Cuộc đối đầu giữa Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lên cao trào sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, chúng ta cùng xem tiếp phần 2
Sau khi biết Tiểu Trương được nuôi tại nhà mình, Hồ Cẩm Đào phát hoảng, gọi Tiểu Trương đến phòng làm việc của mình tại cục cảnh vệ, nói: “Đây là đấu tranh chính trị, ‘anh chết tôi sống’, nếu cháu còn ở nhà ta, thì cháu không nên luyện Pháp Luân Công nữa”.
Tiểu Trương khóc nói:
“Hồ bá bá, cháu có vài điều chưa rõ lắm, mong bá bá chỉ dạy: Vì sao trước năm 1999 các giới trên toàn quốc đều khen ngợi Pháp Luân Công, các cấp chính phủ đều ủng hộ Pháp Luân Công, vậy mà sau năm 1999 tất cả đều phê phán, trừng phạt Pháp Luân Công? Vì sao tất cả sách vở, băng đĩa, tư liệu về Pháp Luân Công đều bị tịch thu và thiêu hủy hết, không để cho nhân dân tự coi, tìm hiểu mà hiểu rõ chân tướng?
Vì sao toàn quốc không có học viên Pháp Luân Công nào tự thiêu mà chỉ tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh mới có tự thiêu? Vì sao trước năm 2001 không có tự sát tự thiêu, sau năm 2001 cũng không có tự sát tự thiêu mà ngay tại năm 2001 mới có? Mà cũng chỉ có 1 lần duy nhất? Vì sao toàn thế giới đều có người luyện và ủng hộ Pháp Luân Công, chỉ tại Trung Quốc là không được? Nếu nói Pháp Luân Công là muốn cướp quyền chính quyền, thì không lẽ các nước trên thế giới đều không có chính quyền? ”.
>> Cuộc đấu trí giữa Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào (phần 1)
Hồ Cẩm Đào mặt tối sầm lại, không thốt được lời nào. Lúc này có thuộc cấp đến báo cáo, nói: “Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng đem theo vài quân nhân đến muốn gặp”.
Hồ Cẩm Đào chẳng chú ý, huơ tay nói: “Không tiếp!”. Không ngờ Quách Bá Hùng đã dắt vài người đi vào, nói: “Nghe nói có kẻ “phản cách mạng” vào trong phòng làm việc của thủ trưởng, nên chúng tôi đến để bảo vệ thủ trưởng”.
Hồ đứng dậy, miễn cưỡng bắt tay Quách nói: “Không có gì đâu! Các anh về đi”.
Quách nói: “Chúng tôi được lệnh đến đây bắt người đi”. Nói xong, kêu hai người tùy tùng đến bắt Tiểu Trương.
Tiểu Trương sợ hãi cầu cứu Hồ Cẩm Đào: “Hồ bá bá, Hồ phó chủ tịch, trời đất đều hiếu sinh, cháu là kẻ bất hạnh, xin hãy cứu cháu!”.
Hồ nói với Quách: “Tôi hoàn toàn tán thành thái độ của chủ tịch Giang đối với Pháp Luân Công”. Cảm thấy lời nói mình chưa nặng ký, nên Hồ nói thêm: “Đồng ý trấn áp”. Hồ lại hạ giọng: “Nhưng cô bé này, gia đình không còn ai, chẳng nơi nương tựa, để tôi lưu lại chút nhân tình, cho tôi giữ cô ấy lại để dạy dỗ có được không?”.
Quách nói: “Chúng tôi phải trở về theo lệnh của Giang chủ tịch”. Nói xong bắt Tiểu Trương đi.
Sau khi Tiểu Trương bị bắt. Hồ nghiêm mặt hỏi Lệnh Kế Hoạch, là thuộc cấp của mình: “Làm sao Giang biết con bé có mặt nơi đây?”.
Lệnh Kế Hoạch trả lời: “Dạ, tôi cũng không biết, xin hỏi Quách Bá Hùng xem?”.
Nghĩ ngợi hồi lâu, Hồ khoát tay nói: “Thôi đi!”
Giang Trạch Dân trao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào nhưng vẫn tìm được cách nắm quân đội
Do Giang Trạch Dân đã bức hại học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc một cách tàn khốc, vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, mức độ thảm khốc trước nay chưa từng có. Học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới vì để phản đối tội ác diệt chủng này, đã đệ đơn lên tòa án của các quốc gia, lên Liên Hiệp Quốc tố cáo Giang Trạch Dân.
Giang sợ hãi, vội vận dụng các lực lượng ngoại giao, quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, để đòi hỏi các quốc gia thực hiện quyền bãi miễn và miễn tố đối với các nguyên thủ cho hắn. Thế nhưng, trong buổi giao thời giữa năm 2001 và năm 2002, do Đặng Tiểu Bình ủy thác, Giang Trạch Dân phải giao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào. Khi không còn giữ chức tổng bí thư và chủ tịch nước, Giang sẽ không còn được hưởng quyền bãi miễn nữa, nên lại càng khủng hoảng.
Các nước trên thế giới bắt đầu kết án việc làm của Giang. Lúc Giang lấy lợi để dụ hoặc, thì vài quốc gia không chấp nhận như Tây Ban Nha, Argentina đã cho tòa án gửi lệnh truy nã đến Trung Nam Hải.
Giang cực kỳ hoảng sợ liền phái đặc phái viên đến tòa án các nước đó du thuyết, nói sẽ dùng hình thức “văn cách” để kết thúc bức hại, bao nhiêu học viên Pháp Luân Công bị bức tử thì sẽ có bấy nhiêu cảnh sát tham gia bức tử bị xử bắn, thậm chí còn xử bắn nhiều hơn. Nhưng Học hội Pháp Luân Đại Pháp không đồng ý, bởi vì các cảnh sát đó hoặc bị cấp trên lừa dối, hoặc bị lợi dụng, hoặc bị dụ dỗ bởi quyền lợi. Nếu chỉ trừng phạt các cảnh sát, tương lai cái ác vẫn tiếp tục bức hại nhân dân Trung Quốc. Vì tương lai của đất nước, cần trừng phạt kẻ đầu não là Giang Trạch Dân, làm gương cho thế hệ mai sau.
Do vậy Giang Trạch Dân nghĩ đến sức mạnh của quyền lực, đặc biệt là quân lực. Trong lịch sử, ĐCSTQ luôn dùng quân lực để khống chế đảng viên và khuynh đảo quốc gia: Mao Trạch Đông để có được quyền lực tối cao, đã đoạt lấy chính quyền. Đặng Tiểu Bình để thu tóm quyền lực đã phế truất Triệu Tử Dương, Na Vương Minh, Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang…Tóm lại nếu không nắm vững quân đội, sẽ bị hạ đài thê thảm. Vì thế Giang nghĩ đến việc nắm lấy quân đội khi chuyển giao quyền lực, do vậy mới có việc Trương Vạn Niên thúc ép trong hội nghị.
Trương vận dụng 20 vị đứng đầu trong quân đội, tại đại hội 16, dù Giang Trạch Dân bàn giao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương để nắm quân đội. Trương Vạn Niên cùng đồng bọn đồng đề cử Giang Trạch Dân kế nhiệm chức chủ tịch quân ủy, các người như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu liền đồng ý. Trương liền hỏi những người chưa có ý kiến, như Lưu Hoa Thanh… thì tất cả đều đồng ý. Cuối cùng, y hỏi Hồ Cẩm Đào, người nãy giờ vẫn im lặng: “Với việc Giang chủ tịch lưu nhiệm chức chủ tịch quân ủy, đồng chí Cẩm Đào có ý gì không?”.
Lúc đó Hồ Cẩm Đào nghĩ: “Tính khí Giang Trạch Dân rất tàn ác, việc đề nghị cho Giang lưu nhiệm chủ tịch quân ủy, chắc chắn do y chủ mưu, nếu mình không đồng ý, hắn sẽ lập tức kêu lính gác ngoài cửa bắt mình đi, với lý do mình thuộc ‘phần tử xét lại’ hay một phần tử nào đấy do hắn nghĩ ra. Nhưng Hồ lại nhớ đến lời ‘chế ngự, phản đối’ mà Đặng Tiểu Bình đã dặn…”.
Sau trận cuồng phong nổi lên trong tâm, Hồ biết cần phải bày tỏ thái độ ngay, thời gian đại hội đã kéo dài, mọi người đều biết Hồ không đồng tình. Hồ ngước nhìn mọi người, khóe miệng nhếch lên, không biết đang cười hay khóc, nói: “Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của đồng chí Quách Bá Hùng”. Hồ cảm thấy tiếng nói của mình chưa đủ mạnh, nên nở thêm một nụ cười, cái cười lần này xem ra chất lượng hơn, thái độ thêm rõ ràng: “Hy vọng Giang chủ tịch giúp đỡ”.
Giang Trạch Dân ra vẻ miễn cưỡng, nhưng trong lòng cực kỳ hoan hỷ, khẽ liếc Trương gật đầu hài lòng, dĩ nhiên không ai nhận ra việc này, chỉ có Trương là ngầm hiểu. Xem thấy nét mặt Hồ đầy vẻ gượng gạo, đang cố lấy lại dáng vẻ tự nhiên, Trương nói luôn: “Hội nghị đến đây là tốt rồi, ta nghỉ thôi”.
Hồ trở về phòng làm việc, nói với Lệnh Kế Hoạch: “Từ nay về sau, việc trấn áp Pháp Luân Công do Giang phụ trách, thực thi, trông coi mọi sự, chúng ta không quản cũng không nhúng tay vào”.
Trong lịch sử, tất cả việc bức hại những người có chính tín, rốt cuộc đều bị Trời phạt. Nhiều thiên tai địa ách xảy ra trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào kế thừa Giang Trạch Dân. Vì bị các quốc gia khởi tố nên Giang rất cừu hận các người như Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, Chu Dung Cơ…từ đó cừu hận luôn Hồ Cẩm Đào, vì học viên Pháp Luân Công không khởi tố Hồ. Do vậy Giang tìm đủ cách để Hồ phải dính líu vào việc bức hại Pháp Luân Công, để Hồ cùng chịu nhục chung với mình trong lịch sử. Giang cùng Tăng Khánh Hồng, một mặt âm mưu ám sát Hồ Cẩm Đào, một gia tăng việc bức hại Pháp Luân Công để đổ tội cho Hồ.
Kế hoạch dùng dịch bệnh giết Hồ Cẩm Đào
Năm 2003, ở Quảng Đông có người bị chết vì bệnh truyền nhiễm về hô hấp, sau đó bệnh này lây lan toàn quốc. Giới y học không biết là bệnh gì. Sau đó tại Bắc Kinh, mỗi ngày đều có nhiều người chết vì bệnh này, Giang vui mừng tột bậc, cho rằng ngày chết của Hồ Cẩm Đào đã tới gần. Giang biết ai ở trong vùng truyền nhiễm đều bị nhiễm bệnh, bệnh đã nhiễm thì không chết cũng thành phế nhân, nên phái Hồ đến khu vực truyền nhiễm nghiêm trọng nhất để vấn an nhân dân, hỏi thăm bác sĩ. Còn Giang cùng gia đình, tay chân thuộc hạ rời đi xa, tìm đến Cửu Hoa sơn, Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, tìm khắp chùa miếu, đạo quán linh thiêng, cầu Bồ Tát thần tiên tha thứ cho mình.
Hồ biết việc cử mình đến vùng truyền nhiễm thị sát, là mưu của Giang muốn giết mình mà không cần dùng dao, nên nhờ một vị cao nhân bên Đạo gia toán quái giúp, xem mình đi đến khu vực bệnh lây nhiễm có bị nguy hiểm gì không? Cao nhân nói: “Ngài có sứ mệnh lịch sử, không dễ gì mắc bệnh đâu!”. Do vậy mới có việc Hồ thăm hỏi các bác sĩ trong vùng có bệnh, đăng trên tin thời sự. Sau khi Giang Trạch Dân xem qua thời sự, cảm thấy thất vọng,
Kế hoạch dùng súng bắn vào Hồ Cẩm Đào
Không lâu sau, bệnh truyền nhiễm lắng xuống, Hồ liên tục xuất hiện trên tin thời sự, Giang vô cùng thất vọng. Tăng Khánh Hồng nói nhỏ với Giang: “Qua sự việc bệnh truyền nhiễm, Hồ rất hận ông, nếu không trực tiếp…”. Tăng ngừng nói, đưa tay giả như con dao chặt xuống một cái.
Giang nói: “Tôi thì nghĩ là phải do anh thực hiện, tôi mới an tâm, hắn chẳng thể uy hiếp gì được tôi, mà tôi chỉ lo rằng, trong việc trấn áp Pháp Luân Công hắn chẳng có liên can gì, sau này vụ án này khởi ra, chúng ta sẽ chẳng có ngày nào yên đâu”.
“Vậy thì trong buổi diễn quân, chúng ta sẽ…”, Tăng dừng lại, đưa mắt nhìn Giang chờ đợi.
Dĩ nhiên là Giang ngầm hiểu, nói với Tăng: “Anh mau đi sắp xếp việc này, sao cho mọi việc được chu toàn”.
Dựa vào tình hình quốc tế, Cục chính trị đưa ra cuộc diễn tập hải quân tại Hoàng Hải vào năm 2006. Với âm mưu của Giang, Tăng định là trong buổi diễn tập hải quân sẽ nã súng vào Hồ. Âm mưu này họ đã chuẩn bị kỹ trong11 tháng. Cuối cùng vào thời khắc diễn tập tại Hoàng hải, đang lúc Hồ đứng trên quân hạm quan sát, đúng lúc cao trào nhất thì súng trên quân hạm diễn luyện bắn vào Hồ. Trên tàu của Hồ có 5, 6 người bị bắn chết. Hạm thuyền chở Hồ vội chạy xa đến nơi an toàn, Hồ ngồi trực thăng bay đến Thanh Đảo, sau đó đi đến Vân Nam, lắng nghe tin tức thì thấy Bắc Kinh không có động tĩnh gì, bèn ra lệnh cho quân đội, cảnh vệ chuẩn bị sẵn sàng, sau đó mới từ từ về Bắc Kinh.
Về tới Bắc Kinh, Hồ ra lệnh cho Lệnh Kế Hoạch phụ trách chọn người từ các đội cảnh vệ, quân đội Bắc Kinh, vũ cảnh, quốc an, công an…lập thành các đội trinh sát, dò xét âm mưu mưu sát, nội trong một ngày phải cho y rõ.
Lệnh Kế Hoạch tức thời báo cho quân ủy gọi người phụ trách buổi diễn tập trên Hoàng Hải đến.
Tư lệnh hải quân Trương Định Phát liền đi Bắc Kinh, vừa đến Bắc Kinh, Trương liền bị bắt. Tay chân của Hồ làm đủ cách: uy hiếp, dụ dỗ, cương nhu để buộc Trương khai ra ai chủ mưu ám sát Hồ. Trương Định Phát một mực khai là do bắn nhầm, xin chịu tội chết.
Người của Hồ nói: “Tội chết ư? Đâu có dễ vậy. Thật ra chúng tôi đã sớm biết việc này, chẳng qua là muốn đề bạt người của anh lên làm việc tại Trung Nam Hải thôi”.
Trương nói: “Tôi không hiểu lời anh nói”.
Khi nghe Lệnh Kế Hoạch báo cáo lại buổi tra vấn, Hồ nói: “Tôi không tin không khui được cái miệng của hắn. Kêu quân ủy cùng tra vấn hắn, bất kể thế nào đều phải giữ lại khẩu cung”.
Do vậy, Lệnh Kế Hoạch bèn kêu Từ Tài Hậu đến bàn bạc, thảo luận cả ngày, sau đó Từ Tài Hậu trực tiếp tra vấn Trương tại phòng giam. Trương bị treo lên, bị dùng thanh sắt nung đỏ, dùng gậy điện… tra tấn đủ cực hình, kêu la thảm thiết. Sau buổi tra tấn, toàn thân Trương máu me đầm đìa, có chỗ lòi cả xương, tóc tai bê bết máu. Từ Tài Hậu quát: “Ai ra lệnh mày bắn, có phải vì mày hận Hồ không đề bạt mày phải không?’.
Trương thều thào nói: “Không… phải… tôi”, rồi gục đầu chết.
Hồ đang nói với Lệnh: “Không nói? Chúng ta có nhiều thời gian, hãy để cho hắn thông suốt, rồi hắn sẽ nói thôi…”, thì Từ Tài Hậu bước vào nói: “Trương sợ tội đã treo cổ lên song sắt cửa sổ chết rồi”.
Thật ra Hồ Cẩm Đào trong lòng đã sớm biết ai là kẻ chủ mưu. Để trả đũa Giang Trạch Dân, mượn lý do tuổi đã đáo hạn, cho các ủy viên lớn tuổi về hưu, bức bách Tăng Khánh Hồng thoái hưu; lại lấy danh nghĩa phản hủ bại, bắt Trần Lương Vũ – người mà Giang Trạch Dân định cho nhận chức thủ tướng.
Thấy vậy cũng chưa đủ, Hồ còn đưa ra một bộ lý luận để cảnh cáo bè phái của Giang, đồng thời cũng để cho mọi người biết y đã nắm quyền, ai không nghe lời sẽ có kết cục không tốt. Bộ lý luận của Hồ là: “bất chiết đằng, bất tùng giải, bất động giao” (Không gây sức ép, không buông trễ, không lay được) và “kiến lập xã hội hài hòa”. Hiển nhiên đây chính là có ý phản đối việc bức hại Pháp Luân Công của Giang, đồng thời còn yêu cầu toàn xã hội học tập quan điểm khoa học của mình. Sau một tháng phát động phong trào học tập, Hồ cảm thấy khá trôi chảy, liền đi vài nơi để thị sát xem rốt cuộc xã hội có theo lời mình nói không.
Đến Hắc Long Giang. Nhìn hai bên bờ sông phong cảnh sơn thanh thủy tú, Hồ đề xuất đi đến đảo Khố Hiệt, Hạt Tử để xem. Tư lệnh đóng quân vùng Đông Bắc nói: “Nơi đó không nên đi”.
Hồ biến sắc hỏi: “Vì sao?”.
Vị tư lệnh nói: “Vùng đó thuộc nước Nga, không có quân ta đóng quân”.
Hồ cho là mình nghe không rõ, bèn lại gần vị này hỏi lại: “Tại sao lại thuộc Nga? Một vành đai từ Đông Siberia đến đảo Hạt Tử, chẳng phải ta có 8 trăm vạn quân trú đóng sao? Làm sao không thể đến?”.
Tư lệnh nói: “Trước năm 2004, quân của ta đã lui vào nội địa 5 trăm dặm rồi, chỗ đó bây giờ thuộc về nước Nga”.
Hồ đứng ngay lại, đưa mắt nhìn vị tư lệnh, hỏi: “Ai ra lệnh nhường đất đó cho Nga. Ai ra lệnh rút quân 5 trăm dặm? Sao tôi không biết?”.
Tư lệnh: “Chúng tôi được thông báo từ quân ủy, do Giang chủ tịch mệnh lệnh”.
Xem bài: (ĐCS Trung Quốc đã đến lúc không che dấu mãi tội trạng của Giang Trạch Dân)
Một cơn gió lạnh thổi qua, làm Hồ run lên, quay lại nói với Lệnh Kế Hoạch: “Đồ Môn Giang có cá tươi không? Ta trở về thị trấn ăn cá đi, tất cả đói rồi đấy”.
Lệnh Kế Hoạch: “Vâng, đói rồi!”.
Về đến thị trấn, đoàn xe đi qua một tiệm sách lớn nhất khu phố, Hồ chợt khởi ý, quay lại nói với Lệnh Kế Hoạch: “Đến hiệu sách xem thử, hiện tại họ đang bán sách gì?”.
Đến tiệm sách, Hồ thấy chỉ toàn bày bán cuốn “tam đại biểu” (sách của Giang) mà không hề bày bán “khoa học phát triển quan”, “hòa hài xã hội” và “tam bất lý luận” (sách của Hồ). Hồ quay lại nói với người bí thư tỉnh ủy: “Trong tỉnh ta có sách ‘tam bất lý luận’ để học tập không?”.
Người bí thư tỉnh ủy bối rối, ngơ ngác hỏi lại: “Trung ương yêu cầu học tập ‘tam bất lý luận’ lúc nào ạ?”.
Hồ chẳng còn lòng dạ nào đi thị sát nữa, bèn trở về Trung Nam Hải. Vào đến phòng làm việc, lần đầu tiên Hồ nổi nóng với Lệnh Kế Hoạch: “Khi nào anh mới lệnh cho các địa phương học tập ‘tam bất lý luận’ đây? Hay để lạc mất rồi?”.
Lệnh Kế Hoạch: “Nửa tháng trước, đã đưa cho quốc vụ viện, ngày thư hai, quốc vụ viện đưa lên trên, bên trên hội lại thảo luận 20 ngày, sau này tất cả là do hội nghị thảo luận quyết định. Tôi đã thôi thúc đồng chí Khánh Lâm mấy lần, đồng chí ấy nói, cần phải thảo luận thêm nữa mới được”.
Hồ cảm thấy kỳ quái, liền hỏi lại: “Đang quyết định? Chẳng phải là cục chính trị đã thảo luận rồi sao? Bên đồng chí Khánh Lâm chẳng phải đã hồi đáp việc này rồi sao?”.
Lệnh Kế Hoạch: “Vậy để tôi hối thúc thêm xem sao?”.
Hồ bước lại ngồi vào ghế, mặt sạm đen, thở một hơi dài, đầu cúi gục, Hồ trước nay chưa từng hút thuốc, nay lại cầm lấy hộp thuốc lá rút lấy một điếu, rồi nói gọn lỏn: “Khỏi cần!”.
Chánh Bình, dịch từ Epoch Times
Theo tinhhoa.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!