Home » Khám Phá, Khoa học » 3 khám phá khoa học trong 1 tuần của tháng 3/2011

Tìm thấy lưu huỳnh trong các khối xây dựng của sự sống, kỹ thuật mới làm hiện ra dấu vân tay và kỹ thuật đông lạnh máu để lưu trữ lâu hơn, là các tin tức trong tuần này.


Ảnh mang tính minh họa.(Nguồn Internet)

1. Một phân tích mới của các mẫu vật thí nghiệm còn lại từ một thí nghiệm nổi tiếng đã được thực hiện hơn 50 năm trước đây, có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của sự sống.

Trong những năm 1950, nhà hóa học đã thành công trong việc dùng điện tác động vào các hợp chất nguyên thủy, để tạo ra các axit amin, hay còn gọi là các khối xây dựng của các protein. Tái phân tích những axit amin này, bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại, kết quả sau cùng cho thấy sự hiện diện của lưu huỳnh trong các hợp chất này, kết quả nghiên cứu này được công bố trực tuyến trên viện hàn lâm khoa học quốc gia, số ra ngày 21 tháng 3 năm 2011. So sánh với sự phân bố của các axit amin có trong một số thiên thạch cho thấy khí hydrogen sulfide đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành acid amin trong hệ thống năng lượng mặt trời buổi ban đầu. Nghiên cứu này cũng cung cấp các thông tin chính xác về thành phần hóa học của các đám khói núi lửa, thông qua thí nghiệm mô phỏng nổi tiếng của nhà khoa học Miller-Urey, theo Rachel Ehrenberg.

2. Một phần sợi nhựa được tách ra từ sợi nano và một chút không khí nóng, sẽ làm cho ta có thể nhìn thấy dấu vân tay tiềm ẩn, hiện ra trong vài giây, đơn giản hóa một công việc trước đây thường phải sử dụng đến các hóa chất khác nhau và các kỹ thuật sử dụng kính quang phổ tin cậy.

Các nhà nghiên cứu, làm việc tại Đại học Kỹ thuật Nam Kinh, Trung Quốc, đã pha sợi nhựa mỏng, được tách từ một loại nhựa polyurethane với fluorescein, một loại thuốc nhuộm được sử dụng trong công tác kiểm tra môi trường và chẩn đoán y tế. Tác động nhẹ nhàng vào các bề mặt của vật thể mang dấu vân tay để phá vỡ liên kết giữa các sợi nhựa, thuốc nhuộm, và không khí nóng, sẽ làm hiện ra một bản in màu đỏ tươi trong vòng năm giây, kết quả của nghiên cứu này được công bố bởi các nhà nghiên cứu trên tạp chí Angewandte Chemie, số ra ngày 17 tháng 3 năm 2011. Các thử nghiệm trên chất liệu thạch anh, thép không gỉ, phim polypropylene, đá cẩm thạch và bề mặt gỗ đều hiện rõ ràng chi tiết của dấu vân tay trong ánh sáng ban ngày, theo Rachel Ehrenberg.

3. Một cách làm lạnh mới để lưu giữ và giúp kéo dài thời hạn sử dụng của máu đông lạnh trong các ngân hàng máu.

Theo lệ thường, ngân hàng máu tươi phải được sử dụng trong thời hạn 40 ngày, và có khoảng 1,2 triệu đơn vị máu bị loại bỏ tại Hoa Kỳ vào năm 2006, do hết hạn sử dụng. Máu có thể được đông lạnh để bảo quản lâu hơn, nhưng điều này thường gây thiệt hại đáng kể về số lượng các tế bào. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại trường Y Harvard và MIT đã phát triển một kỹ thuật tự động như là một giải pháp, là phun ra lượng nhỏ thuốc glycerol lên bề mặt của các tế bào máu trong một môi trường băng giá, tạo ra ra tình trạng đông lạnh của các tiểu hồng cầu, với một hoặc nhiều tế bào máu bên trong áo khoác thuốc glycerol. Một lượng nhỏ các tế bào máu vẫn còn bị thiệt hại, trong khi một khối lượng lớn máu đình chỉ quá trình hoạt hóa và được bảo quản tốt, kết quả của nghiên cứu này được các nhà khoa học công bố trên tạp chí PLoS One, số ra ngày 11 tháng 3 năm 2011, theo Janet Raloff.

Theo khoahoc


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc