Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Tra tấn tâm thần ở Trung Quốc

Rất Nhiều Tường Trình

Ảnh minh hoạ (Internet)

Tháng 12-2008, Hội đồng Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tường trình về nhìn chung tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, tường trình đầu tiên về 8 năm qua ở Trung Quốc. Trong tường trình này, “Hội đồng cũng lưu ý đến những quan ngại rằng nơi giữ người là bị lạm dụng để giam giữ những người tại các bệnh viện tâm thần mà nguyên nhân không liên quan tới y tế.”[1]

Sau chuyến công du 2 tuần của giáo sư Manfred Nowak, chuyên viên đặc trách của Liên Hiệp Quốc, tới Trung Quốc hồi năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã công bố tường trình về kết quả chuyến công du tới Trung Quốc này. Trong tường trình đó có tuyên bố rằng tra tấn ở bệnh viện tâm thần tại Trung Quốc là chiếm 8% những ca mà ông chuyên viên đặc trách thu thập được trong 5 năm, từ 2000 đến 2006.[2]

Điều tra chỉ ra rằng những ca “trị bệnh tâm thần” này được thấy xuất hiện tại 23 trong số 33 tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương Trung Quốc. Tối thiểu có 100 cơ sở chữa trị tâm thần đã được sử dụng như công cụ thanh tẩy tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công. Điều ấy cho thấy rõ, việc lạm dụng thuốc tâm thần nhắm vào những người bất đồng chính kiến với chính quyền đã được sử dụng một cách có kế hoạch, có hệ thống, và là một chính sách xuyên suốt từ trên xuống.

Ông Daniel B. Borenstein, Chủ tịch Hiệp hội Tâm thần học Hoa kỳ, đã công bố bức thư trên tờ New York Times số ra ngày 27-3-2001, tựa đề “Trong nhà giam Trung Quốc: Đối mặt sự Lạm dụng”. Trong bài báo, ông viết: “Hội đồng về Vận dụng và Lạm dụng chữa trị Tâm thần của WPA (Hiệp hội Tâm thần học Thế giới) đã phản ứng quá chậm khi nhận được những cáo buộc về lạm dụng chữa trị tâm thần nhắm vào những thành viên, nhóm và trưởng nhóm Pháp Luân Công, cũng như những ai được chuẩn đoán là ‘cuồng tín chính trị’, những người bị trở thành đối tượng của chữa trị bằng sốc và thuốc tâm thần.”[3]

Ông Robin Munro dành nguyên một chương trong cuốn sách của mình, Những đầu óc nguy hiểm: Tâm thần Chính trị ở Trung Quốc hôm nay, và Xuất xứ của nó từ thời Mao để viết về lạm dụng chữa trị tâm thần nhắm vào học viên Pháp Luân Công. Chương mục “Pháp Luân Công: Đối tượng mới của lạm dụng chữa trị tâm thần,”[4] ông đã tường trình về bà Tian Guihua 42 tuổi, nạn nhân tại Bệnh viện Tâm thần Jiaozhou, tỉnh Sơn Đông. Tám bệnh nhân tâm thần đè bà xuống, trong khi bác sĩ tiêm những loại thuốc phá huỷ thần kinh vào bà. “Sau đó, ngày nào nữ bác sĩ cũng hỏi bà rằng bà có tiếp tục tập Pháp Luân Công hay không. Hễ bà Tian trả lời ‘có’ thì bà sẽ bị bác sĩ cho châm kim giật điện.”[5]

Dùng Thuốc Ở Bệnh Viện Tâm Thần Cho Mục Đích Chính Trị

Bệnh viện Tâm thần Xuzhou, tỉnh Giang Tô là một thí dụ điển hình. Những tường trình về lạm dụng đã xuất hiện một thời gian ngắn ngay sau ngày 20-7-1999, ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 12-2000, những học viên Pháp Luân Công khoẻ mạnh sau đây bị chuyển tới Bệnh viện Tâm thần Xuzhou: Gao Chuanyin, Gao Xiayun, Lu Bingling, Niu Shuxia, Wang Jinghua, Meng Qinquan, Wang Hui, và Wang Ping. Tháng 3-2001, những học viên Wu Di, Peng Zhongmei, Ding Jianhua, Yuan Ling, Guo Juanling, Bian Guiling, Wang Yumei, Dong Mei, Gao Chunmei, và Ma Jiling cũng bị đưa tới đó.

Báo cáo cho thấy các học viên bị làm cho bất tỉnh, bị trói, bị điện giật, bị cấm ngủ, xuất hiện hiện tượng nạn nhân có cái nhìn vô hồn, đờm dãi chảy ra mà không tự chủ được, run rẩy, mất thị giác, mất thính giác, cơ bắp và nội tạng bị biến dạng, mất trí nhớ, mất khả năng tư duy và nhận thức, và thậm chí tử vong. Một lần có học viên hỏi y tá: “Tại sao lại tiêm thuốc cho chúng tôi khi mà chúng tôi không bệnh?” và nhận được câu trả lời: “Không phải chúng tôi quyết, mà là cấp trên lệnh chúng tôi làm vậy. Chúng tôi không muốn làm thế này, nhưng chúng tôi không muốn bị sa thải.”

Kéo Dài Hoạt Động Tra Tấn Tâm Thần

Một khi mục đích chữa trị tâm thần không phải là để “bệnh nhân” khỏi bệnh, hoạt động này có thể diễn ra ở các bệnh viện tâm thần, các trại cưỡng bức lao động, hoặc bất kể cơ sở giam giữ nào. Những ca sau đây nhắc nhở chúng ta về những gì diễn ra đằng sau sự mở rộng của kinh tế Trung Quốc.

1. Anh Zhao Peijie, nam, 32 tuổi, từ làng Xiaonigou, trấn Datong, thành phố Rongcheng, tỉnh Sơn Đông, bị đánh, tra tấn, và bị ép dùng thuốc phá huỷ thần kinh trung ương. Hậu quả là anh phát bệnh thần kinh, và chết ở ngoài đường ngày 28-6-2008.

2. Tháng 4-2006, quan chức Sở cảnh sát Thành phố Chibi, tỉnh Hồ Bắc đã bắt bà Liu Xiaolian, 69 tuổi và đưa bà đến Khoa Tâm thần Bệnh viện Pufang. Tại đó bà Liu bị đánh đập tàn nhẫn, bị tiêm thuốc độc hại, bị ép uống thuốc làm suy nhược thần kinh, và bị giật điện bằng dùi cui điện cao áo. Bà bị liên tục tiêm thuốc thần kinh trong 24 giờ. Hậu quả là bà bất tỉnh suốt hai ngày sau đó, toàn thân sạm đen và sưng phù. Khi tỉnh lại bà tạm thời mất khả năng nói. Bà qua đời chiều ngày 26-10-2008.

3. Cô Li Dongqing, 46 tuổi, sống ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 24-5-2008, cô bị bắt và bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần quận Dongling thuộc Thẩm Dương. Cô bị tiêm thuốc gây hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh của cô.

4. Chị Han Ming là nhân viên Nhà máy Cơ khí Pingshui hạt Pingba, tỉnh Quý Châu. Ngày 28-2-2001, chị bị bắt và kết án 2 năm lao động cưỡng bức. Trong thời gian bị giam cầm ở Trại cưỡng bức Lao động nữ tỉnh Quý Châu, chị bị tiêm những thứ thuốc không rõ tên, khiến chị mắc chứng teo cơ toàn thân. Tình trạng sức khoẻ của chị xuống dốc liên lục và chị đã chết ngày 20-3-2003, khi mới 30 tuổi.

5. Chị Zhang Wuying cùng chồng, anh Wu Dianhui là từ thành phố Changzhou, tỉnh Giang Tô. Tháng 2-2000, Công an Changzhou đã bắt anh Wu. Mặc dù anh Wu và vợ không hề bị bệnh tâm thần gì hết, nhưng ngay khi anh Wu được thả khỏi nơi tạm giam, hai vợ chồng liền bị tống vào Bệnh viện Tâm thần Quân Giải phóng 102. Chị Zhang bị trói vào giường, bị tiêm thuốc và bức thực, mặc dù chị đang trong tình trạng mang thai 5 tháng.

Để che đậy tội ác, kẻ gây tội tìm cách đẩy trách nhiệm cho nạn nhân. Một thí dụ, chị Meng Lijun bị chết sau khi bị tiêm những thứ thuốc độc hại và ăn phải những thuốc độc hại trộn lẫn trong đồ ăn và nước. Gia đình đã căn vặn cảnh sát rằng tại sao ép người khoẻ mạnh dùng thuốc, thì cảnh sát đã trả lời: “Chị ta phát bệnh tâm thần do học Pháp Luân Công, và chị ta mắc bệnh trước khi bị cảnh sát bắt giam.”

Chị Meng chỉ là một trong hàng ngàn nạn nhân.

1. http://www2.ohchr.org/english/bodies/cat/docs/CAT.C.CHN.CO.4.pdf

2. http://www.unhcr.org/refworld/publisher,UNCHR,MISSION,CHN,,0.html

3. http://www.nytimes.com/2001/03/27/opinion/l-jailed-in-china-confront-the-abuse-574694.html

4. Robin Munro on Falun Gong (Xem trang 158)

5. Ibid. Trang 163


01 ý kiến dành cho “Tra tấn tâm thần ở Trung Quốc”

  1. sdga 06/09/2010

    dã man quá, ở TQ sao có những ng dã man như vậy chứ

    Reply

Ý kiến dành cho sdga