Home » Thế giới » Kịch bản đối đầu giữa tiêm kích Su-35 Nga và F-15 Mỹ

Su-35S sở hữu khả năng cơ động tuyệt vời, cùng hàng loạt vũ khí đa năng, trong khi F-15 lại có khả năng tải nặng và số lượng lớn hơn nhiều.

Tiêm kích Su-35S (NATO định danh: Flanker-E) của Nga và F-15 Eagle của Mỹ luôn được các chuyên gia quân sự đặt lên bàn cân. Nhiều giả thuyết được đặt ra về cuộc không chiến giữa hai loại phi cơ này để đánh giá ai sẽ là người chiến thắng, theo National Interest.

F-15 ra mắt vào những năm 1970, trở thành mẫu tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó tới nay, nó liên tục được nâng cấp để theo kịp với thời đại, hàng trăm chiếc dự kiến vẫn hoạt động trong nhiều thập kỷ tới.

 

Trong khi đó, Su-35S là tiêm kích thế hệ 4++ được xây dựng trên nền tảng máy bay Su-27, đối thủ chính của F-15 trong 40 năm qua. Nó được coi là phiên bản hoàn toàn mới với thiết bị điện tử và vũ khí tối tân, sử dụng động cơ đẩy vectơ và được phủ sơn hấp thụ radar mới.

Cảm biến và khả năng tàng hình

Su-35S được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) Irbis-E với tầm theo dõi lên đến 400 km với mục tiêu trên không, đồng thời cũng có thể phát hiện mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, F-15 đang được nâng cấp để sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) APG-63V3, nổi bật với tính năng khó bị gây nhiễu, độ phân giải cao và khó bị bám bắt hơn.

 

Khối OLS-35 (khoanh đỏ) có khả năng theo dõi mục tiêu mà không bị phát hiện. Ảnh: Sukhoi.

Su-35 sở hữu tổ hợp tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35, cho phép nó xác định máy bay đối phương trong bán kính 50-90 km. Hệ thống này không phát tín hiệu đánh động mục tiêu. Thay vào đó, nó xác định tín hiệu nhiệt từ động cơ máy bay địch, rất hữu ích cho việc phát hiện phi cơ tàng hình, vốn khó bị bám bắt bởi radar. F-15 của Mỹ không có hệ thống này.

Tuy nhiên, F-15 có khả năng sử dụng khối cảm biến Talon HATE. Không chỉ là hệ thống IRST, nó còn đồng bộ dữ liệu với các cảm biến trên không và mặt đất khác, thậm chí kết nối với tiêm kích F-22 Raptor. Trong mạng lưới này, F-22 sẽ bay trước và xác định đối phương, sau đó gửi dữ liệu mục tiêu để F-15 ở tuyến sau bắn tên lửa từ khoảng cách an toàn.

F-15 không được thiết kế để tàng hình. Với tiết diện radar (RCS) trung bình khoảng 5 m2, nó sẽ hiện rõ trên radar đối không của Su-35S. Ngược lại, tiêm kích của Nga có áp dụng cải tiến để giảm RCS so với phiên bản Su-27 nguyên gốc, đạt mức từ 1-3 m2.

Vì vậy, Su-35S sẽ xuất hiện trên radar chậm hơn. Nhưng radar hiện đại có thể phát hiện mục tiêu có RCS 1 m2 từ khoảng cách xa, khiến Su-35S không thể ẩn mình quá lâu trước F-15 và vẫn nằm trong vòng nguy hiểm.

Theo Vnexpress

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc