Home » Khám Phá, Khoa học » Nhà nghiên cứu hóa thạch bối rối trước những dấu chân thời tiền sử

Một nhà nghiên cứu hóa thạch nói rằng ông biết danh tính và vị trí của hầu hết các dấu chân khủng long ở Trung Quốc, cho tới khi ông nghiên cứu về các dấu chân tiền sử ở thành phố Phàn Chi Hoa phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc vào tháng trước.

Dấu chân bốn ngón của loài bò sát có niên đại 210 triệu năm trước được phát hiện trên một ngọn đồi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đang làm các nhà khoa học bối rối.

Hình Lập Đạt (Xing Lida) từ khoa Địa chất thuộc Đại Học Trung Hoa phát biểu trên tờ Hoa Tây Thủ đô hằng ngày (Huaxi Metropolitan Daily) có trụ sở tại Tứ Xuyên rằng các dấu chân này không có vẻ là dấu chân của khủng long, và ông tin rằng chủ nhân của dấu chân bò sát này có thể liên quan tới loài thằn lằn archosaur có tên là “tay thú”  (hand beast).

Ông giải thích rằng những dấu chân này cho thấy hình thái tương tự như các dấu chân sau của loài tay thú, sở dĩ có cái tên tay thú là bởi dấu chân năm ngón của nó tương tự như một bàn tay người.

Hình (Xing) là một trong số nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học gần đây nghiên cứu về các dấu chân được phát hiện vào năm ngoái bởi Lí Học Chí (Li Xuezhi), Chủ tịch Hiệp hội nhiếp ảnh Phàn Chi Hoa.

Các dấu chân 210 triệu năm tuổi này nằm trên một ngọn đồi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, được tìm thấy trong một khối bột kết màu xám-tím trong khu vực bị xói mòn rộng 100 mét vuông. Địa điểm theo dõi bao gồm hơn 10 dấu chân liên tiếp, với kích cỡ vết chân khoảng chừng 18 inches (khoảng 45 cm).

Lí cũng không cho rằng các dấu chân này được tạo ra bởi một con khủng long.

“Hình dáng của các dấu chân trông rất khác với những gì thể hiện trong một số cuốn sách về khủng long. Những hóa thạch kỳ lạ này có hình dạng bốn ngón trong khi các loài khủng long thường có khuôn mẫu ba ngón – đôi khi là hình năm ngón,” ông nói với tờ báo.

So sánh tay thú

Các dấu chân được tìm thấy mới đây mang những ấn tượng về ngón chân khác với loài tay thú, mà theo Hình (Xing) là bị chi phối phần lớn bởi sự sắp xếp ngón với trật tự gần như đối xứng từ ngón thứ hai đến ngón thứ tư, với ngón thứ ba dài nhất và ngón thứ năm (ngón ngoài cùng) bị kẹt ở phía bên.

Tay thú thường được cho là một nhánh của loài thằn lằn archosaur mà lần đầu tiên xuất hiện vào cuối kỷ Permi (260 đến 251 triệu năm trước) và được biết đến như các loài động vật thống trị trái đất vào kỷ Tam Điệp (250-200 triệu năm trước).

Với kích thước các dấu chân lớn, Hình (Xing) cho biết tay thú có thể đạt chiều dài tổng cộng lên tới hơn 5 mét và có thể ăn hầu hết các loài khủng long có kích thước khiêm tốn.

Dấu chân của tay thú đã được tìm thấy tại hai địa điểm thuộc khối địa chất Guanling thuộc tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc vào đầu những năm 1960, nhưng không được nhận diện chính xác và mô tả đẩy đủ cho tới 40 năm sau.

Hình (Xing) lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các dấu chân gần đây thuộc về loài archosaur kỷ Tam Điệp,  mà đây vẫn chỉ là một giả thiết.

“Có rất nhiều sự khác biệt giữa các dấu chân ở Tứ Xuyên và các dấu chân ở Quý Châu, và chúng cần được đặt vào hai nhóm khác nhau của loài động vật có xương giống giống-tay-thú tiến hóa từ archosaur,” Hình (Xing) cho biết.

Ông nói rằng vẫn không chắc chắn liệu loài bò sát mới này có thực sự săn bắt những con khủng long nhỏ hơn hay không, điều này còn để lại thêm nhiều ẩn đố.

“Đó là những gì khá thú vị về những dấu chân này,” Hình (Xing) nói.


Theo Vietdaikynguyen

 

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc