Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Biểu tình Hồng Kông và cuộc chiến nội bộ thượng tầng Trung Quốc

Hồng Kông từ lâu nay đã là đất của phe Giang Trạch Dân, các quan chức cũng do phe này dựng lên, các tổ chức xã hội đen cũng do phái này chi tiền nhằm phục cho mình. Nơi đây cũng cung cấp rất nhiều tài chính tiền bạc cho phái Giang Trạch Dân.

Carrie Lam

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: EPA-EFE)

Các thông tin tình hình Hồng Kông trước đây khi đến tay Tập Cận Bình đều cho thấy tình hình rất tốt mặc dù thực tế không phải như vậy.

Các cuộc biểu tình của 1,7 triệu người Hồng Kông vừa qua không chỉ khiến thế giới mà cả quan chức ĐCS Trung Quốc cũng khán phục.

Khoảng 1,7 triệu người Hồng Kông đã tham gia hoạt động phản đối dự luật dẫn độ hôm 18/8. (Ảnh: Epoch Times)

Khoảng 1,7 triệu người Hồng Kông đã tham gia hoạt động phản đối dự luật dẫn độ hôm 18/8. (Ảnh: Epoch Times)

Báo Epoch Times cho biết một “Hồng Nhị Đại” tức hậu duệ lãnh đạo cấp cao thế hệ đầu của ĐCS Trung Quốc có tiết lộ rằng: Trong cuộc biểu tình ngày 18/8, giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh và Trung Nam Hải đã thông qua hơn 100 trạm giám sát tại Hồng Kông, cùng với Bộ Công an, Bộ Thông tin, Bộ tổng chính trị quân đội, hơn 2.000 nhân viên tình báo của Bộ Tổng tham mưu và các bộ khác đã trực tiếp theo dõi cuộc biểu tình này. Rất nhiều quan chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc, sau khi xem cuộc biểu tình ngày 18/8, đều nói “không thể không phục” người Hồng Kông.

Sáng ngày 19/8 Bắc Kinh phải khẩn cấp truyền đạt chỉ thị của Tập Cận Bình và các lãnh đạo. Câu nói quan trọng của Tập Cận Bình là: “Ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyết, tự mình phải giải quyết hậu quả cho tốt, không được tăng thêm áp lực cho trung ương”. 

Thủ tưởng Lý Khắc Cường nói rằng: “Người Hồng Kông bị áp chế sẽ không phục” rồi nói “Người tên Lâm Trịnh này, tuyệt đối không tin được”, người mang tên Lâm Trịnh mà ông nói là trưởng đặc khu của Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)

Sở dĩ hai nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc có những lời này là bởi Văn phòng liên lạc và Liên minh Dân chủ vì sự tiến bộ của Hồng Kông (DAB) đã lừa gạt ông Tập Cận Bình, tự cho là đúng, đưa những thông tin sai lệch báo cáo về trung ương khiến ai cũng nghĩ họ đã làm việc rất tốt ở Hồng Kông. Vì thế mà Tập Cận Bình mới nói “ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyyết”, còn Thủ tướng Lý Khắc Cường thì nói không tin trưởng đặc khu của Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).

Vị Hồng Nhị Đại này còn tiết lộ Tập Cận Bình nói sẽ không để quân độ ở Trung Quốc đến đàn áp biểu tình Hồng Kông.

Sau khi nhận chỉ thị của lãnh đạo vào sáng ngày 19, sắc mặt của các vị Văn phòng liên lạc Hồng Kông đều rất khó coi. Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong ngày tiếp theo đã tổ chức hội nghị hành chính trước sự chứng kiến của phóng viên, thái độ rõ ràng đã dịu lại.

Sang ngày 20/8 Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố đối thoại với các tầng lớp xã hội nhằm đưa Hồng Kông thoát khỏitình huống hiện nay.

Có nguồn tin cho biết sau cuộc họp Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã cử người đặc biệt tin cậy của mình đến Hồng Kông truyền đạt mệnh lệnh giai đoạn này không được phép để quân đội can thiệp vào Hồng Kông.

Quyết định này của Tập Cận Bình đã giúp ông không rơi vào cái bẫy của phe Giang Trạch Dân.

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình trước bàn cờ chính trị. Ảnh NTDTV

Những cảnh sát đen và xã hội đen tấn công người biểu tình đều là băng đảng của phái Giang Trạch Dân, mục đích là làm Hồng Kông thêm căng thẳng, khiến người biểu tình sẽ càng đông hơn và mạnh hơn, gây sức ép khiến Tập Cận Bình phải cho quân đội đàn áp.

Sau đó ĐCS trung Quốc sẽ bị cả thế giới lên án, Giang Trạch Dân sẽ nhân đó mà tìm cách phế truất Tập Cận Bình.

Chính vì thế mà việc Tập Cận Bình không cho quân đội đàn áp biểu tình khiến phái Giang Trạch Dân rất tức tối.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Tập Cận Bình: Từ “đả Hổ” đến bắt tay với Hổ


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc