Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Nhật Bản ‘quyết chiến’ Trung Quốc?
Trước những động thái cứng rắn, có phần hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, Tokyo ráo riết tăng cường tìm kiếm đồng minh cả Âu lẫn Á nhằm tạo “lá chắn thép” bảo vệ lợi ích của mình và đủ tầm đối chọi với “rồng Trung Quốc”.

Giúp Mỹ trở lại châu Á

Sau phiên họp “2+2” diễn ra ngày 21/6, Mỹ – Nhật cùng nhận định sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn. Hai nước sẽ nỗ lực phối hợp để ngăn chặn âm mưu bành trướng quân sự của Bắc Kinh.


Nhật, Mỹ toan tính thắt chặt hợp tác để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, ông Dương Bá Giang trong bài trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu khẳng định, tốc độ phát triển của Trung Quốc đang gia tăng áp lực với Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.

Những tranh chấp Trung – Nhật trên vùng biển Hoa Đông khiến Tokyo luôn ráo riết tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước có mâu thuẫn ở bất kỳ lĩnh vực nào với Trung Quốc. Còn với Mỹ, Nhật chính là điểm tựa vững chắc để nước này quay lại châu Á và hợp tác với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, kìm hãm và ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc là chiến lược phù hợp với lợi ích chung của Mỹ, Nhật trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Theo AP, tuyên bố chung Mỹ – Nhật sau phiên họp “2+2” vừa qua đặc biệt chú trọng nội dung: “Hai nước sẽ đôn đốc trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc trong gìn giữ ổn định, phồn vinh của khu vực, phát huy tinh thần hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế và tuân thủ các điều lệ quốc tế của nước này” và “kêu gọi giải quyết vấn đề Đài Loan bằng hòa bình đối thoại”.

Đặc biệt là dư luận Nhật Bản đang phản ứng gay gắt trước thỏa thuận vừa được hai nước thông qua về việc lui kế hoạch di dời căn cứ hải quân Mỹ Futenma trên đảo Okinawa sau năm 2014.


Căn cứ Futenma của hải quân Mỹ trên đảo Okinawa.

Theo một thoả thuận năm 2006 giữa Washington và Tokyo, 8.000 lính thuỷ quân lục chiến sẽ được chuyển từ phía Nam đảo Okinawa tới khu ít dân cư sinh sống trên đảo Guam vào năm 2014. Kế hoạch di dời này hướng tới mục tiêu giảm bớt “sự tàn phá” của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm an ninh song phương, lãnh đạo cấp cao hai nước quyết định lùi thời hạn di dời căn cứ khá tốn kém này. Theo Washington Post, thỏa thuận này là nước cờ chiến lược của hai nước nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp để đối chọi với một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh. “Sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Okinawa trong thời điểm hiện tại là minh chứng cho liên minh vững chắc Mỹ – Nhật, góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là đối chọi với sự hung hăng và không biết điều của Trung Quốc”.

“Hai nước đang nỗ lực thắt chặt hợp tác trên phạm vi rộng hơn, nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức”, bà Clinton phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm.

‘Bắt tay’ ASEAN ‘chọi’ Trung Quốc?

Căng thẳng biển Đông những ngày qua vẫn chưa có dấu hiệu “nguội dịu”, báo chí Nhật Bản lại “đổ dầu vào lửa” khi lên tiếng kêu gọi các nước ASEAN “bắt tay” Tokyo để “đối chọi’ với Trung Quốc.

Tờ Yomiuri Shimbun ngày 20/6 đăng bài xã luận có nhan đề “Nhật Bản cần xây dựng liên minh quốc tế để ứng phó với Trung Quốc”. Bài báo nhận định, những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN vẫn diễn biến phức tạp. Trung Quốc liên tục thể hiện thái độ cứng rắn, khiến nhiều nước quan ngại về hòa bình, ổn định tại biển Đông.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo cấp cao Nhật Bản và Indonesia khẩn cấp nhóm họp tại Tokyo ngày 17/6 vừa qua và thống nhất sẽ tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh tại biển Đông và chống hải tặc tại eo biển Malacca.


Nhật Bản đang tìm kiếm sự ủng hộ của Indonesia trong bảo vệ các lợi ích trên biển. Ảnh minh họa.

Bài báo cũng khẳng định, nếu Tokyo và Jakarta thông qua đối thoại tăng cường hợp tác nhằm duy trì ổn định toàn khu vực thì ý đồ bành trướng và âm mưu “siêu cường biển” của Trung Quốc sẽ bị “dập tắt”.

Tờ Nihon Keizai Shimbun ngày 20/6 cũng có bài viết về nội dung hợp tác này. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, quan hệ chiến lược giữa Nhật Bản và Indonesia đóng vai trò quan trọng trong dàn xếp căng thẳng. Với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN, Jakarta sẽ không dễ dàng trong điều chỉnh quan hệ với Bắc Kinh.

Hiện, Trung Quốc “lên gân” với các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông. Và động thái này không những cản trở hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam và Philippines mà còn khiến cho tình hình thêm phần căng thẳng.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng không ngừng sử dụng thực lực kinh tế và quân sự của mình để tận thu những lợi ích căn bản tại vùng biển này. Vì vậy, Nihon Keizai Shimbun nhận định, Nhật Bản cần khẩn trương tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.

“Lôi kéo” thêm đồng minh

Ngoài động thái thân mật với Mỹ, sau phiên họp “2+2” vừa qua, Nhật Bản cũng tích cực lên kế hoạch hợp tác với Ấn Độ. Theo Washington Post, Tokyo hiểu rõ vị trí nước lớn của New Delhi trong khu vực và “tâm phục khẩu phục” động thái thận trọng của Chính phủ nước này trước sự nổi lên của rồng Trung Quốc trong thời gian qua.

Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và một số quôc gia Đông Nam Á cùng tham dự phiên họp “2+2” cũng bày tỏ sự đồng thuận trong việc tạo ra khối liên minh mới với trục chính Mỹ – Nhật nhằm tăng cường cảnh giác và đối chọi với động thái cứng rắn của Trung Quốc nhằm tận thu nguồn lợi trên biển.

Theo tờ Sankei Shimbun, đối mặt với những thách thức từ sự lớn mạnh của Trung Quốc, Australia sẽ tăng cường trang bị căn cứ quân sự tại Tây Bắc Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.

theo baodatviet


6 ý kiến dành cho “Nhật Bản ‘quyết chiến’ Trung Quốc?”

  1. saddf 23/06/2011

    tốt quá, bắt tay vào thì càng mạnh, trung quốc càng sợ ko dám manh động

    Reply
  2. nguyễn xuân hoàng 24/06/2011

    Việc hợp tác với các quốc gia có quyền lợi tương đồng là một việc làm hết sức đúng đắn trong công cuộc xây dựng nước nhà lớn mạnh.

    Reply
  3. huandhqg 26/06/2011

    toi rat dong y voi cac luan diem ma cac nha chuc trach dua ra..nhat tri nhat tri…VIET NAM van tue van tue van tue..TRUNG QUOC la ki sinh trung,,do bien thai bien thai!

    Reply
  4. Tâm 28/06/2011

    China Dog

    Reply
  5. Toàn 28/06/2011

    Ủng hộ các nước liên kết lại với nhau để chống lại TQ. Thái độ và hành động của TQ thật ngạo mạn và biến thái. Mới mạnh lên một tí thì lại vác mặt đi khè các nước yếu hơn mình. Đúng là nhục nhã. Riêng bản thân tôi sẽ không bao giờ xài hàng của TQ để tẩy chay chúng. TQ đáng ghét…..

    Reply
  6. Green Brett 29/06/2011

    Nếu Việt Nam cho tôi chỉ huy cách đánh giặc tôi xin hứa sẽ mang thắng lợi

    Reply

Ý kiến bạn đọc