Home » Thế giới » Việc tuyên truyền lừa dối và rầm rộ vẫn tiếp tục ở Trung Quốc
Vụ tự thiêu được giàn dựng đã nhào nặn quan điểm của công chúng như thế nào, 10 năm nhìn lại

Các học viên Pháp Luân Công mang ảnh của những học viên đồng môn bị giết hại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong một cuộc diễu hành ở Washington D.C. vào tháng 7 năm 2009. Sau khi ĐCSTQ phát động chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công rầm rộ vào năm 2001, bắt đầu bằng vụ tự thiêu được giàn dựng trên quảng trường Thiên An Môn, số học viên bị giết hại đã tăng lên đột biến. (Dai Bing/ Epoch Times)

Trung Quốc đã bị làm cho hoang mang vào một buổi sáng cuối năm 1971 khi cả nước tỉnh dậy và nhận ra rằng Lin Biao, người kế nhiệm được tin cậy của Mao chủ tịch, thực ra lại là một “kẻ lừa đảo và phản bội chính trị”, một “kẻ chủ mưu” và là một “người có các mối quan hệ với nước ngoài” trong một thời gian dài.

Báo chí Trung Quốc sau đó nói rằng ông ấy đã chủ mưu một kế hoạch ám sát Mao, nhưng kế hoạch đã bị phá, ngay lúc đó ông ấy đã cố gắng trốn sang Liên Xô. Họ nói trên đường đi máy bay của ông ấy đã bị rơi. Các bức ảnh đã được lưu truyền nhưng không bao giờ có thể xác minh được. Tất cả các khẩu hiệu cách mạng của Lin đã bị vứt bỏ, các cuộc mít tinh đã được tổ chức, các bài hát đã được hát lên, và các tờ báo của Đảng đã không tiếc lời giải thích lý do tại sao mà âm mưu của “kẻ phản bội” đã không bị phát hiện sớm hơn.

Không một ai sẽ có thể biết được điều gì đã thực sự xảy ra với Lin Biao – người ta tin rằng Mao đã coi ông ấy như một mối đe dọa và đã thanh toán ông – nhưng trường hợp của ông là một trong nhiều trường hợp trong một lịch sử những trò xiếc chính trị được tạo điều kiện bởi một môi trường truyền thông bị kiểm soát và tuyên truyền không ngớt. Câu chuyện của Lin cũng là một bài học quan trọng trong thế giới bí ẩn và thường là chết người của chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ, một dạng của thuyết phục đại chúng mà vẫn tiếp diễn đến ngày nay.

Chương trình truyền hình ‘tiêu điểm’

30 năm sau. Ngày 31 tháng Giêng năm 2001, một tuần sau đêm giao thừa Tết của Trung Quốc, dịp quan trọng nhất ở nước này. Các gia đình vẫn còn đang sum họp, mọi người đang ở nhà, và sau bữa tối nhiều người bật kênh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV để xem chương trình thời sự điều tra “Tiêu điểm”. Vào ngày này, trên thực tế, các tờ rơi đã được phát xung quanh các tòa nhà ở thúc giục mọi người xem chương trình này.

Hàng trăm triệu người xem đã lại bị làm cho hoang mang khi nghe thấy rằng cái mà họ đã tưởng là một môn khí công an hòa – Pháp Luân Công [còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp] – thực ra lại là một “tà giáo” đã tham gia vào các hành động tự thiêu. Chính quyền đã cho phát sóng một bộ phim tài liệu dài 20 phút đã được sản xuất một tuần về những người được cho là những người tập Pháp Luân Công đã tự thiêu hôm 23/1.

Đã có rất nhiều sơ hở rõ ràng trong câu chuyện này: từ mặt lô-gic – nếu như tự thiêu là một phần của những lời giảng của Pháp Luân Công, thì tại sao đây lại là lần đầu tiên? cho đến mặt vô lý – tại sao con số người tự thiêu lại nhảy lên từ 5 trong các báo cáo đầu tiên lên 7 một tuần sau? cho đến mặt thực tế – Philip Pan của tờ Washington Post đã chứng minh rằng có ít nhất 2 người tham gia không phải là các học viên Pháp Luân Công; những người được cho là tự thiêu đang mặc quần áo chống cháy; cảnh sát đã nhanh chóng đổ xô đến hiện trường cùng với các thiết bị cứu hỏa, mà bình thường là không sẵn có trên quảng trường Thiên An Môn, và những thứ khác nữa.

Việc công kích dữ dội trên các phương tiện truyền thông

Nhưng những vấn đề nhỏ này đã không ngăn cản chính quyền xúc tiến các kế hoạch của họ.

Và các kế hoạch của họ là rất tham vọng. Chiến dịch truyền thông sau đó đã đã đẩy người chống lại Lin Biao vào chỗ xấu hổ. Trong những ngày theo sau sự kiện này, đã có 3, 4 rồi 5 bài báo trong mỗi số của tờ báo tuyên truyền 24 trang Nhân dân Nhật báo. Trong 1 tháng đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đã có 966 bài báo “vạch trần và chỉ trích” Pháp Luân Công được đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo. Vào năm 2001, đã có 530 bài báo nữa theo sau đó.

Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần phổ biến của Trung Quốc, đã bị cấm và bị đàn áp ở Trung Quốc năm 1999, trong một chiến dịch do Giang Trạch Dân chỉ đạo – nhưng không giống như các phong trào chính trị quần chúng trước đó, phong trào này đã có khó khăn trong việc thu hút sự tưởng tượng của một công chúng ngày càng không quan tâm đến nữa. Vụ tự thiêu đã thay đổi tất cả những điều đó.

Và nó không chỉ giới hạn ở tờ Nhân dân Nhật báo. Trong việc nghiên cứu bài báo này trước kỷ niệm 10 năm của màn diễn lớn nhất của sân khấu chính trị trong lịch sư Trung Quốc hiện đại, The Epoch Times đã lục tìm trong cơ sở dữ liệu điện tử và tìm thấy rằng sự tuyên truyền về vụ tự thiêu đã xuất hiện không chỉ trên các tờ báo, tạp chí, và ấn phẩm khoa học, mà còn trên các ấn phẩm thường niên quốc gia và cấp tỉnh, các báo cáo kinh tế, tạp chí kinh doanh, báo cáo vệ sinh, bài báo hóa học, ấn phấm dành cho những người đã về hưu, sách giáo khoa tiểu học, sổ tay đào tạo giáo viên, và ở mọi góc của thế giới in ấn ở Trung Quốc trong năm 2001 và trong những năm sau đó.

Tuy nhiên, thông điệp có hiệu ứng lớn nhất đã được truyền qua truyền hình quảng bá. Cụ thể là, Đảng đã khiến những hình ảnh của thân thể trông như bị bỏng của một bé gái 12 tuổi trở thành tâm điểm của chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công. Nhiều người đã bị thuyết phục. Tuy nhiên, tính xác thực của các hình ảnh đã bị nghi vấn, khi chỉ vài ngày sau khi trông như bị bỏng, và được cho là đã trải qua thủ thuật mở khí quản, cô bé đã được quay phim là đang hát, một điều hẳn là không thể. Tuy nhiên, các khán giả Trung Quốc đã không biết đến những điều mâu thuẫn này.

Peter Zheng, một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở Illinois, đã ở thành phố Wuhu, tỉnh An Huy vào thời gian đó. “Họ phát sóng hàng ngày, về cơ bản là ở trên mọi kênh, trong một tuần, ít nhất là như vậy”, ông Zheng nói. “Các chương trình khác đã bị dừng lại, họ đã dùng điều này như một cái cớ. Ngoài vụ tự thiêu họ còn đưa các tin tức chống Pháp Luân Công khác, những lời tuyên bố nhận tội, các báo cáo, điều tra, các vụ giết người, phân tích từ mọi kiểu góc cạnh của các tin của ĐCSTQ, tất cả những thứ đó.”

Sau sự bão hòa phát sóng ban đầu, lượng đưa tin giảm xuống, nhưng CCTV vẫn tiếp tục đánh trống đều các tin tức về vụ tự thiêu và công kích Pháp Luân Công.

Vào tháng 3 năm 2002, Đài truyền hình NTD đã phát bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng có nhan đề Ngọn lửa giả dối phân tích những chỗ không nhất quán trong câu chuyện tự thiêu, và sau đó các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc “đã lắng xuống” theo Sun Yanjun, lúc đó là một phó giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Sư phạm Thủ đô.

Ở Trung Quốc, sự tuyên truyền rầm rộ nhằm vào công chúng của Đảng luôn đi kèm với việc trấn áp các tiếng nói khác quan điểm. Trong trường hợp vụ tự thiêu, không có cuộc điều tra độc lập nào là được phép, không có cuộc tiếp xúc hay kiểm tra chéo độc lập đối với những người được cho là nạn nhân nào, và không có phân tích phê bình nào trên bất cứ phương tiện truyền thông trong nước nào. Những tin mà các phương tiện truyền thông phương Tây đưa thường chỉ đơn giản là lặp lại những gì mà các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc nói.

Nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công để trình bày một tường thuật khác về vụ việc này, bằng cách đưa tín hiệu vào vệ tinh truyền hình và phát một bộ phim tài liệu, đã kết thúc bằng việc bắt giữ và giết hại 6 người, bao gồm chuyên gia vô tuyến trẻ tuổi Liu Haibo, người đã bị chọc dùi cui điện vào hậu môn và cho điện giật đến chết, như được mô tả lại trong bản báo cáo tiểu sử chi tiết của Ethan Gutmann được đăng trên tờ Weekly Standard.

Cuộc đàn áp trở nên được chấp nhận

Các cuộc phỏng vấn với mọi người ở Trung Quốc và các bản tin của báo chí nước ngoài hồi đó cho thấy ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông một chiều rầm rộ. Martin Regg Cohn viết cho tờ Toronto Star: “Sự nóng bỏng của chiến dịch này cho thấy rằng ĐCSTQ vẫn còn ảo tưởng về thách thức với quyền lực của đảng. …Bất chấp bầu không khí được giàn dựng – một sự quay trở lại các chiến thuật đinh tai nhức óc của Cách mạng Văn hóa trong thời kỳ 1966-1976 – một chiến dịch mới của chính quyền dường như đã đánh đúng vào tâm lý của những thường dân Trung Quốc.

Nó đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ. The Epoch Times đã phỏng vấn một số người đã ở Trung Quốc vào năm 2001: một giáo sư trường Đại học Thanh Hoa, một thuyền trưởng ở tỉnh Liêu Ninh, một công nhân mỏ ở vùng Đông Bắc, và một giáo viên mẫu giáo ở tỉnh An Huy. Nhìn chung họ có cùng một câu chuyện để kể lại. Mọi người đã đi từ chỗ thông cảm với Pháp Luân Công trước chiến dịch tuyên truyền đến chỗ khinh miệt môn tập này: từ chỗ thường thắc mắc về cuộc đàn áp cho đến chỗ hoặc là chấp nhận nó hoặc là thậm chí sẵn sàng tham gia vào cuộc đàn áp.

Nếu bạn đứng nhìn từ bên ngoài thì bạn có thể nhìn thấy tất cả các vấn đề trong câu chuyện này”, dẫn lời Helen Nie, 41 tuổi, hiện đang ở Illinois. “Nhưng trong môi trường đó, bạn sẽ bị mắc bẫy, bạn sẽ bị cuốn vào âm mưu này. Nó rất là thuyết phục: những người liên quan già có, trẻ có, có một cháu bé, một sinh viên đại học, tôi đã không nghĩ gì về các điểm đáng nghi ngờ. Tôi đã tin nó, và tôi đã cực kỳ tức giận.” Vào lúc đó cô đã tập Pháp Luân Công trong một vài năm; cô nói cô có thể hình dung được cảm xúc của những người không tập Pháp Luân Công

Những lời dối trá mà các phương tiện truyền thông của nhà nước ban đầu nghĩ ra để chống lại Pháp Luân Công, bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi cuộc đàn áp bắt đầu là “cực kỳ trẻ con”, cô Nie nói. Nhiều người trong công chúng đã bác bỏ các tin tức viết rằng, ví dụ như các học viên Pháp Luân Công tự mổ bụng mình hoặc tự nhiên bị điên – nhưng họ đã nhận được một câu chuyện tinh vi hơn vào năm 2001, và những hình ảnh thuyết phục để hỗ trợ cho việc tuyên truyền.

“Nó quỷ quyệt ở chỗ nó nhằm vào sự thông cảm của mọi người,” cô Nie nói. “Khi mọi người thông cảm với những nạn nhân bị cháy, kết quả tất yếu là họ bắt đầu ghét Pháp Luân Công.”

Liu Hongchang, một công nhân mỏ và cũng là một người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh hồi đó và hiện đang sống ở Hà Lan, đã bị bắt hôm 9 tháng 2, chỉ một tuần sau khi đoạn phim được phát sóng. Cuộc tuyên truyền vẫn còn đang được phát sóng, ngay cả ở trong các nhà tù. Các tù nhân và lính gác rất tàn ác, ông nói: “Hãy nhìn đi, mọi người nghĩ rằng tập Pháp Luân Công là tốt? Hãy nhìn họ đi!” Một thuyền trưởng người Trung Quốc ở Nhật Bản vào thời đó nói rằng tin đó đã được truyền đến cả Nhật.

Sun Yanjun tin rằng đã có một số lý do tại sao mà người ta tin sự tuyên truyền đó: “Các hình ảnh rất khủng khiếp, nên đã có một ảnh hưởng đối với mọi người. Mọi người có một thói quen xem tin tức trên CCTV; họ đã không phân tích nó và đã không hiểu là ĐCSTQ đã điều khiển mọi thứ mà họ thấy như thế nào.

“Cũng vậy, trong hơn một năm, sự tuyên truyền của ĐCSTQ đã liên tục nói với mọi người rằng các học viên Pháp Luân Công là không bình thường và không coi trọng nhân mạng. Điều này đã có một ảnh hưởng và dọn đường cho việc làm giả vụ tự thiêu.”

Mức độ tàn bạo gia tăng

Cùng với sự thù oán của xã hội là sự gia tăng mức độ tàn bạo. Tờ Washington Post đã đưa tin vào tháng 8 năm 2001 rằng vụ tự thiêu là một “bước ngoặt” trong chiến dịch của ĐCSTQ, và “đã giải phóng bàn tay của đảng” để sử dụng sự bạo lực cực độ đối với những tín đồ trung thành.

“Vụ tự thiêu đã có một ảnh hưởng rất lớn,” một người trong cuộc nói với các phóng viên của tờ Washington Post. “Trước kia, hầu hết người Trung Quốc đã nghĩ rằng cuộc đàn áp là ngu ngốc, như một con chó bắt một con chuột. Sau khi những người đó tự thiêu và Đảng phát sóng hình ảnh khuôn mặt bé gái nhỏ đó trên truyền hình trong gần như một tháng liền, quan điểm của mọi người ở đây đã thay đổi.”

James Ouyang là nạn nhân của sự bạo lực sau việc tuyên truyền đó, tờ Washington Post đưa tin. Bị cảnh sát bắt, ông đã bị “biến thành … một ‘thứ phải tuân lệnh’ sau 10 ngày tra tấn.” Ông đã bị bắt phải đứng chống vào tường và bị sốc điện có điện thế cao nếu ông cử động.

Những cái chết do bị tra tấn cũng đã tăng vọt sau việc tuyên truyền tự thiêu. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, vào năm 1999 có 67 cái chết do bị tra tấn, vào năm 2000 có 245, nhưng vào năm 2001 con số đã nhảy vọt lên đến 419. Con số đó – đại diện cho những người có thể được xác nhận bằng tên, ngày bị chết, và hoàn cảnh bị chết, và có thể chỉ là một phần của tổng số – đã duy trì ở mức khoảng 400-500 kể từ đó.

Một điều kỳ là thường không được bình luận trong các bản tin tuyên truyền xung quanh vụ việc này là sự khác biệt giữa thông điệp truyền trong nước và ra quốc tế: đối với các nhà báo phương Tây sự kiện này đã được khuếch trương như một hành động biểu tình phản đối của các học viên Pháp Luân Công tuyệt vọng. Nhưng đối với các khán giả Trung Quốc ở trong nước nó được mô tả như một vấn đề của giáo lý Pháp Luân Công rằng tự thiêu là một cách để “đi lên Thiên đường”.

Có lẽ để cố gắng một lần nữa để làm sống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Tân hoa xã đã đăng một tin cập nhật về những người được cho là nạn nhân của vụ tự thiêu ngày 21 tháng 1, phủ đầu dịp kỷ niệm 10 năm vào ngày 23 tháng 1. Nó đã được đăng lại ở trên hơn một chục tờ báo và cũng được dịch sang tiếng Anh. Không có hình ảnh nào đi kèm theo bài báo lần này, và những tuyên truyền gia của ĐCSTQ đã thay đổi một chi tiết quan trọng trong phiên bản trước đó của họ là: vào năm 2001 chỉ có một người “bị thiêu chết tại chỗ” hôm 23 tháng 1; vào năm 2011, đột nhiên lại có 2.

Matthew Robertson

The Epoch Times



Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc