Home » Thế giới » Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân (phần mở đầu)
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, 
(Luis Novaes/Epoch Times)

(Luis Novaes/Epoch Times)

Nếu như số phận quyết định vận mệnh của một người, thì sự an bài của lịch sử cũng có khả năng dàn xếp cho một sinh mệnh có xuất thân đáng xấu hổ.

Khi Giang Trạch Dân tham dự buổi thảo luận với một đoàn đại biểu tỉnh Hồ Bắc trong một cuộc họp Quốc hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông ta nói: “Tôi từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán từ năm 1966 đến năm 1970. Đó là vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa… phe tạo phản [trích dẫn nguyên văn] đã cẩn thận xem xét hồ sơ [1] cá nhân của tôi. Được thôi, vì điều đó đã chứng tỏ rằng tôi có một quá khứ trong sạch.”

Có lẽ những thính giả của Giang lúc ấy không hiểu được mục đích của ông ta là gì. Tại sao Giang – Tổng bí thư của ĐCSTQ – cần tự thanh minh về “quá khứ trong sạch” của mình?

Lý do nằm ở chỗ tiểu sử của Giang có vấn đề. Cha đẻ của ông ta, Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng. Trường đại học mà Giang từng theo học, Đại học Trung ương Nam Kinh, thực ra là được điều hành bởi quân chiếm đóng Nhật Bản. Ông ta đã bịa đặt rằng chú của ông ta đã nhận nuôi ông ta, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy. Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành một điệp viên cho KGB. Và đây chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn rất nhiều, vì tiểu sử của Giang đầy rẫy những tình tiết xấu xa. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta có thể tự nhận rằng mình có “quá khứ trong sạch”? Khi “phe tạo phản” kiểm tra hồ sơ của Giang, họ đã không thể biết về những rắc rối to lớn trong quá khứ đã bị Giang giấu nhẹm.

Vào năm 2005, Giang Trạch Dân đã phát hành ầm ĩ cuốn sách “Người đã thay đổi Trung Quốc”, một cuốn tiểu sử được xuất bản bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung, mà ông ta đã ủy thác cho một thương nhân người Mỹ tên là Robert Kuhn viết. Cuốn sách đã đại biểu cho nỗ lực công khai của Giang nhằm đánh bóng tiểu sử cá nhân vốn đã được ông ta che giấu từ lâu.

Cổ nhân có câu “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong cuốn sách tâng bốc và thêu dệt tiểu sử của Giang, người ta để ý rằng một từ đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần: yêu nước. Phần mô tả thời gian ông ta học ở Trường Đại học Trung ương Nam Kinh của quân Nhật, với đủ tính ly kỳ, có tựa đề là “Tôi là người yêu nước”. Nhưng lòng ái quốc là bổn phận của mỗi công dân, là phẩm hạnh bẩm sinh, là sự trung thành với mảnh đất đã nuôi dưỡng chúng ta. Một người có tiểu sử trong sạch chẳng cần phô trương sự yêu nước của mình trước công chúng.

Một thực tế đơn giản là người cha đẻ của Giang đã chạy trốn và phục vụ cho quân chiếm đóng Nhật Bản. Trong nửa sau cuộc đời, Giang luôn nhanh chóng tránh né thảo luận về cha của mình – thậm chí theo lời người viết tiểu sử cho Giang, ông ta đã yêu cầu người khác viết như vậy . Điều duy nhất được đề cập đến trong cuốn tiểu sử của ông ta là, “Cha của Giang mất năm 1973.”

Giang tuyên bố bịa đặt rằng ông ta được nhận nuôi từ năm 13 tuổi bởi gia đình người chú – đảng viên cộng sản – Giang Thượng Thanh; nhưng nó cho thấy việc nhận nuôi đã diễn ra không lâu sau khi người chú qua đời. Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21. Vậy có lý do để thắc mắc: Ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh, Giang Trạch Huệ, đã nói với Kuhn rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” [2]. Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học (theo như Kuhn ám chỉ)? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?

Sự thực là cuộc sống của Giang chẳng mấy quan hệ với gia đình được khai là đã nuôi nấng ông ta. Họ chẳng liên quan gì nhau cho đến sau khi ĐCSTQ nắm quyền tại Trung Quốc thì Giang mới đột nhiên “nhớ lại” rằng ông ta có một liệt sĩ đảng cộng sản (người chú) trong gia đình? Ông ta đã phát minh ra một tiểu sử, trong đó ông ta từ bỏ người bố đẻ và trở thành con nuôi của một người đã khuất. Tuy nhiên, phần này của câu chuyện sẽ được chúng tôi trở lại sau.

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc