Home » Thế giới » Philippines sẵn lòng hỗ trợ người tị nạn Rohingya và Bangladesh
tị nạn, Rohingya,Philippines,hỗ trợ

Một người tị nạn Rohingya khóc trong tuyệt vọng khi ngồi cùng những dân di cư khác trên chiếc thuyền trôi dạt vào lãnh hải Thái Lan ở ngoài khơi hòn đảo Koh Lipe phía nam thuộc biển Andaman. (AFP Photo/Christophe Archambault)

Chính phủ Philippines ngày 19/5 lên tiếng bày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ các thuyền nhân tị nạn người Rohingya và Bangladesh trong bối cảnh những láng giềng Đông Nam Á đối mặt cơn giận dữ của dư luận vì quay lưng lại với họ.

Philippines có trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn mà đa phần trong đó chạy trốn để khỏi bị đàn áp, bởi đó là chính sách của công ước Liên Hợp quốc năm 1951 về người di cư, Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima và phát ngôn viên Ngoại giao Charles Jose tuyên bố.

Chúng tôi từng cam kết và giờ cần có trách nhiệm hỗ trợ nhân đạo cho những người tìm kiếm nơi trú ngụ an toàn

ông Jose phát biểu trên kênh truyền hình ANC nhưng không nêu chi tiết.

Bộ trưởng De Lima nhấn mạnh

cứu sống mạng người” là điều quan trọng nhất

Tôi nghĩ rằng trách nhiệm nhân đạo cao hơn bất kỳ mối quan tâm nào. Điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là giải quyết vấn đề nhân đạo thông qua việc cứu mạng người

Bộ trưởng De Lima nói sau khi họp với đại diện Cao Ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn UNHCR tại Philippines.

Gần 3.000 người di cư đã bơi vào bờ và được cứu ở ngoài khơi Indonesia, Malaysia và Thái Lan tuần qua, hàng ngàn trong đó phải lênh đênh trên biển trong điều kiện không có thực phẩm hoặc nước uống.

Chính phủ ba nước trên đã khiến dư luận quốc tế bất bình khi không chấp nhận cho dân tị nạn lên bờ, những người được tin đã bị các tổ chức buôn người bỏ mặc sau chiến dịch trấn áp tại Thái Lan.

Đây không phải cuộc khủng hoảng mà một quốc gia riêng lẻ có thể tự giải quyết được

đại diện Bernard Kerblat của UNHCR tại Philippines nói với AFP sau khi họp với Bộ trưởng Lima.

Phát ngôn viên cho Tổng thống Benigno Aquino cũng thông báo chính phủ sẵn lòng hỗ trợ người nhập cư.

Là quốc gia duy nhất có số lượng tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm đa số tại Đông Nam Á, chúng tôi có trách nhiệm cứu giúp những người khốn khó

phát ngôn viên Tổng thống nói với AFP.

Trong bức ảnh chụp ngày 18/5, người tị nạn Bangladesh tên là Mohammad Murad Hussein được cứu sống với nhiều vết sẹo trên đầu và cơ thể, gần như suy sụp tại cảng Langsa ở Aceh khi kể lại mình bị dân nhập cư Rohingya tấn công và đánh đập dã man như thế nào. (AFP Photo/Romeo Gacad)

Trong bức ảnh chụp ngày 18/5, người tị nạn Bangladesh tên là Mohammad Murad Hussein được cứu sống với nhiều vết sẹo trên đầu và cơ thể, gần như suy sụp tại cảng Langsa ở Aceh khi kể lại mình bị dân nhập cư Rohingya tấn công và đánh đập dã man như thế nào. (AFP Photo/Romeo Gacad)

Người Rohingya là một tộc thiểu số Hồi giáo tại Miến Điện có đa số tín đồ Phật giáo sinh sống. Họ không được hưởng quyền công dân theo pháp luật và trở thành nạn nhân của những tổ chức buôn người. Có tới 1,3 triệu người Rohingya sống tại bang Rakhine miền tây Miến Điện.

Maylaysia và Thái Lan đã kêu gọi Miến Điện ngăn chặn dòng người Rohingya di cư, tuy nhiên quốc gia này đã chối bỏ trách nhiệm của mình với lý do tộc người này đều là dân nhập cư trái phép đến từ Bangladesh.

Ông Kerblat cho biết Philippines và Miến Điện đã được mời tới hội nghị về cuộc khủng hoảng người tị nạn do Thái Lan đăng cai vào 29/5, tuy nhiên cả hai nước đều chưa xác nhận sẽ tham dự.

Bangladesh, Indonesia, Lào, Malaysia, Việt Nam, Australia và Hoa Kỳ nằm trong số 15 chính phủ sẽ tham dự hội nghị, mà theo đánh giá của ông Kerblat là “một bước đi đúng hướng”.

Theo Tinh Hoa

Biên dịch từ AFP

Chuyên đề: , , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc