Home » Sức khỏe » Nước ép trái khổ qua chữa được ung thư tuyến tụy?
Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện nước ép của trái khổ qua (mướp đắng) có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy, theo Medical Daily.

Ba năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện chiết xuất từ trái khổ qua (mướp
đắng) có thể ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư vú trong đĩa nuôi cấy vi
khuẩn.

Giờ đây, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư CU và Trường Y học và Y dược
Skaggs ở Colorado (Mỹ) có phát hiện mới về loại quả rất phổ biến ở châu Á
này.

Họ nhận thấy nước ép từ trái khổ qua tác động đến quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn
năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng.

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử
vong cao vì không dễ phát hiện. Chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có khoảng 45.220 trường
hợp mắc bệnh được phát hiện và 38.460 trường hợp tử vong.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy sau khi cho chuột dùng nước ép khổ qua, khả năng
phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy giảm được 60%. Tỷ lệ cũng tương tự đối
với tế bào ung thư tuyến tụy được nuôi cấy trong đĩa Petri (đĩa nuôi cấy vi
khuẩn) trong phòng thí nghiệm.

Nước ép khổ qua đã ngăn tế bào ung thư chuyển hóa glucose và làm tế bào không
được cung cấp năng lượng, trong khi không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình
thường. Nguyên nhân là vì các tế bào ung thư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng
lượng từ glucose.

Nhiều nhà nghiên cứu đang phát triển các loại thuốc mới để tấn công vào khả
năng tự cung cấp năng lượng của tế bào ung thư. Nhưng giờ thì chúng ta đã có sẵn
một hợp chất tự nhiên có thể làm được điều đó, theo giáo sư Rajesh Agarwal,
người thực hiện cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Carcinogenesis.

Theo Thanhnien Online

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc