Home » Xã hội » Thêm một dự án Thép bên bờ biển Ninh Thuận

Thêm một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm được dự tính tính xây tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).

Ngư dân

Ngư dân xã Phước Diêm, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh báo Ninh Thuận

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận sáng ngày 27/8.

Dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận có vốn đầu tư lên tới 10,6 tỉ USD, công suất 16 triệu tấn/năm, Chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen.

Ngoài dự án thép, Tập đoàn Hoa Sen đang có có hoạch đầu tư thêm 4 dự án nơi đây gồm: Dự án hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận; nhà máy sản xuất xi măng; nhà máy nhiệt điện – năng lượng tái tạo; cùng một nhóm dự án khai thác khoáng sản, vận chuyển, kho bãi, khách sạn du lịch…

Đồng thời Tập đoàn Hoa Sen cũng dự tính xây cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận dùng để nhập than và xuất thép. Dự tính quy mô cảng này có 25 bến tàu, lưu lượng vận tải hàng hóa 53 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 300.000 DWT trên tổng diện tích hơn 100ha. Để đầu tư cho dự án này cần 804 triệu USD nữa

Dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận được dự tính triển khai theo 5 giai đoạn, từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ. Trong đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn I của dự án được thực hiện trong năm 2017-2018, dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019.

Chủ đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen khẳng định: đảm bảo về môi trường

Trước ý kiến lo lắng về việc thêm một dự án thép nằm gần biển sẽ tái diễn một kịch bản giống như Formosa, Tập đoàn Hoa Sen đã nhấn mạnh rằng “không để một giọt nước thải từ dự án chảy ra biển”.

Thậm chí khi trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoa Sen là ông Lê Phước Vũ khẳng định “Nếu xảy ra sự cố môi trường, tôi giao hết tài sản cho Nhà nước”.

Ông Vũ nói rõ thêm rằng: “Tập đoàn Hoa Sen cũng không sử dụng công nghệ dập cốc ướt, mà sử dụng công nghệ cốc khô để thu hồi toàn bộ chất thải và khí thải. Cái này khác hoàn toàn Formosa. 

Để làm được điều này, Tập đoàn Hoa Sen cho biết hệ sẽ xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải đồng bộ, hiện đại; ứng dụng công nghệ tái sử dụng các chất thải để phục vụ các hoạt động của dự án và cộng đồng; xây dựng hệ thống hồ điều hòa chứa nước mưa và nước thải sau xử lý để tái sử dụng và tạo cảnh quan sinh học cho khuôn viên dự án; thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các đơn vị được ủy thác xử lý chất thải.

Đánh giá của các ban ngành

Đánh giá về ảnh hưởng đến môi trường của dự án này, lãnh đạo các bộ đều phát biểu dè dặt, báo Tuổi Trẻ dẫn ý của một vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công thương (dấu tên) cho rằng “đây là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – môi trường”. Về công nghệ, vị lãnh đạo Bộ Công thương công nhận “công nghệ lò cao không có gì mới”, có tới 71% nhà sản xuất thép đang sử dụng công nghệ này.

Phát biểu trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc – luyện kim VN cho rằng: khi sử dụng công nghệ lò cao sẽ không chỉ phải kiểm soát xả thải môi trường giống như câu chuyện Formosa mà còn liên quan đến khí thải, hiệu ứng nhà kính và nhiều vấn đề khác…

“Tuy nhiên, cần xem xét và rút kinh nghiệm bài học Formosa. Cần phải có hẳn hội đồng kỹ thuật, phải xem xét tất cả các mặt, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các nguy cơ về môi trường” – ông Cường nói.

Ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN lại không lạc quan lắm về khả năng tiêu thụ thép bởi thị trường thế giới đang dư thừa thép

Phía tỉnh Ninh Thuận hy vọng các dự án của Tập đoàn Hoa Sen tại địa phương sẽ mang lại công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, phát triển thêm được các dịch vụ phụ trợ như ăn uống, vận tải, lưu trú, v.v…

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc