Home » Khám Phá » Sự đáng yêu của loài chim cánh cụt
Loài chim không biết bay sống ở những nơi lạnh giá với hình dáng dễ thương đã chinh phục trái tim những người yêu động vật.

Phóng sự “Con đã lớn khôn” của một loài chim không bao giờ bay.

Bằng dáng đi lạch bạch và dáng vẻ hậu đậu, loài chim cánh cụt đã hoàn toàn chinh phục những người yêu động vật trên khắp thế giới bằng sự đáng yêu của mình.

Là những cư dân sinh sống tại nơi lạnh nhất địa cầu, chim cánh cụt dường như là loài động vật không mấy thân thuộc với con người. Nhưng không vì thế mà có thể phủ nhận chúng vẫn phải tìm gấp cho mình liều thuốc chữa “bệnh đáng yêu”. Để khám phá thế giới của loài chim không biết bay này, các phóng viên của đài BBC1 đã đặt chân tới vùng đất lạnh giá quanh năm, từ đó ghi lại những hình ảnh sống động và chân thực của loài chim cánh cụt hoàng đế.

 Những hình ảnh sống động trong bộ phim tài liệu về chim cánh cụt hoàng đế của đài BBC1.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 2.

Với chim cánh cụt hoàng đế, không có chuyện đàn bà chỉ ở xó nhà. Mà ngược lại, việc lớn như kiếm ăn là dành cho chim cái làm còn việc nhẹ như ấp trứng, xin mời chim đực vào nhận hàng.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 3.

Thời điểm giữa mùa đông được xem là quãng thời gian đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt, vì vậy, nếu cánh cụt con chưa tự tách vỏ được thì bố của chúng sẽ làm nhiệm vụ đó rồi dỗ dành chúng ra bằng tiếng gọi thân thương.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 4.

Để làm tròn bổn phận của “đấng sinh thành”, cánh cụt bố sẽ tự động cho con ăn bằng túi sữa bí mật giấu ở tuyến sau cổ họng. Tuy nhiên, túi sữa này chỉ đủ nuôi cánh cụt con trong 1 tới 2 ngày mà thôi.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 5.

Sau nhiều ngày xa cách, cả gia đình cánh cụt lại có cơ hội đoàn tụ. Mặc dù trong con mắt của chim cánh cụt, con trưởng thành nào cũng như nhau nhưng dựa vào tiếng gọi mà chúng nhận ra nhau.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 6.

Ở 6 tuần tuổi, cánh cụt con đã mọc lông, mọc cánh và chập chững bước những bước đi đầu đời.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 7.

Giống như một đứa trẻ, cánh cụt con thích đi dạo và khám phá thế giới xung quanh, đương nhiên mẹ chúng vẫn trông nom bên cạnh.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 8.

Do cấu trúc cơ thể nên ngã là chuyện bình thường với chim cánh cụt.

151224lcchim9-1450938331679

Sang đến tháng tuổi thứ 2, cánh cụt con bắt đầu “đi trẻ” cùng các bạn. Tại “ngôi trường” có khoảng 40 thành viên, cánh cụt con sẽ được học cách chiến đấu và giữ ấm để sinh tồn trong thời tiết giá lạnh.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 10.

Mùa xuân đến, trong lúc bố mẹ đi kiếm ăn ở xa, cánh cụt con sẽ ở nhà với cánh cụt cái còn tơ. Trong vòng tay bảo vệ của vú em này, chúng sẽ thoát được khỏi trò chơi trốn tìm nguy hiểm mà kẻ săn mồi là chim hải âu.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 11.

Băng tan cũng là là lúc tuyết trở thành sân trượt băng nghệ thuật cho lũ cánh cụt con tinh nghịch.

Phóng sự "Con đã lớn khôn" của một loài chim không bao giờ bay - Ảnh 12.

Bước sang tháng thứ 5, cánh cụt con đã trưởng thành và có thể dọn ra ở riêng. Đến lúc này, cánh cụt bố mẹ không còn phải hộ tống con tới “sân ga” của Nam Đại Dương nữa mà để chúng tự lập ở một chân trời mới.

(Nguồn: Daily Mail)

Theo Chi Mai / Trí Thức Trẻ
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc