Home » Khám Phá » Các phi tần trong hậu cung nhà Thanh
Các phi tần trong thời nhà Thanh có một cuộc sống thầm lặng, họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn. Do không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh.

Các phi tần chốn hậu cung thời nhà Thanh

Phụ nữ trong hậu cung nhà Thanh rất coi trọng làm đẹp nhưng bị hạn chế vận động, do đó cơ thể hay ốm yếu bệnh tật.

Theo People, chốn thâm cung như một chiếc lồng chim lớn, trong đó phạm vi hoạt động của các phi tần bị giới hạn rất nhiều. Họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn, không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh. Vì vậy, họ thường làm bạn với thuốc thang để bồi bổ sức khỏe.

Việc cưỡi lừa để đi lại rất hiếm gặp đối với phụ nữ trong hậu cung triều Thanh (1616-1912).

 

“Đẹp” trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.

Mỗi ngày họ đều dành nhiều thời gian để rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng phấn Dương Châu, son Tô Châu và nước hoa hồng tự chế để làm đẹp. Họ cũng rất chăm chút sức khỏe răng miệng, dùng cao đánh răng bằng thuốc đông y, cũng như bàn chải đánh răng.

 

Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.

 

Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.

Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8. 

 

Việc chụp ảnh cùng với người ngoại quốc cũng chỉ phụ nữ địa vị cao trong cung mới có cơ hội.

 

Nữ giới hậu cung nhà Thanh được tuyển chọn từ “Kỳ nữ” thuộc Bát Kỳ Mãn Châu – Mông Cổ – Hán Tộc (một chế độ quân sự đặc biệt thời Mãn Thanh) để duy trì huyết thống nội bộ, đồng thời bảo đảm luôn có đủ “tú nữ” cho hoàng đế. Kỳ nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa kết hôn đều phải ứng tuyển. 

 

Bộ Hộ (có chức năng như Bộ Tài chính) sẽ lưu danh sách những cô gái được tuyển chọn làm tú nữ để hoàng đế tuyển chọn phi tần sau này hoặc ép gả cho hoàng tử, hoàng thân. Khi hoàng đế tới tuổi thành hôn, các tú nữ này sẽ được rà soát lại để chọn làm hoàng hậu và phi tần.

Theo Vnexpress

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc