Home » Thế giới » Các thủ đoạn ép cung trong chỉnh phong ở Diên An
Khi cuộc kháng chiến chống Nhật bắt đầu năm 1937, quân của ĐCS Trung Quốc bị thất bại tơi tả, Mao Trạch Đông phải rút về Diên An, để mặc cho quân của Quốc Dân Đảng ra sức chống Nhật.

Tại Diên An, ĐCS Trung Quốc ra chiến dịch chỉnh phong, dùng bạo lực gây kinh hoàng cho người dân để bắt phục tùng và trung thành với Đảng.

>> “Chủ nghĩa lý lịch” khởi nguồn từ đâu

>> Chấn động khi Tập Cận Bình ghi nhận công lao kháng nhật của Quốc Dân Đảng

dien-an

Bốn loại thủ đoạn ép cung trong Chỉnh phong Diên An (1942)

Thủ đoạn 1: Làm tinh thần mệt mỏi rã rời

Ép cung người bị thẩm vấn bằng cách không cho ngủ nhiều ngày, những kẻ tham gia xét hỏi thì thay phiên nhau nghỉ ngơi để giữ quá trình ép cung diễn ra liên tục, mục đích để đối phương nhận tội khi tinh thần suy sụp vì mệt mỏi.

Từ tháng 4/1943 đến tháng 6/1944, nhà văn Lý Nhuệ bị Bảo an Biên khu Thiểm – Cam – Ninh (Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ) thẩm vấn 5 ngày đêm không cho ngủ (lính gác thường xuyên cầm súng ở bên cạnh uy hiếp), thậm chí có người còn chịu đựng thẩm vấn liên tục trong 15 ngày đêm, phải đứng liên tục nhiều giờ (làm chân bị phù thũng) và ngồi trên ghế băng thấp; có khi bị cùm tay trong thời gian dài.

Thủ đoạn 2: Trói treo lên đánh

Theo tiết lộ của ông Sư Triết (师哲, 1905 – 1998), thân tín của ông Mao Trạch Đông, bản “Điều lệ thẩm vấn” được khởi thảo từ tháng 5 – 6/1943, trong đó có vấn đề quan trọng là có nên dùng cực hình hay không. Khi đó có hai ý kiến đối lập, nhưng ông Khang Sinh (康生) chủ trương dùng cực hình và nói “không dùng cực hình thì thẩm vấn thế nào?” Vậy là việc dùng hình ép cung trở thành phương pháp quan trọng khi thẩm vấn. Theo thống kê, có 24 loại nhục hình khác nhau, phổ biến là ép đòn, tạt tai, trói treo và đánh đập. Theo ghi chép trong một Hội nghị mở rộng ở một đơn vị tại Diên An, Bí thư địa bàn này đích thân tra tấn người bị thẩm vấn.

Hình phạt mà lực lượng Bảo an thường áp dụng như: ngồi ghế cọp, roi vọt, khóa tay thời gian dài, trói giá chữ thập… Trưởng ban Bảo an Biên khu Thiểm – Cam – Ninh (Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ) là ông Chu Hưng (周兴) cũng đích thân tham gia tra tấn đánh người.

Thủ đoạn 3: Bỏ đói

Theo hồi ký của nhà văn Lý Nhuệ, Bảo an Biên khu Thiểm – Cam – Ninh thiết kế phòng giam đặc biệt dành cho “phần tử cố chấp.” Những người này mỗi bữa chỉ được ăn nửa chén cơm, có người bị bỏ đói cả tháng.

Thủ đoạn 4: Xử bắn giả

Đây cũng là hình phạt thường thấy. Sau khi trải qua các loại tra tấn cực hình, nếu người bị ép cung vẫn cứng đầu thì sẽ bị đưa đi xử bắn giả để ép nhận tội. Bối cảnh khi thực hiện xử bắn giả thường là trong đêm nhiều gió, không có ánh trăng. Chúng đưa người bị thẩm vấn tới một khu đất hoang và bắn đạn bay vèo vèo ngang tai, nhiều người bị khủng hoảng tâm lý, tinh thần rơi vào trạng thái ngây dại, thất thường. Cựu Bí thư tỉnh Hà Nam là ông Trương Duy Trinh (张维桢) cũng từng bị mang đi xử bắn giả.

Trong phương pháp thẩm vấn “bức, cung, tín” thì sự dày vò tinh thần và thể xác cùng tiến hành song song. Ban đầu bị “khuyên nhủ”, dọa dẫm, dụ dỗ đưa đối tượng vào bẫy. Nếu sau khi dùng cách gây áp lực tinh thần không đạt hiệu quả thì sẽ dùng nhục hình khủng bố về thể xác, ví dụ như bị trói chéo tay ra sau, đấm đá hoặc xử bắn giả. Có nhiều người trẻ tuổi nhưng sau vài năm ở tù thì đầu tóc biến thành bạc trắng. Nhiều người bị tổn thương tinh thần đến nỗi không thể hồi phục lại thành người bình thường được. Người bị hình thức tra tấn trói chéo tay ra sau thời gian kéo dài 48 tiếng đã có thể khiến hai cánh tay bị tím ngắt, vết dây thừng ở cổ tay vì bị xiết quá chặt nên tổn thương hủy hoại sau nhiều năm vẫn không hết được dấu vết.

Ở Diên An có 4 khu trại giam: Trại giam Vụ Xã Hội, Trường Công Tây Bắc, Bảo an biên khu Thiểm – Cam – Ninh (Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ) và Học viện Hành chính Tây Bắc. Trại giam Vụ Xã Hội nằm ở Táo Viên Hậu Câu (Zaoyuan Hougou) chủ yếu nhốt người phạm trọng tội, vào ngày 2/4/1943 nhà văn Vương Thực Vị (王实味, 1906 – 1947) bị giải đến đây và đến năm 1947 thì qua đời.

Trường Công Tây Bắc cũng nằm ở cách Trại giam Vụ Xã Hội không xa, là cơ quan đặc biệt để thẩm tra nhân viên Ban Xã hội Trung ương, từ khoảng năm 1942 – 1944 có đến hơn 500 nhân viên bị bắt nhốt vì “là đối tượng có vấn đề nghiêm trọng”, trong đó 480 người bị quy là “đặc vụ”, “phản đồ”, “tình báo” (của Nhật hoặc Quốc dân Đảng – ND).

Bảo an biên khu Thiểm – Cam – Ninh (Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ) sau vận động chỉnh phong (chỉnh đốn tác phong) đã bắt nhốt khoảng 500 – 600 “đặc vụ”. Vào thời điểm cao trào, khu nhà hầm ở sườn núi Phượng Hoàng đã nhốt chật người đến nỗi phải cho đào thêm nhà hầm. Ban đầu một hố chỉ nhốt bốn người, sau có đến năm, sáu người, chật chội đến nỗi người bị nhốt quay người cũng khó khăn.

Học viện hành chính Tây Bắc là nơi tạm giam những người có dấu hiệu khả nghi, có 908 người từng bị đưa vào tra hỏi, trong đó bao gồm 3 mẫu nhân viên: những cán bộ “thẳng thắn” vùng biên khu xuất thân công nông; cán bộ bên ngoài bị nghi là “đặc vụ”; cán bộ phần tử trí thức tại các tổ chức vùng biên khu.

Ngoài ra nhiều đối tượng tình nghi tại các cơ quan, trường học, bị giam giữ ngay tại đơn vị của mình, bị cách ly để thẩm tra. Người bị thẩm tra sẽ không được về nhà, không được thư từ qua lại với mọi người.

Dưới tinh thần Khang Sinh và các đơn vị cùng thi hành thẩm tra, vô số người vô cớ bị biến thành “đặc vụ” (của Nhật và Quốc Dân Đảng), mọi người “vạch tội” nhau, thậm chí có nhiều cặp vợ chồng tự “cắn” nhau, xem đối phương là “đặc vụ”. Các loại “đặc vụ” nối đuôi nhau ra tự thú. Sau năm 1943, nhiều cơ quan, trường học đóng chặt cổng và bị lực lượng cảnh vệ trấn giữ, mọi người cắt đứt quan hệ với nhau, trong nội thành Diên An muốn có việc làm phải có người giới thiệu tin tưởng mới được nhận làm việc. Đêm đến, thành Diên An im lặng như tờ, khung cảnh tĩnh mịch gây cảm giác thật thê lương và kinh sợ.

Tinh Vệ biên dịch từ Secretchina

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc