầu lòng, đồng thời bắt kết liễu sinh mạng thai nhi “ngoài kế hoạch”. Trên toàn thế giới chỉ có duy nhất Trung Quốc Đại Lục dùng chính sách “sinh sản kế hoạch” bằng cưỡng chế.

Về lý luận của ĐCSTQ cho rằng mọi việc đều cần theo kế hoạch, bao gồm cả việc cưới vợ sinh con, trong loạt bài xã luận “Giải thể văn hóa Đảng” của Đại Kỷ Nguyên đã chỉ ra: “Cho dù trong xã hội vua chúa trong truyền thống Trung Quốc hay là quốc gia theo chủ nghĩa cực đoan như Đức Quốc Xã thì chính phủ cũng không can dự vào đời sống riêng tư của người dân, đặc biệt là vấn đề liên quan đến sinh sản. Cách làm của Đảng Cộng sản thật không bình thường”.

“Năm 1956, Báo cáo Chính trị tại Đại hội ĐĐCSTQ lần thứ VIII đã đề ra chủ trương tiết chế sinh sản, một loại chính sách suy luận từ chính sách ‘kinh tế kế hoạch hóa’ của CSTQ. Ngày 27/2/1957, ông Mao Trạch Đông đã phát biểu tại Quốc hội: Các hoạt động sản xuất như vải vóc, bàn ghế, sắt thép, tôi đều có kế hoạch, vậy mà sản xuất con người lại không có kế hoạch tức là theo chủ nghĩa vô chính phủ. Con người muốn kiểm soát mình thì phải có kế hoạch, có khi phải cho gia tăng thêm, cũng có khi phải cho dừng lại.”

Vào ngày 30/10/2015, nhà văn tự do ở Trung Quốc Đại Lục là Quách Kiến Long (Guo Jianlong) đã có bài “Kẻ gây ra chính sách một con”, trong bài có viết: “Nhiều người có lẽ ít chú ý đến chính sách ‘sinh sản kế hoạch’ chính là một thử nghiệm ‘kinh tế kế hoạch hóa’ được Trung Quốc đẩy tới quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới. Thế nhưng trong khi Trung Quốc dần dần hủy bỏ phần lớn chính sách ‘kinh tế kế hoạch hóa’ thì chính sách ‘sinh sản có kế hoạch’ không chỉ được giữ lại mà còn biến thành quốc sách gây ảnh hưởng trên từng cá nhân.”

Nhà văn Quách Kiến Long đã viết: “Hiện nay mọi người chỉ biết đến ông Mã Dần Sơ là người đưa ra tư tưởng ‘sinh sản kế hoạch’ đầu tiên ở Trung Quốc, rất ít người biết điểm tựa cho lý luận mà Mã Dần Sơ đưa ra. Trên thực tế, Mã Dần Sơ là một nhà kinh tế kế hoạch, lý luận sinh sản của ông có liên quan đến kinh tế học.”

Theo tư liệu công bố công khai, vào năm 1953 Trung Quốc Đại Lục tiến hành tổng điều tra nhân khẩu lần đầu tiên, kết quả cho thấy tổng nhân khẩu của Trung Quốc là 601.938.035 người (tính đến ngày 30/6/1953), dự tính mỗi năm sẽ tăng thêm từ 12 – 13 triệu người, tỷ lệ tăng là 20%. Tuy nhiên ông Mã Dần Sơ, khi đó là Hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, đã nghi ngờ đợt tổng điều tra nhân khẩu này, ông nhận thấy cách lấy mẫu lần này không thể phản ánh đúng tình hình gia tăng thực tế của nhân khẩu.

Sau đó ông Mã Dần Sơ đã bỏ ra 3 năm để điều tra và nhận thấy thực tế tỷ lệ tăng nhân khẩu ở Trung Quốc mỗi năm là 22%, có những nơi lên đến 33%. Ông cho rằng nếu tỷ lệ tăng cao như thế thì rất có thể 50 năm sau Trung Quốc sẽ không thể đủ lương thực cung cấp cho mọi người.

Tháng 2/1957, tại Hội nghị (mở rộng) lần thứ 11 của Hội đồng Quốc vụ Tối cao ĐCSTQ, ông Mã Dần Sơ đã lần đầu tiên đưa ra chủ trương “khống chế nhân khẩu” của mình, ông nói: “Chủ nghĩa xã hội thực hiện ‘kinh tế kế hoạch’, nếu như không xếp vấn đề nhân khẩu vào trong kế hoạch thì không thể kiểm soát được nhân khẩu, không thể thực hiện được ‘kế hoạch sinh sản’, như vậy sẽ không còn ‘kinh tế kế hoạch.’”

Vào tháng 6 năm đó, tại Hội nghị lần thứ tư Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa I, ông Mã Dần Sơ đã đưa ra “Lý luận mới về nhân khẩu.”

“Lý luận mới về nhân khẩu” của ông Mã Dần Sơ là tư duy theo kiểu “kế hoạch kinh tế”, nghĩa là nếu có ít người chi dùng thì việc tích lũy của cải vật chất tăng lên, những của cải vật chất này sẽ dùng trong “xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Nhà văn Quách Kiến Long đã phân tích: “Sau năm 1949, trong những năm áp dụng ‘kinh tế kế hoạch’, con người không được xem là người mà chỉ là một yếu tố trong ‘kế hoạch kinh tế’ của chủ nghĩa xã hội mà thôi, vì thế việc sinh sản đồng nghĩa với tiêu phí sản phẩm.”

Do thập niên 50 của thế kỷ trước Trung Quốc thực hiện “kinh tế kế hoạch” làm cho xã hội tiêu điều, sản phẩm không cách nào đủ cho chi dùng. Thế nhưng khi đó nhà kinh tế học lại bị khuôn trong phạm vi “kinh tế kế hoạch” nên không thể tìm ra được lời giải cho vấn đề.

“Khi suy ngẫm về vấn đề này, ông Mã Dần Sơ ban đầu nhận thấy, nếu trong một khoảng thời gian nhất định không thể sản xuất được nhiều hơn lượng sản phẩm, không thể tổ chức nhiều người hơn để có thể làm thêm nhiều sản phẩm hơn, vậy thì chỉ có cách giảm bớt nhân khẩu (để của cải tích lũy được nhiều hơn – ND). Đây chính là cơ sở lý luận của ‘sinh sản kế hoạch,’” ông Quách Kiến Long nói.

sach
Cuốn sách «Lý luận mới về nhân khẩu» trở thành cơ sở lý luận cho chính sách sinh sản theo kế hoạch tàn ác của chế độ ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)

3. Đứng sau chính sách “sinh sản theo kế hoạch”

Một trong những đặc điểm của ĐCSTQ là thủ đoạn và lộng quyền. Năm 1957 sau khi “vệ tinh lương thực” của kế hoạch Đại nhảy vọt bay lên trời, bộ máy lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đã thay đổi suy nghĩ, và tư tưởng “người đông là tốt” chiếm ưu thế. “Người đông tạo sức mạnh”, “con người không chỉ có cái miệng mà còn có đôi tay, có thể tạo nên thế giới”. Khi đó ĐCSTQ bắt đầu khuyến khích sinh sản thật nhiều, và những phụ nữ có mười người con trở lên được phong “người mẹ vẻ vang.” Vậy là sau khi ông Mã Dần Sơ xuất bản «Lý luận mới về nhân khẩu» không được bao lâu đã bị hàng loạt phê phán, bị xem là “luận điệu hoang đường của giai cấp tư sản” và “cuộc tấn công ngông cuồng của phái hữu.”

Chính sách nhân khẩu của ĐCSTQ khiến vào thập niên 60, 70 tình hình nhân khẩu Trung Quốc tăng tốc. Vì sự thất bại của chính sách kinh tế trước và trong Cách mạng Văn hóa khiến tình hình thất nghiệp tràn lan, ĐCSTQ một mặt tổ chức cho thanh niên “lên núi xuống làng”, mặt khác bắt đầu đề ra chính sách kiểm soát nhân khẩu.

Năm 1968, ĐCSTQ tiếp tục đưa ra kế hoạch về nhân khẩu và thành lập “Tổ chỉ đạo Sinh sản có kế hoạch”, bắt đầu tuyên truyền sinh ít, sinh thưa, sinh muộn, và phát thuốc tránh thai miễn phí cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên do thiếu tư liệu cụ thể, “kế hoạch sinh sản” chỉ có thể dừng lại ở việc cổ vũ tuyên truyền, không có mục tiêu thực thi.

Năm 1980, ông Điền Tuyết Nguyên (Tian Xueyuan), người sau này được xem là “cha đẻ của sinh sản kế hoạch” đã đưa ra mô hình cẩu thả trong tính toán số nhân khẩu tương lai của Trung Quốc. Nhà văn Quách Kiến Long nhận xét, theo tính toán của ông Điền Tuyết Nguyên, để đến năm 2000 số nhân khẩu Trung Quốc là 1,2 tỷ người, vậy thì mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1,7 người con. Vậy là điều này biến thành mục tiêu của kẻ hoạch định chính sách. Con số 1,7 này có nghĩa là, có người có thể sinh hai con, có người phải sinh một con, vậy cuối cùng ai được sinh hai, ai phải sinh một?

Nhà văn Quách Kiến Long nói, dưới tư tưởng cực đoan “thà tả chứ đừng hữu” (ninh tả vật hữu) [**], vào tháng 3/1979, tại huyện Vinh Thành, khu Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, 136 cặp vợ chồng đã phát sách tuyên truyền «Chỉ sinh một con vì Cách mạng văn hóa» cho những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản trong toàn huyện. Dưới ảnh hưởng của phong trào điển hình này, các tỉnh khác đều ngầm ý thức được vấn đề chính trị bao hàm trong đó, họ lần lượt đưa ra chính sách “thà tả chứ đừng hữu.” Tại các tỉnh như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Giang Tô, Cát Lâm, Sơn Tây… đều lần lượt yêu cầu chỉ sinh một con.

Bị ảnh hưởng tuyên truyền quá mạnh mẽ, năm 1981, chính sách cưỡng chế “mang thai một lần” của ĐCSTQ ra đời cùng việc áp dụng hình thức cưỡng chế bằng bạo lực trên toàn quốc.

chnh-sach-1-con
ĐCSTQ cưỡng chế “mang thai một lần” và đưa vào Hiến pháp, xem như quốc sách cơ bản, trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm mà mỗi công dân đều phải tuân thủ. (Ảnh: Internet)

4. Quyết sách của ĐCSTQ là sản phẩm của Văn hóa Đảng

Chính sách gọi là “sinh sản kế hoạch” của ĐCSTQ hoàn toàn khác với chính sách mang tính tự nguyện của người dân ở nhiều nước khác, nó tanh mùi máu và bạo lực.

Cũng như giới tự nhiên có quy luật vận hành, tự thân số lượng nhân khẩu cũng có cơ chế tự điều chỉnh, với một chính sách bình thường, có rất nhiều cách để điều tiết nhân khẩu. Ngành nhân khẩu học và tài liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc đều đã có chế độ bảo hộ xã hội hoàn thiện, ở những khu vực mà người dân có trình độ giáo dục cao thì tỷ lệ sinh tự nhiên sẽ hạ xuống.

Theo tài liệu thống kê của Trung Quốc Đại Lục năm 1986, chỉ cần một phụ nữ có qua giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ sinh cũng giảm xuống đến 2,13 (chỉ số con mà một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sinh được ở trạng thái lý tưởng), từ đó sẽ đạt được sự thăng bằng về nhân khẩu. Còn phụ nữ chịu qua giáo dục trung học phổ thông và đại học thì tỷ lệ sinh giảm xuống đến 1,82 và 1,11; số liệu này sẽ tiếp tục giảm nữa cùng với sự phát triển của thời đại.

Luật sư nhân quyền Đằng Bưu (Teng Biao) nổi tiếng người Trung Quốc, hiện công tác tại Viện Luật học Đại học Harvard (trong năm nay) khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Tung Lãm Trung Quốc (China In Perspective) đã cho biết: “Bất kể từ góc độ nhân quyền, góc độ quyền sinh sản, chính sách sinh sản kế hoạch mắc nhiều sai lầm từ nhiều phương diện, sai lầm từ căn bản.”

Hoặc giả có người đưa ra nghi vấn, nếu không cưỡng chế để khống chế, vậy nhân khẩu cứ thế tăng lên thì sao? Sách «Giải thể Văn hóa Đảng» đã bàn về vấn đề này: “Đây chỉ là hiện tượng của vấn đề, còn yếu tố Văn hóa Đảng mới là bản chất của vấn đề. Tư duy của ĐCSTQ luôn nôn nóng, muốn người nhiều thì liền cổ vũ sinh nhiều; khi người quá nhiều nuôi không được thì bắt đầu không từ thủ đoạn để giết người ngay trên mảnh đất của họ. Sinh nhiều và sinh ít đều là hai hướng cực đoan, nhưng ĐCSTQ đều áp dụng thực thi hết, đây là biểu hiện của thói lưu manh bá đạo muốn làm gì thì làm. Hiện nay nhân khẩu Trung Quốc so với 30 năm trước nhiều hơn vài trăm triệu, thế nhưng trong thời gian qua khi ĐCSTQ buông lỏng quản lý kinh tế thì chẳng phải mọi người được ăn no hơn, ở rộng hơn sao? Có thể thấy, mấu chốt của vấn đề không phải là ở nhân khẩu mà là ở bản thân tập tính của ĐCSTQ”.

Sự thực đã chứng minh, chính sách “kinh tế kế hoạch” của ĐCSTQ trước đây đề ra là sai lầm, vì thế đã phải hủy bỏ vào cuối thập niên 70. Sau khi “kinh tế theo kế hoạch” sụp đổ thì ĐCSTQ lại giương cao “cải cách khai phóng.” Từ lý luận mà nói, sự tệ hại do “sinh sản theo kế hoạch” mang đến vượt xa so với việc giảm số lượng nhân khẩu, nhưng chính sách này vẫn được duy trì cùng với thể chế cực đoan của ĐCSTQ.

sinh-san
Những biểu ngữ của chính sách khủng bố “sinh sản theo kế hoạch” tràn ngập ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

***

Theo “Báo cáo thống kê Tổ chức Y tế Trung Quốc 2010”, từ 1980 – 2009, tổng cộng số phụ nữ đặt vòng là 286 triệu lượt, số phụ nữ phẫu thuật thắt ống dẫn trứng gần 99 triệu lượt, bị bắt dùng Artificial phá thai là 275 triệu trường hợp, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 13 triệu trường hợp dùng Artificial phá thai. Tuy nhiên đây chỉ là số liệu thống kê của chính quyền Trung Quốc, con số thực tế rất khó biết đầy đủ được.

chinh-sach-1-con-4
ĐCSTQ dùng thủ đoạn bạo lực ép mang thai một lần là vì xuất phát từ mưu cầu lợi ích (Ảnh: Internet)

5. Nguyên nhân sự điên cuồng của Cơ quan Sinh sản theo kế hoạch

Có hai nguyên nhân khiến Cơ quan Sinh sản theo kế hoạch có những hành động bệnh hoạn như thế: một là vì thành tích, hai là vì lợi ích.

Gần đây, một người tự xưng là cán bộ của một cơ sở đã chia sẻ trên mạng về tình hình xử phạt của cơ quan sinh sản theo kế hoạch của Trung Quốc và được dư luận chú ý. Ban Sinh sản theo kế hoạch tại hương trấn nơi người đó ở áp dụng xử phạt với nữ giới kết hôn sớm và sinh sớm với mức thấp nhất là 6500 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu VND), sinh quá một con mức phạt thấp nhất là 10 ngàn nhân dân tệ. Về chi phần trăm cho cỗ máy này được tính như sau: người bí mật tố cao là 15%, tổ sinh sản theo kế hoạch của thôn là 20%, Trưởng thôn và Bí thư là 35%, Ủy ban Sinh sản theo kế hoạch của Huyện là 30%.

Người tiết lộ thông tin cho biết: mọi người tưởng rằng “phí xã hội chăm sóc” (tức tiền phạt khi sinh quá quy định) đều đưa vào ngân khố quốc gia, thực tế tất cả đều vào túi một nhóm người nhỏ. Đây chính là nguyên nhân vì sao nhiều quan chức ủng hộ chính sách sinh sản theo kế hoạch này, tất cả đều xuất phát từ lòng tham lam và mưu cầu lợi ích kinh tế.

Đến thập niên 1990, chính sách này lại biến thành một tiêu chí đánh giá quan chức, những khu vực nào mà tình hình sinh quá quy định ở mức nghiêm trọng thì quan chức phụ trách khu vực sẽ bị ảnh hưởng về con đường thăng tiến. Người dân đã phải gọi cái đội làm công tác sinh sản kế hoạch là bọn ma quỷ hóa thân trong cơ thể con người, chúng không bằng loài cầm thú, chỉ cần chúng tình nghi có thai phụ sinh quá mức quy định là lập tức cưỡng bức đi phá thai, cho dù thai được 7 hay 8 tháng cũng phải đánh cho ra, đây được xem là trẻ bị phá khi đã đủ tháng, cho dù còn sống cũng phải làm cho chết, không những thế người nhà còn bị phạt tiền.

Chính sự chuyên chế của Cộng sản Trung Quốc đã gây ra những tội ác rùng rợn trong chính sách nhân khẩu, gây hệ quả xấu cho xã hội Trung Quốc mà sự ảnh hưởng của nó kéo dài không biết khi nào mới cứu vãn được.

Giáo sư Đằng Bưu từng nói, lịch sử nhân loại chưa bao giờ cho một chính sách man rợ như thế. Những chuyện như thế này chỉ có thể xảy ra ở trong chế độ độc tài, nó đã tận dụng toàn bộ cỗ máy bạo lực để thực hiện chính sách sinh sản theo kế hoạch, một chính sách vô cùng hoang đường. Chính sách này đã nền kinh tế, nền tảng văn hóa – xã hội, kết cấu nhân khẩu của Trung Quốc, hệ quả vô cùng đáng sợ.

—–

Chú thích:

[*] Chỉ gia đình có 4 người gồm: một người già, hai vợ chồng, một người con. Do con một thường được nâng niu, cưng chiều quá mức, dẫn đến trong quá trình trưởng thảnh trẻ hình thành nhiều vấn đề không bình thường về phẩm hạnh và lối sống.

[**] Ý nói sự độc tài của CSTQ, những ai có tư tưởng khác biệt, chống đối sẽ bị trừng trị.

Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com

Bài liên quan:

>> Vì sao Trung Quốc từ bỏ chính sách một con?

>> Bi kịch khủng khiếp từ chính sách 1 con ở Trung Quốc

>> Hậu quả tai hại của chính sách một con ở Trung Quốc (video)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc