Home » Thế giới » Hội nghị Bắc Đới Hà chấm dứt không gợn sóng: Đại thế Giang Trạch Dân đã mất

Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay được dự đoán sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc bố trí nhân sự Đại hội 19. Hiện tại, rất nhiều dấu hiệu cho thấy, hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc.

“Tân Tứ nhân bang” có chung người “chống lưng” là ông Giang Trạch Dân.

“Tân Tứ nhân bang” có chung người “chống lưng” là ông Giang Trạch Dân.

Những ngày gần đây, các kênh truyền thông tiếng Trung thân Bắc Kinh ở nước ngoài liên tục đăng bài, trực tiếp phê bình cựu thủ lĩnh Giang Trạch Dân tham gia vào chính sự. Học giả Hà Thanh Liên cho rằng, đây là lần đầu tiên kênh truyền thông ngôn luận của  công khai chỉ trích Giang Trạch Dân. Điều này rõ ràng cho thấy rằng đại thế bao năm nay của Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng đã mất.

Ngày 18/08, học giả Trung Quốc hiện đang lưu vong ở nước ngoài – ông Hà Thanh Liên đã đăng bài viết trên VOAchinese cho biết, rất nhiều kênh truyền thông ở nước ngoài đã đăng 3 bài viết, chĩa vào “Lão nhân can dự chính sự” – Giang Trạch Dân, trong đó bài viết ngày 14/08 nhắc lại “15 chữ phương châm” của ông Tập Cận Bình đối với “lão lãnh đạo” (Đối với họ, tôn trọng cống hiến, cảnh giác ảnh hưởng, kiểm soát đãi ngộ), hơn nữa trên tiêu đề và trong bài viết đều chỉ đích danh ông Giang Trạch Dân.

Ông Hà Thanh Liên cho rằng, có rất nhiều phán đoán khác nhau về kết quả hội nghị Bắc Đới Hà. Nhưng “15 chữ chính sách dành cho lão lãnh đạo”, thì rõ ràng là công khai đả kích thế lực của Giang – Tăng. Từ điều này có thể dự đoán rằng, đối thủ của ông Tập Cận Bình đã thất bại trong trận đánh chặn cuối cùng tại hội nghị Bắc Đới Hà này.

Bài viết ngày 15/08 đã trực tiếp điểm tên chỉ trích Giang Trạch Dân. Bài viết nói, Giang Trạch Dân “can dự vào chính sự” là một ví dụ điển hình nhất. Trong trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008, lãnh đạo cấp cao quân đội đã mượn cớ xin chỉ thị “lão lãnh đạo”, đã không nghe theo chỉ đạo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến Tứ Xuyên cứu nạn.

Đằng sau hiện tượng xấu hổ này, chính là ảnh hưởng từ việc ông Giang Trạch Dân cố tình lưu nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy thêm 2 năm, cũng như việc mãi đến sau Đại hội 18 mới huỷ bỏ “Văn phòng Giang Trạch Dân”, đây chính là văn phòng cản trở quyền lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào.

Hai bài viết này còn chỉ ra vấn đề then chốt: “Hiện tại chính trị Trung Quốc đã cơ bản thoát khỏi tình trạng bị trói buộc bởi ‘nguyên lão chính trị’. Các cựu lãnh đạo có thể đề xuất ý kiến, nhưng tuyết đối sẽ không có hiện tượng lão nhân can sự chính sự”.

Một bài viết khác cũng được đăng trong ngày 15/08 có đề cập, sau Đại hội 18, các ông Tống Bình và Kiều Thạch cho rằng, lãnh đạo cấp cao hiện tại của ĐCS Trung Quốc là có khả năng chèo chống chính trị, đồng thời còn khuyên bảo các nguyên lão chính trị nên thoái lui.

Năm 2012, trước Đại hội 18 đã bộc phát sự kiện Trùng Khánh, âm mưu chính biến của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang mà đứng đằng sau là Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân đã bị bại lộ. Sau đó, các ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã liên thủ, bắt giữ và xét xử Bạc Hy Lai.

Trong Đại hội 19, ông Hồ Cẩm Đào đã sử dụng phương thức “toàn lui” nhằm phế bỏ quy tắc ngầm “lão nhân can dự vào chính sự”.

Từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức cho đến này đã liên tục tiến hành thanh trừ thế lực của phe Giang trong hệ thống Đảng, Chính, Quân, cũng như trong các hệ thống tuyên truyền, tài chính, giáo dục, y tế. Đã đánh hạ hơn 200 quan chức cấp phó tỉnh trở lên. Quan to ngã ngựa gần đây nhất của phe Giang chính là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh – Tôn Chính Tài, người được coi là sẽ nối nghiệp phe Giang.

Hiện tại rất nhiều kênh truyền thông nước ngoài đều nhận định rằng, ông Tập Cận Bình đã nắm giữ được toàn bộ quyền lực, và trợ lý đắc lực của ông Tập là ông Vương Kỳ Sơn sẽ vẫn tiếp tục đương nhiệm trong nhiệm kỳ khóa 19, mặc dù tuổi tác đã cao.

Lê Hiếu biên dịch

Theo tinhhoa.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc