Home » Thế giới » Đài Loan: Nhiều Căng Thẳng Gia Tăng Sau Khi Cảnh Sát Sử Dụng Vũ Lực
Bầu không khí ở Đài Loan đã trở nên căng thẳng sau khi các sinh viên bị đuổi khỏi toà nhà Hành Chính Viện [tòa nhà chính phủ] vào buổi sáng sớm ngày 24 tháng Ba. Cảnh bạo lực đã xảy ra khi một số cảnh sát dùng dùi cui để đánh đập các sinh viên tay không tấc sắt. Chỉ trong ngày hôm sau, người dân trên đảo đã nắm được điều gì diễn ra.
Vòi rồng phun vào nhữn người biểu tình ở bên ngoài Viện Hành Chính, thủ đô Đài Bắc vào sáng sớm ngày 24 tháng Ba năm 2014. Các cuộc biểu tình xảy ra sau khi tổng thống Mã Anh Cửu ký kết một thỏa thuận thương mại đầy tranh cãi với Hoa lục (Ảnh STR/AFP/Getty)

Vòi rồng phun vào nhữn người biểu tình ở bên ngoài Viện Hành Chính, thủ đô Đài Bắc vào sáng sớm ngày 24 tháng Ba năm 2014. Các cuộc biểu tình xảy ra sau khi tổng thống Mã Anh Cửu ký kết một thỏa thuận thương mại đầy tranh cãi với Hoa lục (Ảnh STR/AFP/Getty)

Những người biểu tình xô sát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình ở bên ngoài Viện Hành Chính, thủ đô Đài Bắc vào sáng sớm ngày 24 tháng Ba năm 2014. Các cuộc biểu tình xảy ra sau khi tổng thống Mã Anh Cửu ký kết một thỏa thuận thương mại đầy tranh cãi với Hoa lục (Ảnh STR/AFP/Getty)

Những người biểu tình xô sát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình ở bên ngoài Viện Hành Chính, thủ đô Đài Bắc vào sáng sớm ngày 24 tháng Ba năm 2014. Các cuộc biểu tình xảy ra sau khi tổng thống Mã Anh Cửu ký kết một thỏa thuận thương mại đầy tranh cãi với Hoa lục (Ảnh STR/AFP/Getty)

Các cuộc đụng độ đã diễn ra chủ yếu ở bên ngoài Hành Chính Viện thuộc thủ phủ Đài Bắc, Đài Loan. Cảnh sát chống bạo động đã cố gắng để giải tán sinh viên đến để phản đối hiệp định thương mại với Hoa lục. 

Hơn một trăm người đã bị thương và 61 người đã bị bắt giữ, theo kênh NextTV Đài Loan. 

Công chúng đã rất tức giận vì chính phủ đã sử dụng vòi rồng đối với hàng ngàn người biểu tình vào lúc 4:30 sáng. Giống như một sự bùng phát, có rất nhiều người biểu tình từ thủ đô và các thành phố trên khắp đất nước đã xuống đường để ủng hộ. 

“Đây là bạo lực đẫm máu của nhà nước diễn ra ngay trước mắt tôi… Nó là điều không thể chấp nhận được bởi bất kỳ ai trong mỗi chúng ta,” theo Lâm Phi Phàm, một nhà lãnh đạo hoạt động sinh viên, đứng trước Lập Pháp Viện [quốc hội Đài Loan] vào ngày 24 tháng Ba. Video phỏng vấn anh được đăng trên trang web của tạp chí Apple Daily, một tờ báo phổ biến trên quốc đảo. 

“Chính phủ của Mã Anh Cửu phải có trách nhiệm chính trị về việc sử dụng bạo lực đối với sinh viên… Họ không hỏi tại sao sinh viên lại chiếm Quốc hội và Viện hành chính, tại sao chúng tôi có những hành động đó, tại sao chúng tôi tức giận và chúng tôi mong đợi điều gì trong tương lai. Thay vào đó, phản ứng của họ đối với sự thỉnh cầu của người dân là dùng cảnh sát chống bạo động có vũ trang như dùi cui, khiên và vòi rồng để trấn áp.” 

Lâm kêu gọi chính phủ phản hồi những thỉnh cầu của sinh viên. 

Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng cầm quyền, ông đã tái đắc cử vào năm 2012, đã đưa ra bài phát biểu vào ngày 23 tháng Ba, cho thấy rằng chính phủ đồng ý sẽ xem xét lại hiệp định thương mại với Trung Quốc. Ông kêu gọi các sinh viên đang chiếm cứ tòa nhà Lập pháp hãy sớm rời khỏi đó.

Đáp ứng của ông Mã hầu như không thỏa đáng đối với yêu cầu của những người biểu tình, họ kêu gọi việc hủy bỏ hoàn toàn hiệp định và yêu cầu tổng thống Mã phải xin lỗi vì đã thông qua nó mà không thông qua những thủ tục xin phép quốc hội và người dân.

Những người biểu tình nói rằng hiệp định sẽ tiêu diệt nền kinh tế Đài Loan bằng cách cho phép sự ảnh hưởng không đáng có của Trung Quốc đại lục, hiện đang được cai trị bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Chúng tôi rất là thất vọng”, một người biểu tình đã nói với tờ báo Thông tấn xã Trung ương sau cuộc họp báo của ông Mã. Các lãnh đạo hoạt động của sinh viên nói rằng họ sẽ không rời khỏi tòa nhà Lập pháp trước khi hiệp định được thu hồi 

Vương Kim Bình, phát ngôn viên của Lập Pháp Viện nơi các sinh viên đang chiếm đóng, là một đối thủ chính trị của tổng thống Mã Anh Cửu, ông cho phép các sinh viên được xông vào tòa nhà , và có cho cảnh sát can thiệp giải tán hay không là tùy ở ông. 

Hiệp định thương mại giữa Đài Loan và Hoa Lục được ký kết vào tháng Sáu năm ngoái ở Thượng Hải trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai bên. 

Các Đảng đối lập và các nhóm dân sự ngay lập tức dấy lên mối lo ngại về Hiệp định (được gọi là Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển), bởi vì nó được thông qua mà không có sự tham gia của Quốc hội hay của cộng đồng. 

Hiệp định được gán với một biệt danh không được chào đón là “Dự án hộp đen” vì tính thiếu minh bạch.

Hôm 17 tháng Ba, Chang Ching-chung, một nhà lập pháp thuộc Quốc Dân Đảng, bất thình lình tuyên bố hoàn tất xem xét lại các hiệp ước thương mại với Hoa Lục trước khi nó bắt đầu. Việc này làm nổ ra vụ sinh viên chiếm cứ Lập Pháp Viện ngày hôm sau. 

Theo NextTV, nhiều người hơn nữa đã tham gia vụ biểu tình từ lúc có đàn áp hôm 24 tháng Ba, bao gồm cả thân nhân của người biểu tình.

Một lượng lớn những bậc phụ huynh sinh viên rất tức giận và lo lắng đã đổ ra đường hôm thứ Hai, lên án sự đàn áp thô bạo của chính quyền đối với con cái của họ. “Con cái chúng tôi không phải là kẻ thù!” “Đây có còn là Đài Loan không?” Nhiều báo cáo ở Đài Loan trích lời của họ.

Ngoài vụ chiếm cứ Lập Pháp Viện, các cuộc biểu tình khác được sinh viên và công dân tổ chức khắp Đài Loan và thủ phủ Đài Bắc, vào hôm thứ Hai. Hầu hết trong số họ kêu gọi cảnh sát phóng thích người biểu tình, và chấm dứt bạo lực.

Luchen

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc