Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước: Tập Cận Bình liệu có thỏa thuận với “ma quỷ”?

Chiều ngày 11/3, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập Cận Bình tiế tục nắm  chức vụ này nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.

Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước: Ông Tập có đang thỏa thuận với “ma quỷ”?

Theo Reuters đưa tin, trong 3.000 đại biểu bỏ phiếu cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc thì có 2 người bỏ phiếu chống và 3 người không bỏ phiếu tại phiên họp thứ 3 của kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 13 Trung Quốc. Điều này có nghĩa là ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục giữ chức chủ tịch nước sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2023.

Trước đó vào ngày 25/2, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) là báo Tân Hoa xã đã chính thức công bố “Kiến nghị về sửa đổi một phần nội dung Hiến pháp“, trong đó bao gồm vấn đề trao quyền lập pháp cho đơn vị hành chính địa cấp thị (đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh nhưng trên cấp huyện), thành lập cơ quan giám sát quốc gia, hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và phó chủ tịch nước được ghi trong khoản 3 điều 79 Hiến pháp, thiết lập thủ tục tuyên thệ Hiến pháp.

Nhân dân Nhật báo cho biết, việc bỏ giới hạn hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước nhằm giúp đảm bảo tính nhất quán trong thể chế lãnh đạo – một ngước nắ 3 chức vị cao nhất: Tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy.

Nhiều nhà bình luận đã cho rằng “túi khôn” Vương Hộ Ninh chính là người hiến kế sửa đổi Hiến pháp này. Nhà sử học Trung Quốc Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) trả lời truyền thông nước ngoài rằng, việc sửa đổi Hiến pháp này là nỗ lực “cắt xén và đóng gói” của túi khôn Vương Hộ Ninh.

Ông Hồ Bình (Hu Ping), một học giả Trung Quốc sống ở Mỹ phân tích, không nghi ngờ gì điểm nóng tại “Lưỡng hội” Trung Quốc lần này là chuyện sửa đổi Hiến pháp. Ông nói: “Trong vấn đề hủy giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước này phản ánh cuộc đấu tranh quyền lực khốc liệt trong giới chóp bu ĐCS Trung Quốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.”

Ngày 27/2, “Tin Tức Triều Nhật” dẫn nguồn tin từ một nhân sĩ liên quan đến ĐCS Trung Quốc tiết lộ, tháng 10 năm ngoái, sau Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và các vị ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa mới đã đến Thượng Hải. Tại đây, ông Tập đã bí mật gặp cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân để thương thảo về việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, tuy nhiên ông Giang kịch liệt phản đối.

Theo tờ “Nhân Dân báo” (ngoài Trung Quốc), việc bãi bỏ chế độ hạn chế nhiệm kỳ chủ tịch nước chỉ thực hiện được khi ông Tập và ông Giang đạt được thỏa thuận. Với kết quả sau phiên họp quốc hội chiều nay, liệu ông Tập đã đạt được thỏa hiệp gì với ông Giang Trạch Dân vẫn còn là một dấu hỏi.

Bình luận viên Hạ Tiểu Cường cho rằng Giang Trạch Dân là đại biểu tà ác nhất của ĐCS Trung Quốc, là hóa thân của ma quỷ. Ông này đã thúc đẩy cuộc thảm sát Thiên An Môn, là người hưởng lợi nhiều nhất từ máu của học sinh sinh viên trong phong trào dân chủ yêu nước chống tham nhũng trong sự kiện Lục Tứ. Và cũng chính ông Giang là người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền tu luyện thân và tâm, đẩy hàng chục triệu người lâm vào cảnh mất việc, mất gia đình, và thậm chí mất cả mạng sống, nhiều người còn bị mổ cướp nội tạng, v.v…

Nhân sĩ truyền thông nổi tiếng Bàng Chung nói với Vision Times rằng việc kéo dài nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước nếu chỉ là tiếp tục bảo vệ bản thân và bảo vệ đảng, vậy thì có thể là một kết cục khác. ĐCS Trung Quốc đang đối diện nguy cơ tứ bề, tình trạng tham ô dâm loạn đang diễn ra trong khắp quan trường, ô nhiễm môi trường, không có tự do tín ngưỡng tôn giáo thực sự và hủy hoại văn hóa truyền thống, khiến cho xã hội ai cũng chỉ biết có bản thân, vì tiền tài mà không việc ác nào không làm, đạo đức xã hội xuống dốc, đã không còn thuốc chữa. Dù có xóa bỏ hạn chế đối với chức vụ chủ tịch nước và phó chủ tịch nước, nhưng thể chế hiện hành với hàng trăm ngàn căn bệnh cũng không thoát khỏi vận mệnh sụp đổ.

Ông Bàng Chung kết luận, ông Tập Cận Bình chỉ cần lấy đại nghiệp dân chủ làm trách nhiệm của bản thân, đi con đường pháp trị thực sự, đi con đường phục hưng truyền thống, thì mới có thể quốc thái dân an, có được sự ủng hộ của người dân. Mới có thể bước ra khỏi sương mờ và nguy cơ, người dân Trung Quốc mới có được tương lai tốt đẹp, chính bản thân ông cũng được lưu danh sử sách.

Tuyết Mai (t/h)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc