Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Phát hiện mới về những ngôi sao đầu tiên
Những ngôi sao đầu tiên chiếu sáng sau vụ nổ Big Bang có kích cỡ rất lớn, ít nhất lớn gấp 8 lần mặt trời và quay quanh trục với tốc độ rất cao, một nghiên cứu mới của Tiến

Những ngôi sao đầu tiên thường có kích thước rất lớn và vận tốc cao. (D. F. Figer (UCLA) et al., NICMOS, HST, NASA)

[title]

Trong bài viết đăng trên tạp chí ‘Nature’, Tiến sĩ Chiappini và nhóm nghiên cứu cho biết đã sử dụng Kính thiên văn Khổng lồ của Đài Thiên văn Nam Châu Âu tại Chi-lê để nghiên cứu thành phần hóa học của một số ngôi sao có niên đại cao nhất trong dải ngân hà nhằm hiểu rõ đặc điểm của chúng và họ đã cung cấp những thông tin sơ bộ về một vũ trụ ‘kỳ lạ’, rất khác với vũ trụ bao quanh hành tinh Trái đất ngày nay.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu tỉ lệ các nguyên tố hóa học trong những ngôi sao thuộc một cụm sao có có ký hiệu NGC-6522.

Cụm sao gắn kết chặt chẽ này là tập hợp của nhiều ngôi sao có niên đại lâu đời, hình thành từ những nguyên tố hóa học ban đầu được tạo từ thế hệ những ngôi sao đầu tiên.

Những ngôi sao đầu tiên có cấu tạo từ khí Hydro và Heli, những nguyên tố gốc ngưng tụ từ Plasma (loại khí có số lượng hạt mang điện âm, dương tương đương với mặt trời và hầu hết các ngôi sao) cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Tất cả các nguyên tố có khối lượng nặng hơn trong thành phần cấu tạo của các ngôi sao sau này được hình thành từ những ngôi sao đầu tiên và chúng sẽ quay vòng để hình thành những ngôi sao thế hệ tiếp theo.

Theo các nhà khoa học, tỉ lệ các nguyên tố hóa học cho thấy những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ (thường được gọi là ‘spinstar’ – ‘sao quay tròn’) có kích thước to lớn và quay với vận tốc rất nhanh, khoảng 500 km/giây, gấp 250 lần tốc độ quay của mặt trời, để có thể đạt được mức độ kết hợp các nguyên tố hóa học cần thiết cho việc tạo ra những thành tố có trọng lượng lớn hơn được tìm thấy trong các ngôi sao thuộc nhóm NGC-6522.

Tuy nhiên, những ngôi sao này lại có vòng đời ngắn ngủi và biến mất từ rất sớm nên hiện trong vũ trụ không còn những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Giáo sư Mike Bessell từ Đài quan sát Mount Stromlo thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho rằng nghiên cứu đã giải thích tầm quan trọng của hiện tượng quay quanh trục của các ngôi sao trong việc tạo ra những nguyên tố cấu tạo nên những ngôi sao thế hệ sau.

Theo ông, mặc dù quá trình đối lưu trong mỗi ngôi sao có tác dụng hòa trộn các loại hợp chất nhưng chính tốc độ quay nhanh đã giúp đẩy các hợp chất mới được hình thành lên bề mặt các ngôi sao.

“Tốc độ quay nhanh giúp tạo ra nguyên tố Neon-22 từ cac-bon ở tâm các ngôi sao vốn được coi là ‘hạt giống’ trong quá trình sản xuất các nguyên tố nặng hơn ở những ngôi sao thế hệ tiếp theo ’ ông Bessell cho biết.

Giáo sư Bessell cũng cho rằng nghiên cứu mới chứng tỏ các nguyên tố có khối lượng nặng hơn đã được hình thành trong vũ trụ từ rất sớm và cung cấp ‘hạt giống’ cho các quá trình hình thành các thế hệ ngôi sao tiếp theo. Đồng thời nghiên cứu đã mở ra hướng mới trong quy trình sản xuất một số nguyên tố như Ni-tơ và nhiều nguyên tố kim loại nặng khác như chì và kẽm mà các nhà khoa học từng nghĩ rằng chúng được tạo ra vào thời điểm muộn hơn.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc