Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Kết cục của hung thần “đả hổ diệt ruồi” Vương Kỳ Sơn

Tập Cận Bình thay đổi từ “đả hổ diệt ruồi sang bắt tay với hổ, vậy kết cục của hung thần đã hổ diệt ruồi Vương Kỳ Sơn ra sao.

Trong thời điểm diễn ra chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” quan trường Trung Quốc có câu nói nổi tiếng rằng: “Thà thấy Diêm Vương còn hơn thấy Lão Vương”. Thế nhưng quyết định bắt tay với hổ của Tập Cận Bình khiến vai trò của Vương Kỳ Sơn khác hẳn.

Ông Tập Cận Bình bắt tay cùng tân Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn (Ảnh từ Getty Images)

Ông Tập Cận Bình bắt tay Vương Kỳ Sơn (Ảnh từ Getty Images)

>> Tập Cận Bình: Từ “đả Hổ” đến bắt tay với Hổ

Có thể nói, cuộc đời chính trị đầy kịch tính của hai ông ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình đã tạo nên một mối liên hệ đặc biệt với vận mệnh của ĐCS Trung Quốc

Trước hết chúng ta hãy cùng xem lời tự bạch gần đây nhất của ông Vương Kỳ Sơn. Ngày 1/7, ông Vương Kỳ Sơn trong cuộc gặp với Ngoại trưởng México Marcelo Ebrard tại Trung Nam Hải đã nói:

“Trước lạ sau quen, lần thứ hai gặp mặt đã xem là chỗ thân quen rồi. Thời gian 13 năm, ông đã trở nên thành thục rồi, còn tôi thì đã già đi, ông đã thành Ngoại trưởng, còn tôi hiện giờ chỉ phụ trách trợ giúp chủ tịch làm một chút việc ngoại giao mang tính lễ nghi”.

vuong-ky-son

Ông Vương Kỳ Sơn. Ảnh từ trithucvn.net

Những ngôn luận này không thấy xuất hiện trong Tân Hoa Xã – kênh thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, mà lại xuất hiện trên kênh truyền thông Phượng Hoàng có trụ sở bên ngoài Trung Quốc, và đây cũng không phải lần đầu bộc lộ những lời cảm xúc nghe có vẻ chán chường như vậy.

Tháng 5/2018, tại thời điểm ban đầu của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nguồn tin từ trang “Nhật báo phố Wall” cho hay, ông Vương Kỳ Sơn trong lúc hội kiến nhân sĩ thương mại Hoa Kỳ, đã công khai phủ nhận bản thân là “người phụ trách xử lý mối quan hệ Trung – Mỹ”. Ông Vương nói công việc của bản thân là Phó Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình bảo làm gì thì ông làm nấy.

Kỳ thực, Vương Kỳ Sơn sau khi rút khỏi chức vụ Thường ủy tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 19 năm 2017, và bị giải nhiệm chức vụ trong nội bộ đảng, tuy năm sau có nhậm chức Phó Chủ tịch (thông qua “hiến pháp đã được chỉnh sửa”, không có hạn chế nhiệm kỳ giống như chủ tịch nước), nhưng giới quan sát bên ngoài phân tích, mặc dù được chỉ định là “Thường ủy thứ 8”, được phép tham gia các cuộc họp quan trọng tại Đại hội Thường ủy Cục chính trị, v.v… , nhưng đều là hữu danh vô thực, không thấy ông có thực quyền to lớn nào.

Nhìn từ những hoạt động công khai trong suốt hơn một năm nay và những lời tự bạch của ông Vương Kỳ Sơn, có lẽ đã phần nào minh chứng cho phán đoán này.

Từ trái qua phải: ông Giang Trạch Dân, ông Vương Kỳ Sơn và ông Tập Cận Bình.

Từ trái qua phải: ông Giang Trạch Dân, ông Vương Kỳ Sơn và ông Tập Cận Bình. Ảnh từ trithucvn.net

Ông Vương Kỳ Sơn chuyển đổi từ vai diễn người nắm giữ cục diện “đả hổ” sang người “ngoại giao mang tính hình thức” đã chiếu xạ ra hai điều:

Thứ nhất, “thể chế Tập – Vương” đã hoàn toàn rạn nứt, và ông Vương Kỳ Sơn ngày càng bị cho ra rìa. Mà điều này vừa khéo lại phần nào ăn khớp với cảnh ngộ ngày càng đi xuống của ông Tập kể từ sau Đại hội 19 đến nay.

Chiến dịch “đả hổ” của hai ông Tập – Vương đã đắc tội với toàn bộ tập đoàn lợi ích của ĐCS Trung Quốc, và đã đẩy bản thân trở thành kẻ thù chính trị của thể chế ĐCS Trung Quốc. Vậy mà ông Tập lại ôm mộng thông qua “chiến dịch làm trong sạch đảng” thỏa hiệp với phe cánh Giang Trạch Dân vốn là đối thủ chủ yếu của mình, mà chung tay góp sức “bảo vệ đảng”, củng cố địa vị của tự mình.

Không ngờ phe cánh họ Giang đã thừa dịp này, một mặt dốc hết toàn lực tập kích ông Vương Kỳ Sơn, chia rẽ “thể chế Tập – Vương”, một mặt đồng ý đưa Tập bước lên địa vị “hạt nhân”, một mặt khác lại không ngừng gây rối.

ĐCS Trung Quốc từ sau đại hội 19 đã hình thành “Thể chế Tập – Vương” mới (thể chế Tập Cận Bình – Vương Hộ Ninh), chứ không còn là “thể chế Tập – Vương” ngày trước nữa, điều này đã khiến Tập rơi vào tình cảnh nguy cơ bốn bề.

Thứ hai, là chiến dịch “đả hổ” nếu không thể đi đến hồi kết, Tập – Vương rất có khả năng bị đánh trả, và ĐCS Trung Quốc ắt bị giải thể.

Trên chính đàn ĐCS Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn trước nay được gọi là “đội trưởng đội cứu hỏa”. Nhưng ông Vương dẫu có khả năng cứu được ngọn lửa nhất thời (ví như khi đại dịch SARS bùng nổ, ông đã nhanh chóng đứng ra nhậm chức thị trưởng Bắc Kinh), nhưng lại không thể cứu được ngọn lửa thời cuộc – tức ĐCS Trung Quốc diệt vong.

Ngày 23/1/2013, ông Vương Kỳ Sơn nói cần phải nhận thức sâu sắc rằng cuộc chiến chống tham nhũng là mang tính trường kỳ với độ phức tạp và khó khăn cao, chống tham nhũng “trước mắt chỉ lấy việc trị phần ngọn làm chính, để giành được thời gian cho việc cứu chữa phần gốc”.

Nhưng lại không biết được rằng, tham nhũng hủ bại nguyên là bản chất xưa nay của ĐCS Trung Quốc, chống hủ bại cũng đồng nghĩa với tiêu diệt ĐCS Trung Quốc, vậy nên căn bản là không tồn tại vấn đề “cứu chữa phần gốc”.

Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Internet)

Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Internet)

Ông Vương Kỳ Sơn đã từng đưa ra hai quyển sách “Chế độ cũ và đại cách mạng”; “Những bài học từ lịch sử” với các quan chức đảng, trên thực tế nó đã vén mở thực trạng xã hội Trung Quốc đã đạt đến “điểm giới hạn sau cùng”, chính quyền ĐCS Trung Quốc đã sắp đến hồi kết.

Tập – Vương lấy “đả hổ” mở ra cục diện, thế như chẻ tre, đáng tiếc không thể đánh thẳng vào sào huyệt của giặc, đấu tranh bên trong ĐCS Trung Quốc lại vì vậy mà ngày càng trở nên ác liệt và công khai hơn.

Ông Tập Cận Bình tuy có ý muốn ra sức “cứu vớt” đảng, nhưng ĐCS Trung Quốc diệt vong là điều tất yếu của lịch sử, bản thân Tập nếu cứ nhất quyết trói chặt số phận của mình với ĐCS Trung Quốc mà không chịu thoát ra, thế thì cũng sẽ chịu chung số phận bị chôn vùi theo nó, nghĩ cũng thật là đáng tiếc!

Thiện Ân 

Theo Epoch Times, tinhhoa.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc