Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » 10 sai lầm của cảnh sát Manila khi giải cứu con tin
Một nhà phân tích an ninh cấp cao từng làm việc trong đội chống khủng bố của quân đội Anh và sở Scotland Yard, Charles Shoebridge, cho biết: Những sĩ quan cảnh sát Manila đã thể hiện lòng “dũng cảm tuyệt vời” của họ trong vụ giải cứu 25 con tin, chủ yếu là khách du lịch người Hong Kong trên chiếc xe bus bị một cựu sĩ quan cảnh sát bắt cóc hôm 23/8. Tuy nhiên,  họ đã không được huấn luyện và trang bị đầy đủ các trang thiết bị phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này.

Trong ngày 24/8, trước sự chỉ trích của cả Bắc Kinh lẫn Hong Kong, Tổng thống Philippines Aquino cũng đã chính thức thừa nhận rằng thảm kịch trên đã phơi bày nhiều điểm yếu về khả năng của lực lượng an ninh nước này trong việc giải quyết các tình huống bắt cóc con tin  khiến 9 trong số 25 người thiệt mạng.

Dưới đây là 10 điểm yếu của cảnh sát Manila được Charles Shoebridge chỉ ra:

1. Xác định mục tiêu

Các sĩ quan cảnh sát Manila đã cố gắng đột nhập vào bên trong xe bus ngay khi tiếng súng đầu tiên vang lên. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm tuyệt vời khi tiến vào bên trong xe đối mặt với kẻ bắt cóc con tin khi trên xe rất đông người, chỉ có một lối đi hẹp giữa hai hàng ghế. Nhưng khi tiến vào trong xe không có lý do gì họ không bị bắn bất ngờ trước.

Để có thể làm được điều này một cách an toàn, người xâm nhập phải là một người rất đặc biệt, người được huấn luyện đặc biệt và phải rất can đảm, quyết tâm cao cũng như giỏi đột kích – Charles Shoebridge phân tích.

2. Thiếu trang thiết bị

Cảnh sát Manila đã tốn rất nhiều thời gian để đập vỡ các ô cửa kính của xe bus trong khi có một loại thiết bị phá cửa sổ có thể giúp phá cửa nhanh chóng.

Nỗ lực phá cửa nhưng không mang theo thang giải cứu.

“Họ không mang theo thang để giải cứu các nạn nhân qua lối cửa sổ. Họ phá được cửa nhưng lại không biết làm gì tiếp theo đó. Nhìn trên video, họ trông gần giống như một nhóm… “phá hoại”” – Charles Shoebridge nói.

“Vũ khí của họ tham gia tấn công cũng không phù hợp. Một số mang súng quá ngắn trong khi số khác lại dùng súng trường… quá dài. Vũ khí lý tưởng nhất trong tình huống này chính là một khẩu khúng tiểu liên ngắn. Nó phù hợp trong khi thực hiện nhiệm vụ ở một không gian hẹp” – ông Shoebridge cho biết.

3. Mất cơ hội khống chế tay súng

Shoebridge tin rằng: đã có rất nhiều cơ hội để khống chế tay súng nhưng các nhà đàm phán của Philippines đã bỏ qua. “Những nhà đàm phán đã đứng rất gần với kẻ bắt cóc và hắn ta đã treo vũ khí của mình xuống bên cạnh.  Hắn đã có thể bị vô hiệu hoá mà không cần phải giết”.

4. Mất cơ hội tiêu diệt tay súng

Các video quay được cũng cho thấy đã có cơ hội khi kẻ bắt cóc đứng một mình nhiều lần trong suốt 1 ngày đó và trong tình huống này một xạ thủ đã được huấn luyện cũng có thể bắn hạ được hắn.

“Bạn đang đàm phán với một người không thể đoán trước hay nắm bắt được hành động của hắn… Một quy tắc nên lưu ý tới trong quá trình đàm phán là nếu xuất hiện một cơ hội có thể kết thúc tình huống này dứt điểm thì cần phải nắm ngay lấy cơ hội đó” – Shoebridge nói.

5. Không đáp ứng nhu cầu của tay súng

“Tôi tự hỏi tại sao các nhà chức trách đã không  đồng ý với yêu cầu của tay súng?” –  ông Charles Shoebridge tiếp. “Một lời hứa trả lại vị trí trong lực lượng cho hắn không có nghĩa là họ phải vinh danh hắn. Không ai muốn đáp ứng yêu cầu của những kẻ khủng bố, nhưng trong một tình huống như thế này, mà lại không liên quan đến một nhóm khủng bố, hoặc phát hành của tù nhân, họ có thể chấp nhận yêu cầu đó.  Có thể hứa phục hồi chức vụ trong ngành cảnh sát cho hắn – và sau đó được đưa vào tù ngay lập tức khi giải phóng con tin an toàn”.

“Nhà cầm quyền Philippines trong thực tế cũng đã chấp nhận yêu cầu của tay súng, nhưng quá muộn. Một tin nhắn đầu tiên hứa sẽ xem xét lại trường hợp của hắn. Một tin nhắn thứ hai hứa sẽ phục chức cho hắn được cảnh sát mang tới nhưng tiếc là nó đến sau khi vụ nổ súng đã bắt đầu”.

6. Để truyền hình tiếp tay cho kẻ bắt cóc

Các tay súng đã có thể kiểm soát tình hình khi hắn vẫn được cung cấp dịch vụ truyền hình và đài phát thanh trong xe và xung quanh khu vực bắt cóc và  truyền hình đã tiết lộ với hắn về tất cả những gì đang diễn ra xung quanh hắn khiến hắn biết trước hoạt động áp sát chiếc xe của cảnh sát dẫn tới kích động và bắn các con tin.

Để truyền hình tiếp tay cho kẻ bắt cóc

Một “khiếm khuyết quan trọng trong việc xử lý của cảnh sát” – ông Shoebridge nói.  Ông cũng cho biết thêm rằng, cảnh sát nên luôn luôn xem xét việc xây dựng một hàng rào hoặc vải che chắn xung quanh khu vực xảy ra sự cố để ngăn phát tán sớm hình ảnh cận cảnh xử lý tình huống và giữ kẻ bắt cóc cô lập trong bóng tối không hay biết gì về thông tin bên ngoài.

7. Không có yếu tố bất ngờ

Mọi động thái của tay súng và cảnh sát đã hiển thị rất rõ trên các phương tiện truyền thông – ông Shoebridge nói. Cảnh sát đã không làm phân tâm kẻ bắt cóc được, vì vậy không thể khai thác các “yếu tố bất ngờ trọng yếu”.

8. Thiếu sự bảo vệ công chúng

Những người ngoài cuộc có thể ít nhất một lần đã bị bắn khi họ được phép đứng quá gần chiếc xe bị bắt cóc trong khi một khẩu súng trường M-16 trong tay kẻ bắt cóc có thể sát hại những người cách xa nó khoảng 1,6 km (1 dặm) và khả năng có chn thương là vô cùng lớn – nhà phân tích Shoebridge cho biết.

“Khi bạn nhìn những thước phim được quay từ bên trên sẽ thấy rất rằng không có hoặc có rất ít sự kiểm soát của các nhân viên an ninh” – ông nói.

9.  Sử dụng anh trai của tay súng để đàm phán

“Thân nhân và bạn bè gần gũi của kẻ bắt cóc có thể là một con dao hai lưỡi, ông Shoebridge nói – Khi họ có thể tiến gần tới gần kẻ bắt cóc con tin, những gì họ nói không thể dễ dàng kiểm soát được… Trong trường hợp này, anh trai của tay súng được đưa tới tham gia vào các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, ở giai đoạn nào đó, người này đã khiến kẻ bắt cóc trở nên kích động và cảnh sát bắt đầu quyết định tìm cách để loại bỏ anh ta. Theo một số báo cáo, lúc đó hắn đã nổ súng cảnh báo”.

10. Thiếu đào tạo chuyên nghiệp

“Trong một số bộ phận của Philippines, chẳng hạn như Mindanao, những vụ bắt cóc con tin không phải là một sự bất thường. Do đó, Philippines cần có một số lực lượng được đào tạo những chiến thuật giải cứu, ứng phó cần thiết. Các đội tham gia vào sự cố hôm 23/8 rõ ràng đã không được huấn luyện đầy đủ” – ông Shoebridge nhận xét.

“Mọi đơn vị có liên quan trong công tác này cũng cần phải được “đào tạo lại một lần nữa và phải liên tục thực hành để có thể thực hiện một cách chính xác theo  kịch bản giải cứu” – ông Shoebridge nói.

Theo bee


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc