Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Giết người hàng loạt bằng cách tiêm thuốc độc
Thời Thế chiến thứ Hai, Đức Quốc Xã đã từng dùng cách tiêm thuốc độc để giết chết người Do Thái. Trong kỷ nguyên của nền văn minh hiện đại ngày nay, chính quyền Trung Quốc dưới thời kỳ Giang Trạch Dân lãnh đạo và “buông rèm nhiếp chính”, lại áp dụng cách tàn độc này để giết hại chính nhân dân của mình, hiện Giang đang bị “giam lỏng” .

Ngày 26/5/2016, tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nữ học viên Pháp Luân Công Vu Trinh Khiết từng làm kế toán ở Hắc Long Giang đã kể lại quá trình chị bị nhà tù Trung Quốc bức hại.

Chị Vu Trinh Khiết bị bắt vào tháng 12/2006; sau đó bị chuyển đến Bệnh viện Công an Mẫu Đơn Giang. Tại bệnh viện, chị bị cùm bằng cái cùm vừa to vừa nặng, đi lại vô cùng khó khăn.

Họ tiêm cho tôi một loại thuốc gì đó không rõ. Sau khi tiêm xong, tôi vô cùng đau đớn, cảm thấy còn đau hơn cả sinh em bé. Tôi đau đến nỗi hôn mê bất tỉnh”.

Sau thời gian rất lâu chị mới tỉnh lại. Khi tỉnh lại thấy toàn thân sưng phù, da biến thành màu đen, nước miếng chảy ra, không thể làm chủ được đại tiểu tiện. Sau đó chị được gia đình đến đón về. “Hiện nay nhiều khi tôi thấy đầu óc mình như trống rỗng, khả năng ngôn ngữ bị mất nên nói chuyện khó khăn…”, chị Vu Trinh Khiết nói.

Có ít nhất 234 học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng tiêm thuốc độc

Chị Vu Trinh Khiết là người may mắn sống sót sau khi bị bức hại bằng tiêm thuốc độc, nhưng rất nhiều người không thể thoát được kiếp nạn.

Theo trang Minh Huệ đưa tin, trong số hơn 3.000 học viên Pháp Luân Công bị bức hại chết có ít nhất 234 người bị tiêm thuốc tâm thần hoặc thuốc độc.

Đó chỉ là những con số thống kê chính xác danh tính nạn nhân, một con số rất nhỏ, đa phần còn lại chưa xác minh được rõ ràng.

Năm ngoái tổ chức điều tra bức hại Pháp Luân Công đã cố gắng điều tra được hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp nội tạng.

Quan chức Phòng 610 chứng kiến học viên Pháp Luân Công giãy chết vì thuốc độc

Nữ học viên Pháp Luân Công Trương Phó Trân là nhân viên của công viên Hiện Hà thuộc thành phố Bình Độ tỉnh Sơn Đông. Tháng 11/2000, chị tới Bắc Kinh thỉnh nguyện vì Pháp Luân Công, sau đó đã bị cảnh sát Phòng 610 (Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) của thành phố Bình Độ cởi hết quần áo, cạo đầu và trói lên giường.

Sau khi bị cảnh sát tiêm cho mũi thuốc độc, chị Trương Phó Trân nằm vật vã một lúc và qua đời. Quá trình chị bị bức hại chết được thực hiện dưới sự chứng kiến của các quan chức Phòng 610.

Học viên Trương Phó Trân (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Chị Trương Phó Trân. (Ảnh: Minh Huệ)

Kỹ sư tin học chết sau 10 ngày bị tiêm thuốc độc

Anh Tô Cương, một kỹ sư tin học ở thị trấn Truy Bác tỉnh Sơn Đông bị bắt vào bệnh viện tâm thần Trường Lạc ở Trường Đông – Sơn Đông vào tháng 5/2000 vì tu luyện Pháp Luân Công, bị bắt tiêm thuốc liên tục 7 ngày, mỗi ngày 2 lần, sau 10 ngày chịu đựng thì anh qua đời.

Trường hợp này được ghi trong hồ sơ của Hiệp hội Tâm thần quốc tế và của Liên Hiệp Quốc.

Cơ thể học viên Thường Vĩnh Phúc ở Hắc Long Giang bị biến dạng

Ngày 18/1/2007, học viên Pháp Luân Công Thường Vĩnh Phúc ở Mộc Lan – Hắc Long Giang bị bức hại chết. Anh này qua đời trong tình trạng máu ở tai, mắt, mũi, miệng đều chảy ra.

Thi thể học viên Pháp Luân Công Thường Vĩnh Phúc bị biến dạng (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Thi thể học viên Pháp Luân Công Thường Vĩnh Phúc bị biến dạng. (Ảnh: Minh Huệ)

Trước đó anh Thường Vĩnh Phúc bị nhốt vào trại cưỡng bức lao động Trưởng Lâm Tử tại Cáp Nhĩ Tân. Sau khi bức hại anh, trại này đã chối bỏ trách nhiệm bằng cách chuyển anh đến Phòng 610 huyện Mộc Lan. Phòng 610 này lại chuyển anh đến bệnh viện tâm thần. Sau khi bệnh viện tâm thần tiêm cho anh một liều thuốc và chờ thuốc phát huy tác dụng mới gọi cho người nhà đến đón. Anh Thường Vĩnh Phúc ngậm oan mà chết.

Học viên Lưu Hiểu Liên bị tiêm thuốc độc thành người câm và bụng to như người mang thai

Học viên Lưu Hiểu Liên (Ảnh: mạng Minh Huệ)

Bà Lưu Hiểu Liên (Ảnh: Minh Huệ)
Bụng học viên Lưu Hiểu Liên to như người mang thai (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Bụng bà Lưu Hiểu Liên to như người mang thai. (Ảnh: Minh Huệ)

Học viên Pháp Luân Công Lưu Hiểu Liên bị bắt ngày 26/4/2006, bị nhốt vào bệnh viện tâm thần Bồ Phường thành phố Xích Bích, sau đó bị tiêm thuốc gì đó không rõ.

Bà Lưu viết lại: “Họ ép tôi uống thuốc độc và tiêm thuốc gì đó cho tôi, sau khi tiêm thì người tôi biến thành màu đen, trông không khác gì người da đen. Sau khi hôn mê hai ngày, khi tỉnh lại tôi không còn nói được nữa.”

Sau đó bà bị đày đọa trong bệnh viện tâm thần Bồ Nghi kéo dài hai năm. Tháng 9/2008, bà được thả về sau khi bác sĩ xác nhận chỉ còn duy trì sự sống được khoảng 20 ngày.

Về nhà, bà Lưu không tiểu tiện được, thân thể bị phù thũng. Khi gia đình đưa đến bệnh viện khám, vị bác sĩ khám bệnh đã đau lòng không kìm được phải thốt lên, “tàn nhẫn không thể chấp nhận được”.

Ngày 26/10/2008, bà Lưu từ giã cõi đời.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại bằng thuốc độc

Tính cho đến ngày 8/6/2016, khi tra từ khóa “bất minh dược vật” (thuốc không rõ ràng) trên trang Minh Huệ đã thu được kết quả 3.481 thông tin liên quan; tra từ khóa “bệnh viện tâm thần” thu được kết quả 8.275 thông tin liên quan. Dĩ nhiên, do chính quyền Trung Quốc phong tỏa thông tin nên đây chỉ là một góc của núi băng.

Vào năm 2004, Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công đã thực hiện điều tra độc lập đối với hệ thống bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc, kết quả phát hiện, trong 42 bệnh viện tâm thần ở 4 tỉnh (Sơn Đông, Bắc Kinh, Hà Nam, Hà Bắc) có 90% số bệnh viện từng giam giữ học viên Pháp Luân Công. Trong đó có 25 bệnh viện đã thừa nhận những học viên bị đưa đến không có bệnh tâm thần, nguyên nhân họ bị nhốt là để chịu sự chuyển hóa, trong đó có áp dụng biện pháp tiêm thuốc.

Sau ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân thực hiện chính sách tàn độc đối với Pháp Luân Công “đánh chết xem như tự sát, bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”, vô số bi kịch đã ập vào gia đình nhiều người dân lương thiện…

Chị Tề Bỉnh Thục, một họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã nhiều lần bị bắt vào bệnh viện tâm thần vì quyết không từ bỏ Pháp Luân Công. Một bác sĩ bệnh viện tâm thần từng chuẩn đoán chị bị “khí công phân liệt” và ép tiêm thuốc, uống thuốc, tuyên bố “khi nào bỏ Pháp Luân Công mới thả ra”.

Dùng lý do bị bệnh tâm thần để bức hại Pháp Luân Công

Lấy cớ bị bệnh tâm thần để bức hại Pháp Luân Công là thủ đoạn tàn độc của công an Trung Quốc. Những bệnh viện tâm thần này của họ được gọi là Bệnh viện An Khang.

Năm 2010, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức “Hội nghị công tác Bệnh viện An Khang toàn quốc” tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, hội nghị đã đưa ra số liệu từ 1998 – 2010, số ca bệnh tâm thần mà bệnh viện An Khang nhận trị liệu là hơn 40.000 lượt người. Số người bị đưa vào tăng cao kể từ năm 1999 khi Trung Quốc có chính sách bức hại Pháp Luân Công.

Trong Báo cáo Nhân quyền thường niên, Chính phủ Mỹ đã chỉ ra, Bộ Công an Trung Quốc quản lý 24 bệnh viện tâm thần An Khang, nhiều nhà đấu tranh nhân quyền và học viên Pháp Luân Công bị ép vào hệ thống bệnh viện này.

Trong Báo cáo Nhân quyền 2013 được Chính phủ Mỹ đưa ra ngày 27/2/2014 cho biết, “thông tin phổ biến cho rằng, nhiều nhà hoạt động nhân quyền và nhân sĩ khiếu kiện đã bị bắt nhốt vào bệnh viện tâm thần vì nguyên nhân chính trị”.

Theo Nhật báo Pháp chế, “từ 1999 – 5/2010, có hơn 40.000 người bị đưa vào hệ thống bệnh viện tâm thần An Khang” và “những nhà đấu tranh chính trị, tín đồ tôn giáo ngầm, học viên Pháp Luân Công bị bắt đều đưa vào đây.” 

Tiếng nói chỉ trích của cộng đồng quốc tế

Nhiều năm qua, hành động bức hại Pháp Luân Công bằng cách đưa vào bệnh viện tâm thần đều được đưa vào Báo cáo thường niên của Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ. Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế như New York Times, Washington Post… cũng từng đưa tin về tội ác bức hại học viên Pháp Luân Công bằng tiêm thuốc độc.

Ngày 10/10/2012, Báo cáo Nhân quyền của Ủy ban về vấn đề Trung Quốc (CECC) của Quốc hội Mỹ chỉ ra, nhiều học viên Pháp Luân Công bị nhốt vào bệnh viện tâm thần đã bị ép tiêm thuốc độc, tra tấn điện cùng nhiều hình thức bức hại khác.

Ngày 21/7/2014, Chủ tịch CECC là Sherrod Brown và Nghị sĩ đảng Cộng hòa Chris Smith đã cùng lên tiếng hối thúc Trung Quốc phải chấm dứt bức hại nhân quyền đối với Pháp Luân Công:

“Bức hại tàn độc đối với Pháp Luân Công là nỗi sỉ nhục khủng khiếp nhất trong lịch sử xây dựng chính quyền của ĐCS Trung Quốc. Quan chức Trung Quốc phải hiểu việc tùy tiện giam giữ, dùng cực hình tàn độc, tiêm thuốc độc tâm thần để hủy hoại thể xác và tinh thần, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công sẽ phải đền tội”.

Liên Hiệp Quốc điều tra

Năm 2005, chuyên viên Manfred Nowak về vấn đề cực hình của Liên Hiệp Quốc khi thực hiện báo cáo về Cực hình tại Trung Quốc đã chỉ ra, trong toàn bộ các tố cáo khiếu nại ở Trung Quốc mà Liên Hiệp Quốc thu thập được có 66% trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công, trong đó có 8% bị dùng cực hình trong bệnh viện tâm thần.

Tháng 11/2008, tại Hội nghị Thường niên của Ủy ban về Chống tra tấn Liên Hiệp Quốc lần thứ 41 tổ chức tại Geneva, Ủy ban đã đề nghị thực hiện điều tra về vấn đề bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng cách nhốt trong các bệnh viện tâm thần.

Phong trào kiện Giang đưa ra ánh sáng nhiều trường hợp bị bức hại bằng thuốc độc

Từ tháng 5/2015 đến nay đã bùng nổ phong trào kiện Giang Trạch Dân ở Trung Quốc Đại Lục, theo đó vô số học viên Pháp Luân Công đã tố cáo họ bị bức hại trong bệnh viện tâm thần bằng thuốc độc.

Ngày 7/10/2015, Minh Huệ đưa tin, vợ của học viên La Giang Bình ở trấn Tát Liên, huyện Mễ Dị, đô thị Phàn Chi Hoa tỉnh Tứ Xuyên đã kiện ông Giang Trạch Dân vì chồng của cô chết do bị tiêm thuốc độc.

La Giang Bình (phải) bị nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam tiêm thuốc độc chết (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Anh La Giang Bình (phải) bị nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam tiêm thuốc độc chết. (Ảnh: Minh Huệ)

Học viên La Giang Bình từng nhiều lần bị bắt giam, hai lần bị tòa xử oan, bị ép vào nhà tù và chịu hành hạ.

Sau khi bị nhốt vào nhà tù ở Vân Nam, anh này bị bức hại đến nỗi tính mạng nguy kịch, người nhà đã yêu cầu nhà tù cho phép anh được tại ngoại chữa trị.

Khi ra ngoài, anh Giang Bình đã kể lại cho bạn bè và người thân tình trạng bị tiêm thuốc trong nhà tù, đồng thời còn vạch áo lên cho mọi người chứng kiến. Theo đó, cánh tay của anh có nhiều vết kim tiêm và da trong phạm vi 2 cm xung quanh vết kim đều biến thành màu đen.

Anh kể lại, sau khi bị tiêm kim độc thì bụng trương lên, lục phủ ngũ tạng đau đớn khó chịu, không đại tiểu tiện được, ngồi dậy khó khăn và không thể đứng lên được, người như không còn sức lực gì, nói chuyện rất khó khăn.

Chỉ 5 ngày sau khi được tại ngoại, anh La Giang Bình đã qua đời vào ngày 28/12/2013 khi mới 51 tuổi.

MQ biên dịch từ Epochtimes.com

Theo daikynguyenvn.com

Bài liên quan:

>> Địa ngục trần gian ở đâu?


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc