Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Canada Nêu Lên Vấn Nạn Mổ Cướp Nội Tạng tại Liên Hợp Quốc

http://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2014/03/canada-neu-len-van-nan-mo-cuop-noi-tang-tai-lien-hop-quoc-image.jpgĐại biểu về nhân quyền của Canada tại Liên Hợp Quốc, bà Anne-Tamara Lorre, đã nêu lên vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc tại một cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 12 tháng Ba, 2014. (Screenshot via webtv.un.org)

OTTAWA—Tại cuộc họp hôm thứ tư ở Liên Hợp Quốc, Canada đã lần đầu tiên chính thức công nhận các báo cáo về việc chế độ Trung Quốc tham gia vào cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Các phát ngôn của Canada tại Liên Hợp Quốc thường gây chú ý bởi tính thuyết phục và nét đặc trưng riêng biệt, và xu hướng đó tiếp tục được thể hiện trong tuần qua.

Các bình luận của Canada là những phát biểu duy nhất nhận được phản hồi từ một số quốc gia, trong khi hầu hết các quốc gia khác chỉ nhận định chung chung và những nước đã bị dẫn chứng về tình trạng xâm phạm nhân quyền đã sử dụng cơ hội này, để đưa ra những lời phát biểu nhằm mục đích che giấu và đánh lạc hướng sự chú ý vào vấn đề nhân quyền ở đất nước của họ.

Nhà tư vấn nhân quyền của Canada tại Liên Hợp Quốc, bà Anne-Tamara Lorre, đã lập ra một tiền lệ chưa từng có trong Cuộc Đối Thoại Tương Tác về Tự Do Tôn Giáo tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ. Cuộc đối thoại này tập trung vào các báo cáo của hai ủy viên phụ trách báo cáo đặc biệt về vấn đề liên quan đến nhân quyền tại buổi họp thứ 22, trong phiên họp hiện tại của Hội Đồng Nhân Quyền.

“Canada bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình trạng đàn áp các cộng đồng tín ngưỡng ở rất nhiều nơi trên Thế giới, những nơi mà do sự kiềm tỏa của chính quyền hoặc do các xung đột xã hội cực đoan, nhiều cá nhân trở thành mục tiêu vì đức tin của mình. Những nhóm này bao gồm Baha’is, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái, Sufis, và những người theo đạo Hồi khác nhau, khi ở giữa cộng đồng người khác” Lorre nói.

Bà tiếp tục và lưu ý rằng đây là năm thứ ba tưởng niệm vụ ám sát Shahbaz Bhatti. Bhatti là Bộ Trưởng Các Vấn Đề Về Nhóm Thiểu Số của Pakistan và là một nhà chỉ trích thẳng thắn các bộ luật xâm hại quyền lợi các nhóm tôn giáo thiểu số.

Lorre tiếp tục công nhận các báo cáo cưỡng bức mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, một việc chưa từng xảy ra trước đó.

“Chúng tôi vẫn còn quan ngại vì các học viên Pháp Luân Công và những tín đồ tôn giáo khác ở Trung Quốc đang đối mặt với cuộc đàn áp, và đã có các báo cáo về việc mổ cướp nội tạng mà không nhận được sự đồng ý của người hiến tạng.

Các cáo buộc việc chế độ Trung Cộng đã tham gia mổ cướp nội tạng từ các tù nhân chính trị vẫn tiếp tục xuất hiện kể từ năm 2006 khi hai nhà hoạt động nhân quyền người Canada, David Matas và David Kilgour, công bố báo cáo của mình về vấn đề này.

Sau đó lượng bằng chứng ngày càng tăng với việc phóng viên điều tra Ethan Gutmann tiết lộ rằng, việc mổ cướp nội tạng từ các nhóm tôn giáo thiểu số bị tử hình bắt đầu diễn ra ở Tân Cương, một tỉnh ở Trung Quốc,và là quê hương của những người Hồi Giáo Ngô Duy Nhĩ.

Cuốn sách của Gutmann viết về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, “Cuộc tàn sát: Giết người Hàng Loạt, Mổ Cướp Nội Tạng, và Giải Pháp Bí Mật của Trung Quốc cho Vấn Đề Bất Đồng Chính Kiến” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem), sẽ được xuất bản theo kỳ hạn vào tháng tám này.

Lời phát ngôn của Lorre đã nhận được sự phản đối từ chế độ Trung Cộng, và họ thẳng thừng phủ nhận những cáo buộc của bà.

Tháng Mười hai năm ngoái Nghị Viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Nghị quyết này nhấn mạnh vào nội dung quảng cáo của các trung tâm cấy ghép tạng ở Trung Quốc, trong đó họ cam kết sẽ tìm được nội tạng phù hợp để cấy ghép trong vòng hai đến bốn tuần.

Các nhà điều tra, bao gồm Matas và Kilgour, nhận định rằng một lời cam kết như vậy sẽ đòi hỏi một ngân hàng lớn những người hiến tạng tiềm năng và những người này có thể bị giết mỗi khi có yêu cầu. Hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam ở Trung Quốc, rất nhiều người không bao giờ xuất hiện trở lại nữa. Chị gái của Michelle Zhang người Canada là một ví dụ.

Zhang, hiện đang sống ở Toronto, nói rằng chị của cô, Yunhe, đã mất tích trong phạm vi hệ thống nhà tù sau vụ bắt giữ cô vào năm 2002. Các quan chức nhà tù giờ đây phủ nhận đã từng bắt giữ Yunhe.

Trung Quốc chưa bao giờ cho phép một cuộc điều tra độc lập hệ thống cấy ghép tạng của đất nước này, và tiếp tục có những lời giải thích khác về nguồn cung cấp nội tạng cấy ghép.

Chính quyền đi từ phủ nhận đến thừa nhận mới vài năm trước về việc sử dụng nội tạng tử tù. Sau đó quan chức bộ y tế chịu trách nhiệm cho hệ thống cấy ghép tạng, Hoàng Khiết Phu, đã cam kết vào năm 2013 sẽ dần kết thúc việc sử dụng nội tạng từ tử tù.

Sau khi rời khỏi bộ y tế để đứng đầu Hội Đồng Cấy Ghép và Hiến Nội Tạng Trung Quốc, tổ chức cấy ghép tạng của chính phủ hàng đầu đất nước, ông Hoàng thay đổi ngay lập trường và nói rằng hệ thống thu thập nội tạng của tù nhân hiện tại sẽ nên được mở rộng thay vì từ bỏ.

Các báo cáo về mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã thúc đẩy một số quốc gia, bao gồm Israel, Đài Loan và Úc, ban hàng các điều chỉnh luật pháp xung quanh những người dân du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng và xung quanh việc đào tạo các bác sỹ ghép tạng người Trung Quốc.

Phiên họp thứ 25 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc bắt đầu vào ngày 4 tháng Ba tại Geneva, Thụy Sỹ.

 

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc