Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Vì sao Triều Tiên không thể ra đòn phủ đầu hạt nhân?

Tuy đe dọa nhấn chìm Seoul lẫn Washington “vào trong biển lửa” nhưng Bình Nhưỡng khó có thể ra đòn phủ đầu hạt nhân.

 

Triều Tiên đe dọa nhấn chìm đối thủ trong biển lửa.

 

Bình Nhưỡng công khai thừa nhận mong muốn sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trang bị đầu đạn hạt nhân. Hồi đầu tháng, họ đưa ra hàng loạt những lời đe dọa, trong đó có sử dụng các vũ khí hạt nhân và tên lửa nhấn chìm “không chỉ Seoul mà cả Washington trong biển lửa”.
Cho đến nay, tất cả các nỗ lực quốc tế ngăn chặn Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa đều đã thất bại. Đây là điều không có gì đáng ngạc nhiên bởi ban lãnh đạo Triều Tiên luôn cho rằng, họ cần phải sở hữu vũ loại khí tài này để không bị xâm lược và có trong tay đòn bẩy ngoại giao. Niềm tin này của họ không phải là không có cơ sở.Theo quan điểm của Bình Nhưỡng, hai nhà lãnh đạo nói trên đã phạm phải sai lầm chết người là “đánh đổi chương trình hạt nhân lấy viện trợ và nới lỏng trừng phạt”. Rất có thể các lực lượng nổi dậy ở Lybia đã không nhận được sự hỗ trợ của NATO, nếu Đại tá Gaddafi có trong tay vũ khí hạt nhân.
Hiện Triều Tiên vẫn chưa trở thành một cường quốc hạt nhân thực thụ vì vẫn cần nhiều năm để hoàn thiện công nghệ tên lửa và thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, đây không phải là “sứ mạng bất khả thi” vì trong vòng mấy năm tới, các nhà khoa học Triều Tiên sẽ đạt tới trình độ hạt nhân của Mỹ và Liên Xô hồi cuối những năm 1950.
Tuy nhiên, ít có khả năng các nhà lãnh đạo Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh đòn phủ đầu vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của họ còn khá thô sơ, hầu hết không có cơ hội đánh trúng mục tiêu.Đã vậy, đòn giáng trả sẽ là sự hủy diệt. Nếu tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vô cớ vào Mỹ, Nhật Bản hoặc nước láng giềng Hàn Quốc, Triều Tiên sẽ tự ký một bản án tử hình.
Do đó, Triều Tiên cần vũ khí hạt nhân để răn đe và để có đòn bẩy ngoại giao. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là thế giới được phép xem nhẹ vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Tuy không phải là một mối đe dọa trực tiếp, chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang gây ra những nguy cơ gián tiếp, rất đáng quan ngại.
Nguy cơ thứ nhất, và có lẽ quan trọng nhất, Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân đang tạo ra một tiền lệ nguy hiểm đối với hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân, khiến nhiều nước khác noi theo.
Nguy cơ thứ hai là phổ biến vũ khí hạt nhân. Từ lâu, Bình Nhưỡng vốn “nổi tiếng” là sẵn sàng bán mọi thứ có trong tay, miễn là được trả giá cao. Điều này khiến người ta lo ngại rằng Triều Tiên bán công nghệ hạt nhân cho bên nào trả giá cao nhất, nếu Bình Nhưỡng cho rằng nguy cơ bị phát hiện ngay lập tức là không cao.
Nguy cơ thứ ba là Triều Tiên sẽ châm ngòi một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Đông Á. Cho đến nay, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ gián tiếp đả động đến vấn đề này. Với sự xuất hiện của Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân kết hợp với những thay đổi ở trong nước, Nhật Bản có thể quyết định phát triển vũ khí hạt nhân và điều này có thể sẽ thúc đẩy Hàn Quốc, Đài Loan noi theo. Do đó, chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực sẽ là vô cùng nguy hiểm.Nguy cơ thứ tư cũng nguy hiểm không kém là sự cố hạt nhân. Chiến tranh Lạnh đã xảy ra một số sự cố từng khiến cho Liên Xô và Mỹ suýt sa vào một cuộc chiến hạt nhân. Do còn lạc hậu và cơ sở vật chất nghèo nàn hơn nhiều, sự cố hạt nhân và phản ứng quá khích là không thể loại trừ ở Triều Tiên.
Đó là chưa kể nhà nước Triều Tiên về cơ bản vốn đã không mấy ổn định; nếu có điều này bất trắc xảy ra, thế giới sẽ phải đối mặt với một “sứ mạng bất khả thi” là đối phó với tình trạng vô chính phủ ở một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Vì vậy, việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân rõ ràng là tin xấu đối với thế giới.

 

 

theo kienthuc


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc