Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Nhiều nước truy tìm giao dịch trốn thuế từ tài liệu Panama
Ngay sau khi tài liệu Panama tiết lộ về các giao dịch đen trốn thuế của 140 chính trị gia và nguyên thủ quốc gia, nhiều nước đã tiến hành điều tra các giao dịch này.
Tài liệu Panama

Tài liệu Panama hé lộ thông tin về những nhân vật nổi tiếng trốn thuế trên thế giới – Ảnh: ICIJ

AFP cho biết bê bối bùng nổ ngày 3-4 khi các nhóm phương tiện truyền thông đăng tải kết quả của một cuộc điều tra kéo dài một năm về 11,5 triệu tài liệu từ Công ty luật Mossack Fonseca vốn chuyên tạo các công ty mang vỏ bọc nước ngoài giúp khách hàng trốn thuế.

Một nguồn tin tư pháp tại Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha cho biết: “Chúng tôi đã mở một cuộc điều tra rửa tiền liên quan đến công ty luật trên”.

Trước đó, các tài liệu cho thấy thông tin thuế của cầu thủ bóng đá Messi và đạo diễn phim người Tây Ban Nha từng đoạt giải Oscar Pedro Almodovar cũng như một số nhân vật khác ở nước này.

Trong khi đó, nhiều chính trị gia tại Đức cũng đã yêu cầu thành lập một Ủy ban điều tra ở Quốc hội để điều tra và đánh giá tính xác thực của cá hoạt động trốn thuế của hàng ngàn người Đức được ghi chép trong “Hồ sơ Panama”. Đức cũng tuyên bố chủ trương thực thi những hành động cứng rắn đối với các ngân hàng tiếp tay cho việc trốn thuế. Bộ Tư pháp Đức ngày 4/4 tuyên bố sẽ bổ sung luật chống rửa tiền với một hệ thống đăng ký minh bạch nhằm chấm dứt các hành động lén lút liên quan đến trốn thuế và tài trợ cho khủng bố.

Nhiều chính trị gia tại Đức cũng đã yêu cầu thành lập một Ủy ban điều tra ở Quốc hội để điều tra và đánh giá tính xác thực của cá hoạt động trốn thuế của hàng ngàn người Đức. Ảnh TTXVN

Nhiều chính trị gia tại Đức cũng đã yêu cầu thành lập một Ủy ban điều tra ở Quốc hội để điều tra và đánh giá tính xác thực của cá hoạt động trốn thuế của hàng ngàn người Đức. Ảnh TTXVN

Một số quốc gia như Israel, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Thụy Điển, Ukraine, Australia và Costa Rica cũng thông báo sẽ điều tra các cá nhân, công ty và ngân hàng có tên trong Tài liệu Panama của Công ty Luật Mossack Fonseca.

BBC cho biết, Công ty Luật Mossack Fonseca còn hỗ trợ cho 33 cá nhân, công ty của Iran, Zimbabwe và Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt của Mỹ, trong đó có 1 công ty của Triều Tiên bị áp lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân. 

Trước đó ICIJ công bố rằng các ngân hàng, các công ty và những trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “bí mật chuyển khoảng 2 tỉ USD thông qua các ngân hàng và công ty ngầm”.

Tài liệu Panama từ khoảng 214.000 công ty nước ngoài trong suốt 40 năm qua cũng nêu tên tổng thống Ukraine và nhà vua Ả Rập Saudi cũng như các ngôi sao thể thao và điện ảnh như Jackie Chan.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng phủ nhận đã làm điều sai trái nhưng ông sẽ khó tránh khỏi những lời buộc tội ông từ các nhà lập pháp nước này.

Một trong những người sáng lập Công ty luật Mossack Fonseca tại Panama là Ramon Fonseca nói với AFP rằng vụ rò rỉ là “một tội ác, một tội nghiêm trọng” và là “một cuộc tấn công vào Panama”.

Trong khi đó chính phủ Panama tuyên bố họ sẽ “không khoan nhượng” cho các giao dịch mờ ám và tuyên bố sẽ hợp tác mạnh mẽ với bất kỳ cuộc điều tra pháp lý nào liên quan đến Mossack Fonseca.

Thủ tướng Iceland từ chức

Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson buộc phải tuyên bố từ chức sau sức ép dữ dội từ người dân và đảng đối lập. Thông tin bị rò rỉ từ Tài liệu Panama cho biết ông đã sử dụng một công ty nước ngoài để che giấu các khoản đầu tư hàng triệu USD.

Người dân biểu tình yêu cầu Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson từ chức. Ảnh: EPA

Người dân biểu tình yêu cầu Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson từ chức. Ảnh: EPA

Ông Gunnlaugsson là người đầu tiên phải chịu hậu quả trong số những nhân vật bị nêu tên trong Tài liệu Panama. Trước đó, ông Gunnlaugsson đã đề nghị giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử sớm trong cuộc gặp với Tổng thống Olafur Ragnar Grimsson tại Reykjavic. Tuy nhiên, Tổng thống Grimsson đã bác đề xuất này. Từ ngày 4-4, ở ngoài trụ sở quốc hội, hàng ngàn người dân tổ chức biểu tình yêu cầu ông Gunnlaugsson từ chức. (Tin từ BBC).

Siết luật chống trốn thuế

Sau khi Tài liệu Panama bị rò rỉ, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố một loạt quy định mới nhằm ngăn chặn những vụ sáp nhập để trốn thuế của các doanh nghiệp Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho biết, các quy định mới nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ đã hoặc có ý định trốn thuế bằng cách chuyển trụ sở, chứ không phải hoạt động kinh doanh, sau khi mua một doanh nghiệp nước ngoài ở các nước đánh thuế thấp. Các quy định nhằm giảm lợi nhuận trong các vụ sáp nhập với công ty nước ngoài kiểu này của các doanh nghiệp Mỹ khiến những vụ sáp nhập trong tương lai khó thực hiện hơn. Bộ trưởng Lew cũng cho biết sẽ xem xét các biện pháp khác nhằm ngăn chặn vấn nạn trốn thuế dưới hình thức sáp nhập công ty.

Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ cũng ban hành một số quy định liên quan nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chuyển đổi tài sản để trốn thuế của các doanh nghiệp Mỹ nắm trên 80% cổ phần của công ty sau khi sáp nhập, theo đó doanh nghiệp này vẫn phải nộp thuế cho Mỹ dù trụ sở ở đâu. Tại Đức, Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Đức Heiko Maas tuyên bố sẽ bổ sung luật chống rửa tiền với một hệ thống đăng ký minh bạch nhằm chấm dứt các hành động lén lút liên quan trốn thuế và tài trợ cho khủng bố.

Tổng hợp từ tuoitre, sggp, Thông tấn xã VN

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc