Home » Thế giới » Các ngoại trưởng G7 phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông
Sau hội nghị ở Hiroshima, Nhật Bản, hôm 11/4, các ngoại trưởng của nhóm G7 tuyên bố họ phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, những nơi Trung Quốc đang lún sâu vào tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và một số nước khác.

Ngoại trưởng G7 phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông.

Ngoại trưởng các nước thuộc G7 hôm nay phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều quốc gia láng giềng.
U.S. Secretary of State John Kerry (R) and his fellow G7 foreign ministers including Britain's Foreign Minister Philip Hammond (L) take their seats for a working session, the fourth session of the their meetings in Hiroshima, Japan April 11, 2016. REUTERS/Jonathan Ernst

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Anh Philip Hammond trong phiên làm việc thứ 4, cuộc họp các ngoại trưởng G7, tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 11/4. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với mọi hành động khiêu khích hoặc cưỡng chế, đe dọa đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”, ngoại trưởng các nước thuộc nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (G7) cho biết trong một thông báo sau cuộc họp tại Hiroshima, Nhật Bản.

G7 còn kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, đồng thời thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài đưa ra với ý nhắc đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Nước này gần đây còn xây phi pháp nhiều kiến trúc lớn, trong đó có hệ thống radar và đường băng, trên một số bãi đá ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Manila đã đệ đơn kiện đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc. PCA dự kiến có phán quyết trong vài tuần tới. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện.

Bắc Kinh còn có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này. Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và thử thách Nhật Bản sau khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012.

Theo Vnexpress

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc