Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Mỹ lên kế hoạch công phá ‘vạn lý hỏa thành’ của Trung Quốc

Vào ngày 9/5, Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng đã bày tỏ trên kênh “Phòng tác chiến ôn dịch” rằng, kế hoạch lật đổ bức tường lửa của ĐCS Trung Quốc đã có trong lịch trình của chính phủ Mỹ.

NEW YORK, NEW YORK - NOVEMBER 06: Steve Bannon speaks during a Taskforce session at 2019 New York Times Dealbook on November 06, 2019 in New York City. (Photo by Mike Cohen/Getty Images for The New York Times)

NEW YORK, NEW YORK – NOVEMBER 06: Steve Bannon speaks during a Taskforce session at 2019 New York Times Dealbook on November 06, 2019 in New York City. (Photo by Mike Cohen/Getty Images for The New York Times)

Vào ngày 8/5, Michael Horowitz – Giám đốc điều hành của Viện chính sách Mỹ “Sáng tạo mới thế kỷ 21”, tổng cố vấn của Văn phòng Quản lý và Dự toán của cựu Tổng thống Reagan cho biết, chính phủ Mỹ sẽ đầu tư tới 3 tỷ đô la từ quỹ chính phủ, liên kết với các trường đại học kỹ thuật liên quan, dùng vào kế hoạch phá vỡ tường lửa của ĐCS Trung Quốc trước cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm nay (cuối tháng Mười).

Trong chương trình “Đi xuống địa ngục” của kênh “Phòng tác chiến ôn dịch” vào ngày 9/5, hai vị khách mời Trung Quốc đã trực tiếp chia sẻ trải nghiệm của bản thân về việc ĐCS Trung Quốc lợi dụng tường lửa để đàn áp ngôn luận và tẩy não người Trung Quốc.

Vị khách có bí danh Heisenberg, từng là kỹ sư của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Sau đó, ông làm việc nhiều năm với các công ty công nghệ Mỹ có quan hệ thương mại với Huawei, ông hiểu rất rõ rằng Huawei đóng vai trò là người tiên phong trong chiến lược toàn cầu của ĐCS Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính của ĐCS Trung Quốc, Huawei đã chiếm lĩnh thị trường viễn thông quốc tế bằng sự cạnh tranh giá rẻ, đặc biệt là thị trường cung cấp thiết bị 5G, với mục đích thu thập dữ liệu và thông tin tình báo thông qua các mạng lưới này, mở rộng hệ thống tường lửa và hệ thống giám sát dữ liệu lớn của ĐCS Trung Quốc ra toàn cầu.

Heisenberg nói rằng, “cửa sau” (backdoor) mà Huawei thiết lập là để “lót đường” cho hệ thống giám sát của ĐCS Trung Quốc (bộ quân sự và tình báo) ngày càng vươn xa, họ có thể lấy thông tin từ tất cả người dùng. Ở Đại lục, Huawei sử dụng một công nghệ quan trọng gọi là “Kiểm soát gói dữ liệu sâu” (DPI) để xây dựng tường lửa, mà công nghệ này ban đầu có nguồn gốc từ các công ty của Mỹ như Cisco.

Tường lửa làm cho thế giới khó lấy được thông tin dịch bệnh từ Đại lục
Heisenberg tin rằng, tường lửa của ĐCS Trung Quốc là lý do cơ bản nhất làm cho đại dịch Vũ Hán trở nên mờ mịt, không minh bạch. Thế giới không thể có được thông tin chân thực về tình hình dịch bệnh ở Đại lục, cũng vì vậy mà rất nhiều người đã bị mất đi tính mạng.

Ông nhấn mạnh, nếu không có tường lửa của ĐCS Trung Quốc, những thảm họa này vốn dĩ có thể tránh được. Do đó, cộng đồng quốc tế nên có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề tường lửa của ĐCS Trung Quốc, vì nó làm tổn hại đến không chỉ người dân Trung Quốc, mà đến tất cả mọi người trên thế giới.

Vào cuối chương trình, Bannon xác nhận rằng Chính phủ Trump đã lên kế hoạch cho các hành động cụ thể để phá vỡ tường lửa của ĐCS Trung Quốc.

Về vấn đề phá vỡ tường lửa của ĐCS Trung Quốc, chính phủ Mỹ dường như đã chuyển từ những lời kêu gọi và chỉ trích ban đầu thành những hành động thiết thực. Giống như Bannon nhấn mạnh, “Hành động! Hành động! Hành động!”.

Phương Tây ý thức được sự nguy hiểm của việc bưng bít thông tin

ĐCS Trung Quốc thiết lập hệ thống tường lửa vào năm 2001, bắt nguồn từ việc Tập đoàn Giang Trạch Dân muốn ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công nói lên sự thật về việc họ bị bức hại. Tuy nhiên, với việc nâng cấp dần dần mức độ quản lý và kiểm soát thông tin của ĐCS Trung Quốc, phạm vi giám sát cũng được mở rộng sang các đoàn thể khác và thậm chí là tất cả các thông tin không có lợi cho sự thống trị của ĐCS Trung Quốc. Đồng thời, ĐCS Trung Quốc cũng có âm mưu mở rộng tường lửa và giám sát dữ liệu lớn từ Đại lục đến tất cả các nơi trên thế giới.

Mỹ và các nước phương Tây từ lâu đã biết được sự nguy hiểm của tường lửa ĐCS Trung Quốc, nhưng vì nhiều lý do, họ chưa bao giờ áp dụng các hành động cụ thể. Lần này, virus Vũ Hán đã hoành hành trên khắp thế giới, ĐCS Trung Quốc đã che giấu sự thật về tính truyền nhiễm và khả năng gây chết người cao của dịch bệnh này trong ít nhất 5 tuần, làm phương Tây bỏ lỡ thời gian quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát sớm dịch bệnh, khiến hơn 290.000 người mất mạng và nền kinh tế toàn cầu rơi vào tiêu điều, khủng hoảng.

Những tổn thất to lớn trên tất cả các phương diện mà dịch bệnh gây ra đã khiến các nước phương Tây nhận thức sâu sắc hơn rằng, tường lửa của ĐCS Trung Quốc không chỉ tước đoạt tự do của Trung Quốc, mà còn gây nguy hiểm cho an ninh của toàn thế giới; nếu không lật đổ bức tường lửa chặn nguồn thông tin tự do lưu thông này thì toàn thế giới sẽ không có cảm giác an toàn thật sự. Lời kêu gọi lật đổ tường lửa ĐCS Trung Quốc của Quốc hội Mỹ ngày càng lên đến đỉnh điểm khi dịch bệnh ngày một trầm trọng.

Ngày 11/11/2019, bài báo kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ của RFI đã viết: “Nếu thế giới không thể nhìn thấy Bức tường Berlin ‘hữu hình’ đã sụp đổ kia, giờ đây biến thân thành bức tường lửa ‘vô hình’ xấu xa độc ác hơn ở Trung Quốc có tên ‘Tường lửa’, thì bất kỳ ngôn từ nào về ‘tự do’ đều là ‘nhạt nhẽo và trống rỗng’!”.

ĐCS Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn để đối phó với phong trào đấu tranh ở Hồng Kông

Trong những năm gần đây, ĐCS Trung Quốc đã dần dần mở rộng việc kiểm duyệt, phong tỏa thông tin và ngôn luận ở nước ngoài. The Epoch Times đưa tin vào ngày 10/4 nói rằng, sau khi các blog và diễn đàn của cổng thông tin lớn nhất Hàn Quốc Naver không đăng nhập được, thì Daum, cổng thông tin lớn thứ hai cũng bị ĐCS Trung Quốc chặn hoàn toàn ở Đại lục kể từ đầu năm nay.

Kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông diễn ra vào năm ngoái, ngoài thủ đoạn dùng bạo lực của cảnh sát để đàn áp người dân Hồng Kông thì ĐCS Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát thông tin.

Sau mẩu tin Twitter đơn giản lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông từ Daryl Morey – Tổng giám đốc đội bóng rổ nhà nghề Mỹ Houston Rockets, một chiến dịch tấn công Daryl đã được phát động rầm rộ trên các phương tiện truyền thông cùng các trang mạng xã hội tại Trung Quốc. Truyền hình, các liên đoàn thể thao, các nhà tài trợ, quảng cáo Trung Quốc tuyên bố ngừng hợp tác với Houston Rockets và Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia Hoa Kỳ (NBA). Phản ứng này buộc NBA phải ra thông cáo xin lỗi.

Vào tháng 6/2019, để phong tỏa tin tức về phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, ĐCS Trung Quốc đã tăng cường chặn mạng Internet. Tuy nhiên, ngày 15/6, trang dontaiwang.com đã ra mắt phần mềm vượt tường lửa phiên bản mới “Freegate Freegate 7.68”, khiến thông tin của 2 triệu người diễu hành hôm “16/6” tại Hồng Kông “lọt” vào Đại lục.

Chính quyền ĐCS Trung Quốc phát hiện việc phong tỏa thông tin bị thất bại nên đã buộc phải thay đổi chiến lược từ phong tỏa sang bôi nhọ, nhào nặn ra những bức ảnh và tin tức xuyên tạc về cuộc biểu tình ở Hồng Kông rồi “rải” đầy trên mạng Internet, sau đó đã vấp phải sự chỉ trích của người dân Đại lục.

Vào ngày 31/10/2019, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã ban hành lệnh cấm tạm thời, cấm bất kỳ ai gửi bất kỳ tin nhắn hoặc bình luận nào liên quan đến phong trào biểu tình trên các diễn đàn và phần mềm truyền thông trực tuyến, bao gồm LIHKG và Telegram. Họ bị đảng Dân chủ chỉ trích vì “cõng” tường lửa của ĐCS Trung Quốc vào Hồng Kông.

Ngày 18/4/2020, ĐCS Trung Quốc bất ngờ bắt giữ 15 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông. Hoàng Chi Phong, tổng thư ký của đảng dân chủ Demosistō nghi ngờ rằng âm mưu đằng sau không đơn giản.

Anh nói trên Facebook vào ngày hôm đó rằng: “Có thể dự đoán rằng, điện thoại của hơn một chục nhà hoạt động của phái Dân chủ cũng sẽ được lấy làm chứng cứ”; “Theo ngưỡng phạm tội của tòa án hiện nay thì chưa hẳn tất cả những người này sẽ bị kết án. Tuy nhiên, hắc cảnh có thể truy cập các cuộc hội thoại trên Whatsapp, Telegram và các hình ảnh trên điện thoại di động, chắc chắn sẽ tăng cường đáng kể tính toàn vẹn của mạng lưới tình báo hắc cảnh”.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz tại Diễn đàn Nhân quyền Hồng Kông được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/9/2019 đã bày tỏ: “Tôi muốn nói với những người biểu tình dũng cảm này rằng, sức mạnh của việc nói lên sự thật là điều mà tất cả các nhà độc tài sợ hãi. Họ sợ sự thật, những người bất đồng chính kiến ​​và ánh nắng mặt trời”.

“Freegate” giúp vượt tường lửa của ĐCS Trung Quốc

Tường lửa mạng Internet của ĐCS Trung Quốc được xây dựng vào năm 2001. Ban đầu, chủ yếu là do Tập đoàn Giang Trạch Dân muốn che đậy sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tiếp tục lừa dối người Trung Quốc và thế giới.

Trong những năm gần đây, công nghệ cao đã cho phép ĐCS Trung Quốc hiện đại hóa hệ thống thống trị của mình, sử dụng dữ liệu lớn để nhận dạng giọng nói, nhận diện khuôn mặt, nhận diện cảm xúc, thu thập cơ sở dữ liệu DNA… để có thể giám sát chặt chẽ từng thời từng khắc trong cuộc sống thường nhật của người dân Trung Quốc.

Giám sát dữ liệu lớn hiện đang mở rộng sang Mỹ và các nước phương Tây. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, việc Huawei sử dụng các nguồn tài chính quốc gia, cạnh tranh giá thấp để chiếm lĩnh thị trường 5G toàn cầu không phải vì lợi ích kinh tế, mà là để hiện thực hóa cái gọi là chiến lược toàn cầu theo dõi thông tin các nước phương Tây của ĐCS Trung Quốc.

Trên thực tế, ngay khi tường lửa được xây dựng, các học viên Pháp Luân Công đã phát triển phần mềm “Freegate” để “vượt tường lửa”, liên tục nâng cấp và cập nhật để đối phó với bức tường lửa mà ĐCS Trung Quốc không ngừng củng cố, trở thành “Thần khí” vượt tường lửa của người dân Đại lục, để mọi người có thể được tiếp cận với vô vàn thông tin tự do trên khắp thế giới.

Minh Huy

Theo Epoch Times, tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc