Home » Khám Phá, Tiêu Điểm » Cơ chế sử dụng năng lượng dự trữ trong cơ thể
[TinDaChieu] Một nhóm các nhà nghiên cứu người Đức đã có những phát hiện mới về  việc dự trữ và vận chuyển chất béo trong ruồi giấm.


Huấn luyện viên đơn: là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần 1 chút động viên (Dave Hogan / Getty Images)

Chất béo được duy trì một nồng độ phù hợp trong cơ thể là điều cần thiết cho sự sống còn. Thật vậy, không đủ lượng chất béo có thể đưa tới tình trạng chết đói, trong khi chất béo dư thừa có thể dẫn đến nguy cơ các bệnh như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường tuýp 2, và ung thư. Các cơ chế kiểm soát việc lưu trữ và phóng thích dự trữ lipid chưa rõ ràng.

Ronald Kühnlein và các cộng sự tại Viện Sinh lý học Max Planck, nghiên cứu vào cơ chế ruồi giấm dự trữ chất béo. Cũng như các động vật có vú, chất béo ở ruồi tích tụ dạng giọt trong các tế bào của cơ thể.

“Các thành phần hóa học của chất béo được lưu trữ trong 2 mẫu mô là giống hệt nhau ” Kühnlein nói. “Cả hai đều tạo thành một chất béo trung tính (tryglyceride).”

Đó là điều cần thiết để có thể kiểm soát và sử dụng các chất béo khi cần thiết. Quá trình “huy động” là chủ đề của cuộc nghiên cứu.

“Khi chất béo được chuyển hóa, men lipid cần thiết cho quá trình này ở côn trùng là men Brummer lipase và ở động vật có vú là men adipose triglyceride lipase ” Kühnlein giải thích.

Các nhà khoa học đã lựa chọn ruồi  không thể sản xuất ra các men Brummer lipase (enzyme phân huỷ chất béo) và những con mà trong đó các thụ thể hormon adipokinetic (thụ thể cấu thành từ lipid) bị đột biến để nghiên cứu. Các men và thụ thể này làm tăng tốc độ đường truyền tín hiệu để huy động nguồn dự trữ chất béo.

Ruồi đầu tiên được cho ăn và sau đó bị cắt đứt hoàn toàn thực phẩm để xem cách chúng huy động nguồn dự trữ chất béo. Ruồi thiếu một trong những gen này đã béo hơn so với con bình thường. Mặc dù bị hạn chế khả năng huy động các nguồn dự trữ chất béo, những con ruồi này sống sót lâu hơn khi bị bỏ đói.

Ruồi có cả hai gen đã bị đột biến thì béo gấp bốn lần so với ruồi bình thường và tích lũy được những giọt chất béo sót lại trong các tế bào mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu không cho ăn nữa, chúng nhanh chóng chết vì đói.

“Chúng không thể tiếp cận nguồn dự trữ chất béo” Kühnlein nói. “Điều này có nghĩa là có hai cơ chế huy động chất béo trong cơ thể. Nếu cả hai cơ chế này bị chặn, chúng bị bỏ đói đến chết với lượng chất béo dự trữ không thể tiêu thụ. Trên thực tế chúng có thể không tiếp cận được nguồn chất béo dự trữ. “

Những con ruồi này thay vào đó chỉ có thể sử dụng và chuyển hoá carbohydrate thành năng lượng, bằng chứng là các sản phẩm chuyển hoá từ men lipase Brummer hay hormone adipokinetic, chỉ có thể từ nguồn dự trữ chất béo chứ không phải nguồn năng lượng khác trong cơ thể.

Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là tìm hiểu sự tương tác giữa con đường truyền tín hiệu giữa các enzym lipase Brummer và hormone adipokinetic, cũng như xác định các gene khác đóng một vai trò trong việc lưu trữ và sử dụng chất béo.

Cơ chế này cũng sẽ được ứng dụng trên cơ thể con người kể từ khi chúng tôi nhận ra các thụ thể tương tự như hormone adipokinetic của ruồi cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid.

Mặc dù nghiên cứu này còn đang trong giai đoạn đầu của thử nghiệm, nó có thể cung cấp một sự hiểu biết đối với những vấn đề liên quan đến béo phì, một căn bệnh đang dần phổ biến hiện nay.

Dịch từ The  Epoch Times

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc