Home » Khám Phá, Khoa học » Trăng máu và nguyệt thực toàn phần
trang mau 1
Hiện tượng “Trăng Máu” xảy ra khi ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất trong thời điểm nguyệt thực toàn phần. Một trong bốn ngày Trăng Máu rơi vào 8/10/2014 tại Los Angeles, California. Ngày đầu tiên đúng vào dịp lễ hội Vượt Qua của người Do Thái; hiện tại là xảy ra vào lễ hội Sukkot (Do Thái); và ngày thứ ba là sau lễ Yom Kippur (Do Thái). Do đó, một số người sùng đạo tin rằng đó là dấu hiệu tiên tri về sự kết thúc của một thời kỳ văn minh. Lần này, Trăng Máu trông lớn hơn 5,3% so với lần gần đây nhất vào 15/4, bởi nó xảy ra ngay sau điểm cận địa – điểm gần nhất trên quỹ đạo của Mặt Trăng so với Trái Đất. (David McNew/Getty Images)

 

Ngày Trăng Máu cuối cùng của năm 2014 xảy ra vào thứ Tư, 8/10/2014. Nhiều hình ảnh về Trăng Máu đã được ghi nhận trên khắp các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, và nhiều nơi khác trên thế giới.
trang mau 2

Hình ảnh mô tả hiện tượng “Mặt trăng máu”

Hình ảnh Mặt trăng máu được chụp tại Hà Nội

Hình ảnh Mặt trăng máu được chụp tại Hà Nội

“Mặt trăng máu” chụp tại Sydney.

“Mặt trăng máu” chụp tại Sydney.

trang mau 5

Người ta gọi hiện tượng này là “Trăng Máu”, bởi nó thường có màu đỏ hoặc cam, tùy thuộc vào nơi bạn quan sát.

Theo NASA, đây là lần thứ hai Trăng Máu xuất hiện trong “một loạt nguyệt thực bất thường”.

Lần đầu tiên là xảy ra vào tháng Tư năm nay. Lần thứ ba dự kiến sẽ vào 4/4/2015, và lần thứ tư là 28/9/2015

Hiện tượng “Trăng Máu” xảy ra khi ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất trong thời điểm nguyệt thực toàn phần. 

Điều đặc biệt nhất về chuỗi nguyệt thực 2014-2015 đó là, tất cả chúng đều có thể được nhìn rõ từ mọi vùng miền trên Mỹ quốc”, theo bài viết trên website của NASA bởi Fred Espenak, một chuyên gia của NASA đã có nhiều năm nghiên cứu về nhật thực và nguyệt thực.

Ngày 8/10, hiện tượng Trăng Máu kéo dài khoảng 4 giờ, bắt đầu từ lúc 3 giờ 30 phút sáng (theo giờ EDT).

 ASA cũng có lời giải thích tại sao Mặt Trăng lại chuyển sang màu đỏ hoặc cam:

“Một chuyến du hành ngắn tới Mặt Trăng sẽ cho chúng ta câu trả lời: Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên bề mặt đầy bụi của Mặt Trăng, và nhìn lên bầu trời. Trên đầu bạn là Trái Đất, bóng đêm dần buông, đằng sau đó toàn bộ là Mặt Trời. Đó là thời điểm của nguyệt thực.

Bạn có thể nghĩ rằng nếu nhìn theo cách này thì Trái Đất toàn là bóng tối, nhưng không phải. Các vành xung quanh nó đang bốc cháy! Khi bạn đưa mắt nhìn quanh đường vành lớn của Trái Đất, bạn đang nhìn thấy tất cả những bình minh và hoàng hôn trên thế giới, tất cả, tất cả cùng một lúc. Những tia sáng tuyệt diệu này chiếu rọi vào trung tâm của bóng Trái Đất, khiến nó chìm trong ánh sáng màu đồng và biến Mặt Trăng thành một quả cầu đỏ tuyệt đẹp”.

Zachary Stieber

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc