Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Băng tan – vấn đề lớn về trọng lực

Theo một nhà khoa học cao cấp của Úc, các tảng băng tan có thể gây ra hiện tượng tái phân bố từ trường Trái đất, khiến mực nước biển dâng cao hơn ở một số vùng trên trái đất.

[title]

Băng trôi trên đại dương ở phía tây Nam cực. (ABC Science: Ian Allen)

Tiến sĩ John Church, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Khí quyển và Sinh vật biển thuộc tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học Liên bang (CSIRO), cho biết tác động của sự gia tăng trọng lực này chưa được coi là một yếu tố dự báo mức tăng mực nước biển.

Tiến sĩ Church chỉ ra rằng yếu tố này đã không được nhắc đến trong nội dung báo cáo tại Hội nghị khoa học về khí hậu ‘Greenhouse 2011’ diễn ra tại Cairns hồi đầu tháng Tư.

Ông cho biết đã có một số báo cáo về tác động này và một số báo cáo nghiên cứu khác sắp được công bố. Tuy nhiên, các yếu tố tác động này chưa được đề cập trong đề án của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu. Ông phát biểu: “Có lẽ chúng sẽ được đề cập tới trong hội nghị tiếp theo”.

Các khu vực như tảng băng phía tây Nam cực và Greenland là những vùng bao phủ bởi lớp băng tuyết dày. Nghiên cứu trước đó cho thấy trọng lượng khổng lồ của băng có ảnh hưởng tới mực nước biển trong khu vực, khiến mực nước biển ở vùng này hơi cao hơn so với những vùng lân cận.

Hậu quả của việc băng tan

Theo Tiến sĩ Church, nếu những tảng băng này tan, trọng lượng nước đóng băng sẽ không tác động tới một địa điểm mà sẽ trải ra trên các đại dương của thế giới.

Như vậy, tác động của trọng lực sẽ giảm và mực nước biển ở những khu vực đóng băng sẽ thấp hơn mức ước tính nhưng cao hơn ở các khu vực cách xa như New York và các đảo trên Thái Bình Dương.

Ông Church cho rằng hiện tượng tái phân bố trọng lực của Trái đất được gọi là dấu vết của băng tan.

Theo ông Church, nếu toàn bộ tảng băng ở miền tây Nam cực dày 5 mét tan, mực nước biển ở New York sẽ dâng cao hơn khoảng 20% so với mực nước biển trung bình toàn cầu. Ông giải thích: “Điều quan trọng đối với một số đảo trên Thái Bình Dương là những dấu hiệu này sẽ được tỏ rõ nhất ở các khu vực phía Tây Thái Bình Dương”.

Theo ông Church, nghiên cứu còn nhiều chi tiết cần được tiếp tục tìm hiểu, ví dụ như sự chuyển đổi trọng lượng băng có thể khiến lớp đất bên dưới nâng lên. Nếu lớp đất này nâng băng ra khỏi vùng nước ấm đại dương, tốc độ băng tan có thể chậm lại.

Ông Church cho rằng vấn đề băng tan cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Đây là một lĩnh vực phát triển đang nhanh chóng.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc