Home » Thế giới » Tống Mỹ Linh và Giang Thanh khác nhau một trời một vực
Họ đều là phu nhân của lãnh đạo cao nhất của ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng, thế nhưng lại cũng khác nhau một trời một vực.
Đám cưới của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch. Ảnh dantri

Đám cưới của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch. Ảnh dantri

Tống Mỹ Linh và Giang Thanh “khác nhau như trời vực” qua lời kể của Tổng thống Nixon.

Tống Mỹ Linh vợ của Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu Quốc Dân đảng cùng với Giang Thanh vợ của Mao Trạch Đông lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc, hai con người, hai bên chiến tuyến nhưng cũng là hai tính cách, xuất thân và phẩm hạnh đạo đức khác nhau.

Từng có lần tiếp xúc và trò chuyện với hai người phụ nữ này, Tổng thống Mỹ Nixon mến mộ sự đoan trang quyến rũ của Tống Mỹ Linh, nhưng ông lại cho rằng Giang Thanh làm cho người khác cảm thấy phản cảm.

tong-my-linh

Ảnh chụp bà Tống Mỹ Linh đang phát biểu trong một buổi diễn thuyết. Ảnh internet

Tống Mỹ Linh và Giang Thanh, một người là đệ nhất phu nhân của Quốc Dân đảng, một bên là đệ nhất phu nhân của ĐCSTQ, đều có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử của Trung Quốc, được xem là “nữ cường nhân”. Tuy nhiên, hai vị “đệ nhất phu nhân” này lại khác nhau một trời một vực.

Tống Mỹ Linh là cô tiểu thư của đô thị Thượng Hải, xuất thân trong gia đình danh môn vọng tộc, quả thực là con nhà quyền quý. Từ nhỏ bà đã thụ nhận nền giáo dục văn hóa chính thống, từng du học ở Mỹ 10 năm, biết 6 loại ngoại ngữ.

Trong khi đó, Giang Thanh là cô gái miền quê Sơn Đông, xuất thân nghèo khổ, người cha Lý Đức Văn là một thợ mộc, mẹ là vợ bé. Lúc nhỏ bà chỉ được đi học hết cấp một. Nhìn khía cạnh này, con đường mà Giang Thanh từ một cô gái nhà nông nghèo khổ vươn đến ngôi vị “đệ nhất phu nhân” quả thật vô cùng khó khăn.

Giang Thanh

Giang Thanh và Mao Trạch Đông.

Tống Mỹ Linh là người vợ thứ tư của Tưởng Giới Thạch, trước khi Tống Mỹ Linh được gả cho Tưởng thì chưa từng kết hôn. Tuy nhiên một cách khách quan mà nói, sự kết hợp của Tưởng và Tống trên thực tế là hôn nhân mang tính chính trị.

Điều mà Tưởng Giới Thạch vừa ý chính là mối quan hệ mật thiết giữa nhà họ Tống với phía Hoa Kỳ, đồng thời chị gái của bà là Tống Khánh Linh cũng là vợ của Tôn Trung Sơn. Tống Mỹ Linh khá là vừa ý với địa vị và quyền thế của Tưởng Giới Thạch.

Còn Giang Thanh là vợ thứ ba của Mao Trạch Đông, trước khi Giang Thanh kết hôn với Mao, bà từng trải qua ba cuộc hôn nhân, từng là nhân vật “phong hoa tuyết nguyệt” làm mưa làm gió trên các trang báo nhỏ của Thượng Hải.

Tống Mỹ Linh rất biết thời thế, sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời không lâu, bà đã mượn cớ có bệnh. Ngày 17/9/1975 bà đến Mỹ điều trị, từ đó sống luôn ở Mỹ. Tống Mỹ Linh khôn khéo hơn Giang Thanh, bà chủ động thoát khỏi những rắc rối trong chuyện đấu đá tranh giành quyền lực. Ở trên đảo Long Island với phong cảnh tươi đẹp, bình yên sống hết quảng đời còn lại của mình.

Còn Giang Thanh, sau khi Mao Trạch Đông chết, bà với tham vọng quyền lực của mình, không thể chờ đợi thêm được nữa, đã cùng với “đồng bọn” mưu đồ đoạt lấy quyền lực cao nhất trong bộ máy chính trị.

Giang Thanh

Giang Thanh trong cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ Nixon.

Cuối cùng “kế sách như ý” của bà đã tan vỡ. Ngày 6/10/1976, bà cùng với ba “đồng bọn” bị bắt giữ. Từ đó, Giang Thanh sống hết quãng đời còn lại trong lồng sắt, mãi đến ngày 4/5/1991 thì tự sát, khi chết hưởng thọ 77 tuổi.

Tưởng Giới Thạch mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt. Tháng 3/1972, ông đã làm phẫu thuật. nhưng từ đó đã chuyển thành viêm tiền liệt tuyến mãn tính, rồi liên tục chịu giày vò vì căn bệnh. Tình trạng sức khỏe ngày một đi xuống. Tuy nhiên, những năm tháng cuối đời của Tưởng bên cạnh luôn có Tống Mỹ Linh tận tình chăm sóc, con cháu quây quần, gia tộc hòa thuận.

Giang Thanh mang dã tâm chính trị quá lớn, sau khi không còn sống chung với Mao Trạch Đông, bà bận rộn với việc tranh đoạt quyền lực trong chính quyền Đảng.

Năm 1953, Nixon từng có cuộc trò chuyện với với Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, lúc đó chính là do Tống Mỹ Linh đảm nhận phiên dịch. Trong ấn tượng của Nixon: “Tưởng phu nhân không chỉ đơn thuần là phiên dịch của chồng bà, tôi cho rằng với trí tuệ, sức thuyết phục, dũng khí cùng đạo nghĩa, chỉ riêng những điều này thôi đã đủ để cho bà trở thành một nhân vật lãnh đạo, bà ấy quyến rũ đoan trang, như vậy ít nhiều đã làm mờ đi hình tượng lạnh lùng đó của Tưởng”.

Năm 1972, Nixon với cương vị Tổng thống Mỹ, ông đến Trung Quốc gặp gỡ Mao Trạch Đông và có dịp gặp Giang Thanh. Nixon nói về vị đệ nhất phu nhân này:

“Bà ấy đã sắp xếp một tiết mục tuyên truyền văn hóa trong chuyến viếng thăm của tôi, chúng tôi ngồi cùng nhau. Bà ấy tỏ ra rất căng thẳng, đến nỗi trên tay trên trán đổ cả mồ hôi hột. Lời nói đầu tiên có chứa đầy sự thô lỗ, biểu hiện ra thái độ khiêu khích của bà, khiến người khác phản cảm. Bà ta hỏi tôi: ‘Sao ông mãi cho đến bây giờ mới đến Trung Quốc?’”.

Cùng là một địa vi, đứng ở hai đầu chiến tuyến, hai người ai hơn ai kém đã thể hiện rõ. “Cái nết đánh chết cái đẹp“, Tống Mỹ Linh được sống và giáo dục bởi văn hóa truyền thống tốt đẹp, lại được tiếp thụ văn minh của nhân loại tiến bộ, thể hiện ra một người phụ nữ đoan trang, chung thủy, hiền thục yêu thương chồng con.

Ngược lại Giang Thanh, do bản thân ham mê quyền lực, tin theo học thuyết đấu tranh vô thần luận của chồng mình, dần dần biến chất. Đến rồi cuối cùng mất hết nhân tính, không còn giữ được chút phẩm hạnh đạo đức nào, kết quả chết thảm trong ngục tù.

Tiểu Thiên dịch từ secretchina.com

Theo tinhhoa


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc