Home » Thế giới » Thế giới thức tỉnh trước nọc đọc ĐCSTQ, Donald Trump quyết nhổ tận gốc tổ chức này

Đại dịch virus Vũ Hán giúp thế giới hiểu rõ hơn bản chất của ĐCS Trung Quốc, nhiều nước chung sức cùng Mỹ quyết lật đổ tổ chức này. Có học giả ở Đài Loan cho rằng, chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Trump đối với ĐCS Trung Quốc là từng bước áp sát, và mục tiêu chiến lược của ông là lên kế hoạch lật đổ và nhổ tận gốc ĐCS Trung Quốc.

Donald Trump

Tổng thống Donald Trump (Ảnh Mark Wilson/Getty Images)

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Epoch Times, Ngô Gia Long, một chuyên gia về Trung Quốc và là nhà kinh tế học tổng hợp đã phân tích rằng, đường lối và đề xuất chống Cộng sản của Trump là cùng chủ trương và có nhiều chỗ tương đồng với nhà kinh tế học nổi tiếng Friedrich August von Hayek và cựu lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.

Tưởng Giới Thạch vào ngày 1/12/1956 đã hoàn thành cuốn sách “Nga Xô viết tại Trung Quốc”, ghi chép tỉ mỉ về việc ĐCS Trung Quốc đã phá hủy Trung Quốc như thế nào, cùng với việc Quốc dân Đảng đã qua lại với Liên Xô ra sao, kinh nghiệm và bài học của cả hợp tác và đấu tranh của ĐCS Trung Quốc.

Tưởng Giới Thạch cho rằng, chủ nghĩa Cộng sản Nga Xô Viết không phù hợp với sự sinh tồn của con người, lại càng không thích hợp với hoàn cảnh ở Trung Quốc. Vì vậy, trong giai đoạn đầu phát triển, nó phải ký sinh trong Quốc dân Đảng, và phải thực hiện âm mưu xâm nhập, phân hóa và lật đổ của nó. Tưởng nói rằng, nước Nga Xô Viết là “chủ nghĩa đế quốc đỏ”, chủ nghĩa Cộng sản không phù hợp với Trung Quốc, và chủ nghĩa Cộng sản nhất định sụp đổ.

Hayek, một nhà kinh tế học và triết học chính trị nổi tiếng người Anh, trong cuốn sách “Con đường đến chế độ nô lệ” (The Road to Serfdom) xuất bản năm 1942, ông đã chỉ ra rằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản cuối cùng sẽ sụp đổ. Khi cuốn sách này được xuất bản, Liên Xô vẫn còn rất mạnh. Mãi đến ngày 25/12/1991, khi Liên Xô tan rã trong một đêm, mọi người mới nhớ đến lời tiên đoán của Hayek cách đây 50 năm.

Vào thời điểm đó, Milton Friedman, một nhà kinh tế học ở Chicago có tầm ảnh hưởng trên thế giới đã đích thân viết lời tựa cho quyển sách sau 50 năm. Ông nói rằng nội dung của cuốn sách này đã ứng nghiệm sau 50 năm, và ông vô cùng ngưỡng mộ nó.

Friedrich Hayek – một nhà kinh tế học và triết học chính trị nổi tiếng người Anh, và cuốn sách “Con đường đến chế độ nô lệ” (The Road to Serfdom) xuất bản năm 1942. (Ảnh: Libertyk)

Friedrich Hayek – một nhà kinh tế học và triết học chính trị nổi tiếng người Anh, và cuốn sách “Con đường đến chế độ nô lệ” (The Road to Serfdom) xuất bản năm 1942. (Ảnh: Libertyk)

Từ dự đoán của Hayek đến chủ trương chống Cộng sản của Tưởng năm đó, Ngô Gia Long nói rằng, “Đây là những gì mà hiện tại Trump đang làm.”

Cách đây vài ngày, cựu chiến lược gia của Nhà Trắng Steve Bannon đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng, “Ủy ban Chiến tranh” do Trump thành lập đã điều chỉnh kế hoạch “Bốn kỵ sĩ của Ngày tận thế” (Bốn kỵ sĩ trong Khải Huyền) cho ĐCS Trung Quốc. Theo kế hoạch, các thành viên của bốn kỵ sĩ bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia, Giám đốc Điều tra Liên bang, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tư pháp.

Vì sao lại lập ra kế hoạch “Bốn kỵ sĩ của Ngày tận thế”? Ngô Gia Long cho rằng Trump có ý định giải thể ĐCS Trung Quốc trong nhiệm kỳ thứ hai, giống như khi giải thể Liên Xô vậy.

Ngô Gia Long nói rằng, Mao Trạch Đông đã hứa với Hoa Kỳ rằng ông ta sẽ đón nhận nền dân chủ Hoa Kỳ, tôn trọng các giá trị phổ quát và khiến Hoa Kỳ có những mong đợi  sai lầm. Mãi cho đến khi Mao và quân Mỹ tham gia chiến tranh ở Triều Tiên, thì điều này đã làm thay đổi quyết định của Hoa Kỳ trong việc từ bỏ Tưởng và Đài Loan, quay lại tích cực bảo vệ Đài Loan. Hơn nữa, sự thù hận mà Hoa Kỳ và Nhật Bản tích lũy trong Thế chiến II dần dần lắng xuống, chuyển sang coi chủ nghĩa Cộng sản là mối đe dọa lớn nhất.

Bây giờ Hoa Kỳ nhận ra rằng, kỳ vọng ban đầu của họ về “diễn biến hòa bình” với ĐCS Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm, vì vậy, Hoa Kỳ hiện đang có chủ trương “đối phó với ĐCS Trung Quốc phải giống như Mỹ đã từng đối phó với Liên Xô.”

Ngô Gia Long cho rằng, trước đây Liên Xô không có giao lưu kinh tế với Hoa Kỳ nên không có vấn đề về kinh tế và thương mại trong chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Nhưng Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu kinh tế chặt chẽ, vì vậy trước tiên họ phải tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc, trước tiên phải phá hủy tài chính của ĐCS Trung Quốc, không để cho ĐCS Trung Quốc có một lượng lớn đô la Mỹ và gây sóng gió trên thế giới, sau đó tiến hành một chiến lược chiến tranh Lạnh mới với ĐCS Trung Quốc như Liên Xô trước đây. 

Hiện tại, ĐCS Trung Quốc muốn thách thức vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Ví dụ, Ngô Gia Long nói rằng, ĐCS Trung Quốc đe dọa thách thức đồng đô la Mỹ với đồng nhân dân tệ, trong khi Liên Xô trước đây không sử dụng đồng rúp để thách thức đồng đô la Mỹ, do đó, khi Hoa Kỳ đối phó với ĐCS Trung Quốc, họ nhất định phải nhổ tận gốc và lật đổ hệ thống do ĐCS Trung Quốc thiết lập.

Trong quá khứ, Mỹ, Liên Xô và Nhật Bản từng nước một tiến hành cạnh tranh. Liên Xô là một cuộc chạy đua vũ trang thuần túy, dẫn đến sự tan rã của Liên Xô; Nhật Bản là một cuộc chạy đua kinh tế thuần túy, khiến nền kinh tế Nhật Bản thiệt hại trong 20 năm. ĐCS Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với Hoa Kỳ về vũ trang và kinh tế, như thế hậu quả khó mà tưởng tượng được.

Xu hướng quốc tế hiện nay là đang dần dần hình thành “liên minh tám nước” để vây quét ĐCS Trung Quốc. Hoa Kỳ đang hợp tác với nhiều quốc gia bao gồm Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Israel và Brazil về các vấn đề liên quan đến ĐCS Trung Quốc.

Hoa Kỳ kêu gọi phe thế giới tự do hợp tác chống lại ĐCS Trung Quốc toàn trị, và đề xuất thành lập một liên minh mới của các quốc gia dân chủ, mà thế giới gọi là “liên minh tám nước”. Ngoài ra còn lập ra một bộ hoàn chỉnh “kế hoạch chiến tranh” để làm tan rã ĐCS Trung Quốc trong hai bước, trước tiên là “đối đầu” sau đó là “đánh sập” ĐCS Trung Quốc.

Ngô Gia Long cho rằng, có lẽ sự tan rã của ĐCS Trung Quốc sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump.

Ông phân tích rằng, Trump đang đi theo con đường của hai cựu tổng thống Hoa Kỳ là Reagan và Kennedy. Trước những tham vọng bành trướng, thâm độc phá hoại, và thâm nhập vào thế giới của ĐCS Trung Quốc, thì ngoài việc bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ, nó còn mang ý nghĩa kế thừa lịch sử về sự tan rã của Liên Xô dưới thời tổng thống Reagan.

Nhìn vào cuộc đối đầu Mỹ-Trung hiện nay, trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh quân sự với ĐCS Trung Quốc, thì Mỹ vẫn tiếp tục xuất chiêu, từ trừng phạt kinh tế đến trục xuất các thành viên ĐCS Trung Quốc ra khỏi Mỹ, trục xuất các sinh viên ĐCS Trung Quốc có xuất thân từ quân đội,… mỗi chiêu đối với ĐCS Trung Quốc mà nói điều là đả kích nặng nề.

Ngô Gia Long cho rằng, phương pháp đả kích lớn nhất của Hoa Kỳ là làm cho tỷ giá hối đoái liên kết với Hồng Kông sụp đổ, đẩy Hồng Kông và Ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô la Mỹ, và thậm chí còn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Ông tin rằng sẽ có nhiều động thái hơn nữa nếu cuộc chiến này tiếp tục, và nếu Trump tái đắc cử. Bài học về sự tan rã của Liên bang Xô viết là kết quả cuối cùng của ĐCS Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu trước Quốc hội Séc vào giữa tháng 8, nói rằng hệ tư tưởng và hành vi của ĐCS Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho xã hội tự do và kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại chủ nghĩa Cộng sản và hạ bức màn sắt này!

Trong vòng chưa đầy một tháng qua, Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt thiết thực đối với ĐCS Trung Quốc về các vấn đề tài chính, công nghệ, an ninh quốc gia và nhân quyền.

Pompeo đã nói vào ngày 10/8 rằng, Hoa Kỳ sẽ có một loạt các hành động chống lại ĐCS Trung Quốc. Tổng thống Trump đã cam kết đảm bảo rằng thế kỷ tới không phải là thế kỷ của Cộng sản.

Minh Huy

(Theo NTDTV, tinhhoa.net)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc