Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Cuộc vận động chính trị của ĐCS Trung Quốc đã không còn hiệu nghiệm

Trong lịch sử ĐCS Trung Quốc, để đạt được mục đích Đảng và bỏ đi những kẻ chống đối, đều có những cuộc vận động chính trị. Đầu tiên là truyền thông báo chí gán ghép tội trạng, sau đó là kích động quần chúng tham gia.

Ảnh: “Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn

Ảnh: “Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn. Ảnh chanhkien.org

Điển hình là cuộc vận động cánh hữu năm 1957 tiêu diệt tiếng nói tầng lớp  trí thức, vì tầng lớp này có những tư tưởng tiến bộ muốn Đảng phải có thay đổi; Đại cách mạng văn hóa 1966 – 1976 tiêu diệt niềm tin và ảnh hưởng của văn hóa cổ truyền, để người dân hoàn toàn chỉ còn tin vào Đảng; và mới đây nhất là cuộc vận động chính trị nhắm vào 100 triệu người tập Pháp Luân Công, vì không muốn người dân tin vào Chân Thiện Nhẫn mà chỉ tin vào sự “sáng suốt của Đảng”.

Cuộc vận động cánh hữu năm 1957: Tiêu diệt tiếng nói tầng lớp trí thức, chỉ còn tiếng nói của Đảng   

Năm 1957, lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Mao Trạch Đông nhận thấy tầng lớp trí thức có nhiều tư tưởng tiến bộ đổi mới, đe dọa đến sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc. ông Mao đã thực hiện kế hoạch “dụ rắn ra khỏi hang”, lấy danh nghĩa “tự do tư tưởng” và “chỉnh đốn đảng” để khuyến khích mọi người bày tỏ quan điểm đổi mới của mình. Sau đó lấy chính những ý kiến đóng góp của họ làm chứng cớ để liệt họ vào phần tử cánh hữu để đàn áp.

Ban đầu là Truyền thông báo chí làm việc hết công suất công bố những ý kiến của họ chính là bằng chứng “chống đối Đảng”, tổ chức nhiều buổi phê phán họ để người dân tin tưởng rằng đó là các phần tử cần phải đả đảo.

Khi người dân đã tin và ủng hộ rồi thì ĐCS Trung Quốc dùng vũ lực tiến hành bắt giữ, gia đình của họ bị đưa đến những nông trường lao động xa xôi để cải tạo, con cái không được học đại học, không được xin việc ở thành thị.

Kết quả là hơn 2 triệu người bị bắt giữ, 270 nghìn người bị mất việc làm, 230 nghìn người bị dán nhãn là “phần tử trung hữu” hoặc “phần tử chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội”. Nhiều người bị quy cho là “phản động”, “làm chính trị” rồi bị đày 30 năm đến những nơi xa xôi của đất nước, có những người phẫn uất cùng đường mà tự tử.

Sau chiến dịch vận động này, tầng lớp trí thức Trung Quốc phát triển theo hai dạng như sau: Một là trở thành “trí thức hữu dụng” của Đảng, hai là những người vốn có trách nhiệm với vận mệnh đất nước và dân tộc thì nay tách mình khỏi chính trị và trở nên câm lặng.

Đó cũng chính là điều mà Mao Trạch Đông muốn đạt được khi thực hiện chiến dịch này. Khiến tất cả những ai muốn thay đổi con đường của Đảng đều bị đánh đổ, những kẻ may mắn còn lại đều phải ngoan ngoãn nghe lời, không được có bất kỳ ý kiến nào khác.

Đại cách mạng văn hóa 1966 – 1976: Xóa bỏ niềm tin và văn hóa cổ truyền, chỉ còn niềm tin vào Đảng

Đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976) để xóa bỏ văn hóa cổ truyền dân tộc, nâng cao vị thế của ĐCS Trung Quốc.

Đầu tiên truyền thông báo chí đưa ra “tuyên truyền” rằng:  “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng”.

Báo chí cũng đăng nhiều bài cho rằng các sản phẩm cổ xưa như tranh ảnh, thư pháp, đền chùa, tượng Phật đều là di sản của chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại nên cần phải phá bỏ.

Truyền thông báo chí sau khi làm nhiệm vụ “tuyên truyền” thành công thì bước tiếp theo là kích động quần chúng. “Hồng vệ binh” được thành lập nhằm dùng vũ lực thiêu hủy phá bỏ tất cả các tinh hoa của đất nước. Toàn bộ những tác phẩm thư pháp, mỹ thuật, sách vở cho đền đền chùa đạo quán, tượng Phật đều bị thiêu hủy hoặc đập bỏ hoàn toàn.

Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi. Ảnh chanhkien.org

Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi. Ảnh chanhkien.org

Bên cạnh việc phá hủy niềm tin của người dân vào văn hóa cổ truyền, để người dân chỉ còn lại niềm tin vào Đảng, lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Mao Trạch Đông cũng tìm cách loại bỏ những ai không cùng ý kiến với mình, bằng cách cho báo chí đăng bài xem họ là giai cấp tư sản, xem đây là những phần tử “kẻ thù của giai cấp”, kích động lòng thù hận của dân chúng.

Sau đó cho người dân “đấu tố” họ rất tàn khốc. Tại buổi “đấu tố”, người bị đấu tố phải đứng yên một để đoàn người đi qua mắng nhiếc xỉ vạ họ. Người dân cũng phải “thực tâm” mà “đấu tố”, nếu có biểu hiện khác đi thì thậm chí bị xem là không thực lòng “đấu tố”, bị quy kết là “chống lại Đảng”.

Ông Mao Trạch Đông lúc đó cũng nhân cách mạng văn hóa để tiêu diệt những lãnh đạo Đảng khác khác nhưng không theo ý mình. Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Lưu Thiếu Kỳ cùng vị tướng ân nhân cứu mạng của Mao khi xưa là Bành Đức Hoài trở thành nạn nhân.

Đấu tố vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh internet

Đấu tố vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh internet

Đầu tiên báo chí quy kết họ là  “những kẻ dẫn đường cho Chủ nghĩa Tư bản” và là “mối đe dọa cho Chủ nghĩa Xã hội”. Hàng ngàn Hồng vệ binh rải “truyền đơn” hô khẩu hiệu “đả đảo Lưu Thiếu Kỳ”,

Tờ Nhân dân nhật báo cho rằng Lưu Thiếu Kỳ là “kẻ đương quyền lớn nhất trong đảng đi theo con đường chủ nghĩa tư bản”, khắp nơi người dân bị kích động lòng thù hận đối với Chủ tịch Lưu Thiêu Ký

Khi người dân bị kích động rồi thì ông Mao Trạch Đông cho mở đại hội lớn cho 30 vạn người đấu tố hai vợ chồng ông. “Lưu Thiếu Kỳ bị đánh ngã xuống đất, lại bị hết người này tới người khác dẫm đạp lên”.

Một lãnh đạo cấp cao khác trong Đảng cũng bị đấu tố thời kỳ này là Phó thủ tướng Tập Trọng Huân, ông cũng chính là bố của lãnh đạo đương quyền là ông Tập Cận Bình, chị gái của ông Tập là Tập Hòa Bình cũng đã phải tự tử mà chết vì không sao chịu đựng nổi cảnh sống trong khủng bố.

tap-trong-huan-bi-dau-to

Tập Trọng Huân bị bức hại trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Bản thân chủ tịch Tập Cận Bình lúc ấy mới 13 tuổi, chỉ vì bột phát nói mấy câu phản đối mà cũng bị xem là “thành phần chống Đảng” và bị đưa đi đấu tố.

Nhiều trí thức nổi tiếng lúc đó như Lão Xả, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Wu Han và Trữ An Bình, tất cả đều đã tự chấm dứt cuộc đời của mình vào thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa.

Sau này nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang đã nói rằng: “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người đã bị liên can, tức là một phần mười tổng số dân của Trung Quốc.”

Vào tháng 5 năm 1984, sau 31 tháng tập trung điều tra, thẩm tra và tính toán lại bởi Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc, các con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa là: hơn 4,2 triệu người đã bị giam giữ và điều tra; hơn 1.728.000 người đã bị chết bất thường; hơn 135.000 người đã bị dán nhãn hiệu là phản cách mạng và bị tử hình; hơn 237.000 người đã bị chết và hơn 7,03 triệu người đã bị tàn phế trong các cuộc tấn công vũ trang; và 71.200 gia đình đã bị tiêu diệt.” Thống kê tổng hợp từ những ghi chép lịch sử của các huyện đã cho thấy rằng 7,73 triệu người đã bị chết bất thường trong Cách mạng Văn hóa.

Kết quả là sau cuộc vận động này, văn hóa truyền thống bị hủy bỏ, người dân chỉ còn lại có Đảng. Những ai có tư tưởng tiến bộ muốn đổi mới Đảng đều bị tiêu diệt.

Thế nhưng cuộc vận động chính trị mới nhất của ĐCS Trung Quốc nhắm vào những người tập Pháp Luân Công lại không được như thế.

Đàn áp Pháp Luân Công: Mục đích nhằm tiêu diệt niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn, chỉ còn lại niềm tin vào ĐCS Trung Quốc

Năm 1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân thực hiện đàn áp Pháp Luân Công, thời điểm đó 100 triệu người tập Pháp Luân Công đều thực hành niềm tin vào “Chân Thiện Nhẫn”, nhưng Giang Trạch Dân lại chỉ muốn người dân tin vào sự lãnh đạo của cá nhân ông và và ĐCS Trung Quốc .

Giang Trạch Dân cũng thực hiện đúng bài học kinh nghiệm trước đây khi đàn áp Pháp Luân Công, đầu tiên là huy động toàn lực truyền thông từ báo chí đến truyền hình, xem môn khí công rất được yêu chuộng lúc đó là Pháp Luân Công là tà giáo.

Sau đó thành lập cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công là phòng 610 (giống như Hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa), được cấp quyền trên cả luật pháp khi đàn áp Pháp Luân Công. Cơ quan này được xem là tà ác còn hơn cả Gestapo thời phát xít Đức trước đây.

Để kích động dân chúng chống lại Pháp Luân Công, phe cánh của Giang Trạch Dân cho thông báo đến từng địa phương rằng những ai tập Pháp Luân Công muốn thỉnh nguyện thì phải đến Trung Nam Hải ở Bắc Kinh.

Chính vì thế xảy ra sự kiện ngày 25/4 có 10.000 học viên Pháp luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện chính phủ cho phép tập luyện, thế nhưng họ chỉ đứng trật tự bên lề đường mà không có hô hào hay biểu ngữ gì cả khiến Giang Trạch Dân rất bối rối.

Thế nhưng phe cánh của Giang Trạch Dân đã dàn xếp một vở kịch, đó là hướng dẫn các học viên Pháp Luân đi vào Trung Nam Hải để thỉnh nguyện, để quay phim lại, rồi sau đó cho trình chiếu trên truyền hình tung tin rằng các học viên Pháp Luân Công bao vây Trung Nam Hải, nhằm kích động dân chúng ủng hộ chính quyền đàn áp Pháp Luân Công.

Bắt đầu từ ngày 20/7/1999 Giang Trạch Dân dốc toàn lực đàn áp Pháp Luân Công với mật lệnh: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa tảng.

Sau khi sử dụng báo chí bôi nhọ, kích động người dân chống lại Pháp Luân Công, bước tiếp theo Giang Trạch Dân sử dụng cảnh sát vũ trang lùng bắt người tập, cấm người dân tin và tập môn khí công này.

Từ kinh nghiệm các cuộc vận động chính trị của ĐCS Trung Quốc đã tiến hành trước đây, nhiều người tin rằng Pháp Luân Công cũng gặp phải số phận tương tự, không tồn tại được bao lâu, Giang Trạch Dân dự kiến rằng sẽ hoàn thành việc đàn áp này trong 3 tháng. Thế nhưng từ tháng 7/1999 mãi đến năm 2001 không những đàn áp thất bại, mà môn khí công này còn phát triển hầu hết các nước trên thế giới, còn ở Trung Quốc hàng triệu người học viên Pháp Luân Công liên tục đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nói rõ lợi ích sức khỏe do môn tập mang lại và yêu cầu chấm dứt đàn áp.

Các học viên Pháp Lau6n Công d0ang tập công tại Trung Quốc, thời điểm trước khi bị đàn áp 1999. (Ảnh minghui.org

Các học viên Pháp Luân Công đang tập công tại Trung Quốc, thời điểm trước khi bị đàn áp 1999. (Ảnh minghui.org)

Trong đám đông dân chúng thỉnh nguyện lên tới cả triệu người này, có công chức, quân nhân, trí thức, học sinh, doanh nhân, có dân nông thôn có người thành thị, có nam có nữ, già có trẻ có, họ đều hô vang: Pháp Luân Công là tốt, không nên bị đàn áp

Theo tiết lộ của chính quyền lúc đó, học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện trong nội thành Bắc Kinh tối đa là 30 vạn người, ngoại thành trên dưới 70 vạn người. Đó là điều mà trước đó Giang Trạch Dân không thể ngờ tới.

Rất nhiều tiếng nói trong và ngoài Đảng đề nghị giải oan và ngừng đàn áp Pháp Luân Công không ngừng được đưa ra.

Lúc này Giang Trạch Dân buộc phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao dù đã vận dụng hết kinh nghiệm bài học từ các cuộc vận động chính trị trước đây của ĐCS Trung Quốc, nhưng lần này lại thất bại?

Vì sao sử dụng đúng bài học quá khứ, nhưng đàn áp Pháp Luân Công vẫn thất bại?

Giang Trạch Dân phát hiện rằng rằng khác biệt giữa cuộc đàn áp Pháp Luân Công lần này so với các cuộc vận động chính trị trước đó là người dân không tham gia ủng hộ. Dù truyền thông đã làm hết công suất bịa đặt các tội danh, nhưng người Trung Quốc vẫn thờ ơ. Mặt khác trong suốt 7 năm Pháp Luân Công phát triển từ 1992 đến 1999, truyền thông báo chí đều ca ngợi Pháp Luân Công, nhiều người dân Trung Quốc đều biết đây là môn khí công rất tốt.

Mặt khác vào thời điểm đàn áp năm 1999 có đến 100 triệu người theo tập môn khí công này, tức cứ khoảng 10 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Hầu như người nào cũng có bà con thân thuộc theo tập cả, vì thế biết được lợi ích sức khỏe và tinh thần do Pháp Luân Công mang lại, vì vậy những “tuyên truyền” của Đảng đều không có tác dụng.

Video hình ảnh Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước khi bị đàn áp 1992 – 1999

https://www.youtube.com/watch?v=W0U0ZMdBq3k

Chính vì thế cần phải có một vụ việc khác đủ sức mạnh cho người dân tin và trở nên thù ghét Pháp Luân Công, ủng hộ ĐCS Trung Quốc đàn áp những người tập môn khí công này, có như thế cuộc đàn áp mới có hiệu quả.

Chính vì thế phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã đạo diễn dàn dựng ra vụ học viên Pháp Luân Công tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001, nhiều người dân Trung Quốc bị vụ tự thiêu này lừa dối dẫn đến thù hận Pháp Luân Công, nhưng trên bình diện quốc tế đây là vở kịch lừa dối nhục nhã nhất thế kỷ 21, bị truyền thông thế giới đưa tin nói rõ chi tiết cách dàn dựng khiến các “đạo diễn” của ĐCS Trung Quốc cứng họng không thể nói được điều gì.

Tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn

Ngày 23/1 vừa qua là đánh dấu 16 năm ngày ĐCS Trung Quốc dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn, đây được xem là vụ lừa dối thế kỷ.

Vào ngày 23/1/2001, tin tức về 5 người tập Pháp Luân Công tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn lan khắp Trung Quốc, thu hút sự chú ý toàn thế giới, nhiều hãng thông tấn lớn đều đưa tin về sự kiện này.

Nhiều người dân Trung Quốc đều nghe và tin những gì chính quyền nói, thế nhưng trên bình diện quốc tế thì không như vậy. Bởi lẽ vào thới điểm năm 2001, Pháp Luân Công đã vượt xa biên giới Trung Quốc,  trên thế giới có rất nhiều người tập, đặc biệt ở các nước văn minh như Mỹ, Canada, Úc v.v…

Trên bình diện quốc tế, đây là môn khí công được đánh giá rất tốt và nhận được nhiều lời khen tặng cùng các giải thưởng quốc tế. Những người tập Pháp Luân Công đều được xem là quan tâm đến sức khỏe mới tập, thế nhưng nếu vì quan tâm đến sức khỏe mà lại tự thiêu thì đây là một điều không thể lý giải được.

Hơn nữa trên thế giới có nhiều người tập Pháp Luân Công nhưng không có bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận là tự thiêu, vì thế việc 5 người tập Pháp Luân Công tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn bị truyền thông phương tây đặt dấu hỏi, và các phóng viên được cử đi tìm hiểu sự việc này. Phóng viên đã đến tận Trung Quốc quay phim và tìm hiểu những người liên quan đến tự thiêu để tìm sự thật. Các kỹ thuật viên cũng phát hiện nhiều điều bất hợp lý khi xem xét thước phim tự thiêu.

Dù ông Giang Trạch Dân cố gắng ra sức ép, thậm chí mua chuộc giới truyền thông thế giới để im lặng về vụ tự thiêu này. Thế nhưng cuối cùng các các hãng thông tấm đã cho toàn thế giới biết vụ tự thiêu này hoàn toàn là do dàn dựng với nững phân tích chi tiết hoàn toàn thuyết phục và hợp lý, 5 người tự thiêu không có ai tập Pháp Luân Công cả, khiến chính quyền Trung Quốc hoàn toàn bẽ mặt.

Thậm chí sự thật vụ việc này đã được báo cáo công khai tại Liên hợp quốc. ngày 14 tháng 08 năm 2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hợp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCS Trung Quốc thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCS Trung Quốc đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.”.

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ cũng đã phê phán vụ việc vì nó “là hành động do chính phủ dàn dựng để lừa gạt nhân dân.”

Bộ phim lửa giả nhận giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế

Đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tập hợp các dữ kiện trên để làm thành bộ phim “lửa giả” (http://www.falsefire.com)

Vào ngày 8/11/2003 bộ phim này đã xuất sắc vượt qua 600 bộ phim khác để giành được giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Columbus lần thứ 51, giải thưởng cho phim tài liệu xuất sắc nhất, giải thưởng này chỉ đứng sau giải thưởng danh giá Oscar.

https://www.youtube.com/watch?v=ZZ7gnl5yOvI

Sau khi bộ phim “lửa giả” nhận được giải thưởng và trình chiếu khắp nơi, trên thế giới đã hiểu rõ sự dàn dựng bịa đặt này. Chính quyền của Giang Trạch Dân đã lo lắng người dân trong nước biết về bộ phim này nên đã ra sức dùng tường lửa ngăn chặn thông tin này lan về Trung Quốc, vì thế nhiều người Trung Quốc chưa biết sự thật về vụ tự thiêu này.

Thế nhưng trong 16 năm qua kể từ ngày dàn dựng vụ tự thiêu, nhiều người Trung Quốc dần dần cũng biết sự thật vụ dàn dựng này, khiến cuộc đàn áp Pháp Luân Công hoàn toàn thất bại và lâm vào bế tắc.

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc vận động này thất bại chính là những “tuyên truyền” của ĐCS Trung Quốc không còn được người dân tin tưởng nữa. Việc phong tỏa internet nhằm che dấu sự thật chỉ có tác dụng nhất thời, về lâu dài người dân đều biết rõ sự thật.

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc