Home » Xã hội » Khu rừng bán đảo Sơn Trà bị tàn phá tan hoang
Chỉ trong một thời gian ngắn khu rừng trên bán đảo Sơn Trà đã bị tàn phá tan hoang.

Hôm nay (26/2), lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng trên bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Điều khiến dư luận bức xúc là vì sao sự việc diễn ra cả tháng trời mà lực lượng kiểm lâm không hề hay biết? Việc phát hiện, cung cấp thông tin cũng do người dân chứ không phải lực lượng chức năng.

Sau khi kiểm tra tại hiện trường, cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng phát hiện cả một khu rừng bị chặt phá nham nhở. Nhiều cây cối bị triệt hạ đã khô khốc, lán trại được dựng lên với nhiều vật dụng đồ dùng nấu ăn, phương tiện làm rừng, cho thấy dấu hiệu rừng bị xâm hại một thời gian khá dài.

rung son tra bi pha tan hoang: ai chiu trach nhiem? hinh 0
Dù chưa được cấp phép nhưng chủ rừng đã mở đường vào sâu trong rừng. Ảnh VOV

Nhiều người ngang nhiên phát, đốt cây rừng trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) khiến ai chứng kiến cũng phải đau lòng.

Theo quan sát, có nhiều diện tích rừng đã bị nhóm công nhân tàn phá mà không gặp sự cản trở nào của các lực lượng chức năng.

Sau khi biết thông tin lan truyền trên Facebook về việc tàn phá rừng Sơn Trà, sáng 25/2, các lực lượng gồm: UBND phường Thọ Quang, lực lượng Công an phường, Biên phòng, Kiểm lâm đã đi kiểm tra việc tàn phá rừng trên bán đảo Sơn Trà.

Thấy có lực lượng chức năng, nhóm công nhân được thuê phá rừng đã gói ghém đồ đoàn bỏ đi và được một xe ô tô 4 chỗ mang biển Sài Gòn chở đi.

Tiếp tục kiểm tra, lực lượng công an phát hiện có 5 người đang chặt phá rừng. 5 người này cho biết được chủ là một người tên Hồng thuê phát rừng, trả công mỗi ngày 180.000 đồng (bao ăn uống).

Lực lượng công an đã tạm giữ 5 người này để xác minh thông tin, lý lịch.

Đi sâu vào rừng kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một lán trại lớn được làm bằng tôn giữa rừng để các công nhân được thuê ở. Lực lượng chức năng đã phá lán trại này và tiếp tục điều tra vụ việc.

Được biết, bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.439 hecta đất liền, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông. Đây là bán đảo được xem là “viên ngọc quý” với bờ biển dài, uốn lượn cùng hệ động thực vật đa dạng.

Trước đó, Báo Đại Đoàn Kết ngày 18/11/2015 có bài “Mở đường trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”, đề cập đến việc một con đường dài gần 1 km, bề ngang nơi rộng nhất lên đến gần 4 m, đủ để một chiếc xe Jeep lưu thông, được mở ngay KBTTN Sơn Trà. Con đường này được nhóm người lạ mặt mang dụng cụ đến mở từ những ngày đầu tháng 11-2015 nối từ đường bê tông trên triền núi (tại vị trí cách cảng Tiên Sa khoảng 1,5 km) xuống sát mép biển, có độ dài gần 1 km. Do KBTTN Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia nên sự xuất hiện công khai của nhóm người lạ cùng với lương thực, phương tiện chặt cây, mở đường tại vị trí này khiến nhiều khách du lịch nhầm tưởng nhóm người lạ nói trên được cơ quan có trách nhiệm cho phép. Hạt Kiểm lâm liên quận (KLLQ) Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn có trụ sở đóng gần nơi con đường được mở, chỉ phát hiện, lập biên bản khi con đường được mở xong.

Sau khi báo phản ánh, ông Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng đã chỉ đạo kiểm tra với cam kết sẽ thông báo công khai kết quả xử lý vụ việc. Ông Trần Văn Thanh, Hạt trưởng KLLQ Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn sau đó cũng đã cung cấp cho chúng tôi biên bản đình chỉ việc mở đường trái phép nói trên của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tâm (trú tại tổ 23D, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Tuy nhiên, từ đó đến nay, khu vực rừng này vẫn tiếp tục bị chặt phá với mức độ mạnh hơn trong sự thờ ơ đến khó hiểu của lực lượng kiểm lâm được giao nhiệm vụ giữ rừng.

Ông Nguyễn Phú Ban cho biết: “Trước mắt sở đã chỉ đạo đình chỉ mọi hoạt động xâm hại rừng, cho tháo dỡ toàn bộ lán trại; đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân và tập thể đã buông lỏng quản lý để xảy ra vụ việc. Rừng đã cho phép thì anh phải có phương án khi tác động vào rừng. Phương án do cơ quan chức năng xử lý, anh mới được làm mà chủ nhà chưa cho phép làm anh sai. Bởi vì rừng đây đã giao cho địa phương quản lý, đáng lẽ trách nhiệm kiểm lâm phát hiện sớm, ngăn chặn lại. Bây giờ đang tập trung xử lý, quy trách nhiệm  kiểm điểm”.

rung son tra bi pha tan hoang: ai chiu trach nhiem? hinh 4
Nhiều thảm thực vật bị phát trụi để mở đường vào rừng. Ảnh vov

Theo ông Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet), diện tích rừng ở hai khu vực này là nơi sinh sống của 7 gia đình Voọc chà vá chân nâu với khoảng 75 cá thể.

Với đặc điểm địa hình và địa chất của bán đảo Sơn Trà, hệ thực vật có chiều cao trung bình thấp, nhiều loài cây bụi. Vì vậy, nếu việc chặt phá rừng này vẫn tiếp diễn thì sẽ gây ra hậu quả mất đi tầng này, phá vỡ cấu trúc tự nhiên của các tầng tán, thay đổi độ ẩm bề mặt đất dẫn đến mất môi trường sinh sống của một số loài động vật sống và kiếm ăn trên mặt đất như gà rừng, lợn rừng, mang, rùa, rắn…

Ông Vỹ cho biết, tại Sơn Trà có khoảng 143 loài thực vật có tiềm năng như Bách bộ, Thiên môn, Cà dây leo, Mãn kinh tử…Nếu việc phá rừng không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ phá vỡ hệ thực vật tự nhiên, về lâu dài là nguy cơ mất đi một khu rừng già nguyên sinh với hệ động vật thực vật tự nhiên trong lòng thành phố Đà Nẵng.

“Diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của UBND phường Thọ Quang là vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – nơi hiện nay có khoảng 300 cá thể chà vá chân nâu, hơn 985 loài thực vật và gần 378 loài động vật sinh sống.

Đó là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá của thành phố Đà Nẵng. Một khi nguồn tài nguyên mất đi thì không bao giờ lấy lại được. Vì vậy, cần bảo tồn nhằm mang lại những giá trị lợi ích to lớn sau này cho sự phát triển của thành phố, đặc biệt các giá trị khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật, nhân văn và kinh tế”, ông Vỹ cho biết.

Một số hình ảnh rừng Sơn Trà bị phá trước đó và lực lượng chức năng kiểm tra vào sáng 25/2 (ảnh báo Gia Đình):

Các công nhân được thuê 1 ngày 180.000 đồng để phát rừng
Các công nhân được thuê 1 ngày 180.000 đồng để phát rừng
Nhiều diện tích rừng bị chặt phá, khiến ai xem cũng đau lòng...
Nhiều diện tích rừng bị chặt phá, khiến ai xem cũng đau lòng…
...rừng không còn màu xanh!
…rừng không còn màu xanh!
Tổng hợp từ VOV, giadinh, daidoanket
Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc