Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Ni cô Tây Tạng bị trục xuất vì từ chối tham gia “Giáo dục Yêu nước”

Một nhà sư trẻ (trái) đang thực hiện nghi lễ bái lạy gần tu viện Lạp bốc Lăng thuộc huyện Hạ Hà, tỉnh Cam Túc, ngày 16/5//2013 – một điểm nóng diễn ra nhiều cuộc biểu tình của người Tây Tạng chống lại chính quyền Trung Quốc. Kể từ năm 2009, hơn 130 nhà sư Tây Tạng đã tự thiêu trong các cuộc biểu tình, hầu hết đều tử vong do thương tích, nhằm phản ứng trước việc đàn áp của chính quyền Bắc Kinh. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này và chỉ ra các khoản đầu tư trường vốn của Đại Lục vào Tây Tạng cũng như trong các khu vực có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Song, các nhà chỉ trích cho rằng phát triển kinh tế đã tạo nên làn sóng tràn lan của người Hán và làm xói mòn văn hóa truyền thống của người Tây Tạng (Ảnh Internet)

Gần đây, hàng chục ni cô Tây Tạng bị trục xuất khỏi đền chùa vì từ chối tham gia chương trình “Giáo dục Yêu nước” bắt buộc của chính quyền Trung Quốc.

Một ni viện thuộc thị trấn Na Khúc, huyện Bí Như, Tây Tạng, đã trục xuất ít nhất 26 ni cô vì đã không đăng ký với chính quyền địa phương, cũng như không tham gia lớp học “Giáo dục Yêu nước”, đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA) đưa tin hôm 17/11.

Một nguồn tin giấu tên cho biết “Giáo dục Yêu nước” được thiết lập trên quy mô lớn vào tháng 9/2014, như một phần động thái của chính quyền Trung Quốc trong việc kìm chặt vùng lãnh thổ phía Tây nước này.

Tây Tạng trở thành một tỉnh của Trung Quốc kể từ khi Quân đội Giải phóng nhân dân tiến vào chiếm đóng vào những năm 1950. Dưới sự cai trị của của chính quyền Bắc Kinh, truyền thống văn hóa và tôn giáo của vùng đất này bị tổn hại nghiêm trọng. Phần lớn đền thờ và tu viện Tây Tạng đã bị phá hủy hoặc bị đóng cửa trong Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976).

Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng đang nằm dưới sự quản lý nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, hiện đang sống lưu vong và bị chính quyền coi là một “phần tử ly khai”.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ quyền của người dân Tây Tạng. Theo báo cáo trước đó của thời báo Epoch Times, năm 2013, hai ca sĩ nổi tiếng của Tây Tạng quê gốc ở huyện Bí Như và một số nhà văn bị bắt giữ vì bày tỏ quan điểm về “chủ nghĩa ly khai”.

Vào tháng 3/2008, do xung đột về chính trị và kinh tế xã hội dâng cao, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Lạp Tát (Lhasa), thủ phủ của Tây Tạng, cũng như ở các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên, nơi có cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Tạng sinh sống. Các cuộc biểu tình nhiều lần bị đàn áp nặng nề bởi cảnh sát và các lực lượng quân đội Trung Quốc. Chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết, khoảng 100 người thiệt mạng trong các cuộc đàn áp nói trên.

Theo VOA, những ni cô bị trục xuất được gửi về quê trong khi một số lánh mình vào trong núi để thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền.

Kể từ tháng 2/2009, ít nhất 133 người Tây Tạng đã tự thiêu ở Tây Tạng và những nơi khác ở Trung Quốc nhằm phản đối hành động đàn áp của chính quyền, tổ chức Quốc tế Bảo vệ người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet) cho hay.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc