Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Tại sao Nhật Bản tập trung cứu lò phản ứng số 3 Fukushima?

Tính đến nay, 4 trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản đã bị cháy hoặc nổ. Tuy nhiên, trong những nỗ lực cứu vãn cuối cùng Nhật Bản lại gần như chỉ tập trung vào lò số 3.Dưới đây là giải thích của các nhà khoa học hạt nhân Mỹ.
Tại sao Nhật Bản tập trung cứu lò phản ứng số 3  Fukushima? - Tin180.com (Ảnh 1)
Lớp vỏ ngoài của lò phản ứng số 3 tại Fukushima số 1 bị phá hủy gần như hoàn toàn sau vụ nổ

Lò phản ứng số 3 tại Fukushima số 1 là lò duy nhất sử dụng plutonium làm nhiên liệu cho các phản ứng hạt nhân. Plutonium được sử dụng trong lò số 3 nằm trong nhiên liệu hỗn hợp MOX (là một loại hỗn hợp của uranium nghèo và plutonium) và uranium đã được làm giàu.
Plutonium được đánh giá là một trong những chất phóng xạ nguy hiểm nhất. Một khi phát tán ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người, tồn tại nhiều năm trong máu, tủy xương hoặc gan và gây ra ung thư.

Những sản phẩm phân rã phát ra từ các nhà máy hạt nhân bao gồm khí và bụi. Trong hỗn hợp khí có chất phóng xạ i-ốt và nhiều loại khí hiếm khác như kryton hay xénon. Trong đó, độc hại nhất là chất phóng xạ i-ốt vì có thể gây bệnh ung thư. Còn trong bụi thì có chất plutonium, uranium, césium.

Hiện nay, nồng độ phóng xạ xung quanh khu vực lò phản ứng số 3 tại nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 đang ở mức cực kỳ nguy hiểm. Tuy chưa thể xác định chính xác những yếu tố phóng xạ hiện diện nhưng có thể yếu tố chủ yếu là plutonium bị phát tán ra môi trường sau vụ nổ tại đây.

Tại sao Nhật Bản tập trung cứu lò phản ứng số 3  Fukushima? - Tin180.com (Ảnh 2)
Ngày 17/3, Nhật Bản đã dùng trực thăng quân sự CH-4 để đổ nước hòng làm nguội lò phản ứng số 3. Tuy nhiên, hành động này gần như không có tác dụng khi nồng độ phóng xạ tại đây không hề thay đổi


Theo các nhà khoa học, tại lò phản ứng số 3, những thanh nhiên liệu MOX mới được nạp vào hồi tháng 10/2010. Vì thế, nó còn mới và chứa ít chất phân rã phóng xạ. Một khi sự cố tại đây vượt khỏi tầm kiểm soát, các đám mây phóng xạ có thể sẽ được hình thành sau các vụ nổ và bay trong bầu khí quyển. Vận tốc và hướng bay của mây phóng xạ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ cao của nó. Nếu mây phóng xạ ở độ cao 1.000m, nó có thể bay khắp thế giới.

Mây phóng xạ tạo thành sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986 đã lan tới Châu Âu chỉ trong vài ngày. Nếu phân tử phóng xạ càng nóng, nó sẽ bay lên càng cao và càng nhanh. Khi có mưa hay có tuyết rơi, bụi phóng xạ sẽ lẫn vào trong nước để rơi xuống đất và sông biển.

Các nhà khoa học đánh giá, mây bụi phóng xạ từ này máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản có thể bay tới bờ bên kia Thái Bình Dương để đi vào lãnh thổ Canada và Mỹ trong vài ngày tới.


Theo tin180


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc