Home » Khám Phá, Khoa học » Phát hiện loài khỉ hắt hơi khi trời mưa
Các nhà khoa học thuộc Tổ chức bảo tồn Fauna & Flora International (FFI) đã phát hiện một loài khỉ mũi hếch mới tại vùng núi Himalaya khu rừng ở phía bắc Myanmar.

Loài khỉ mũi hếch mới được phát hiện tại Myanmar

Loài khỉ mới được phát hiện này có chiều cao khoảng 60 cm và đuôi dài hơn cả thân. Điểm đặc biệt của loài khỉ này là không có sống mũi và thường bị hắt hơi rất nhiều khi trời mưa. Vì thế, những người dân địa phương có thể dễ dàng nhận ra loài khỉ này khi trời mưa. Để tránh bị hắt hơi, chúng thường phải cúi mặt vào hai đầu gối khi trời mưa.

Các nhà khoa học của FFI đã phát hiện ra loài khỉ mũi hếch, có tên khoa học là Rhinopithecus strykeri, tại một khu rừng trên độ cao hơm 3000m so với mặt nước biển phía bắc của Myanmar, gần biên giới với Trung Quốc. Những người thợ săn địa phương đã phát hiện ra loài khi này khi chúng hắt hơi.

Nhóm nghiên cứu ước tính có khoảng 260 đến 330 cá thể của loài khỉ mũi hếch đang sống tại Myanmar. Vì thế, loài khỉ mũi hếch đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

Trước đây, một số loài linh trưởng mũi hếch khác đã được tìm thấy tại một số vùng ở Việt Nam và Trung Quốc. Những những loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Nạn khai thác rừng bừa bãi và săn bắn trái phép khiến số lượng cả thể của những loài khỉ này suy giảm nghiêm trọng.

Mark Rose, giám đốc của tổ chức bảo tồn Fauna & Flora International (FFI) cảnh báo rằng, loài khỉ mũi hếch ở Myanmar có thể tuyệt chủng trước khi các nhà khoa học hiểu hơn về chúng. Vì thế, tổ chức này đang cam kết sẽ hợp tác với các nhà bảo tồn ở địa phương để đưa ra những kế hoạch bảo vệ loài khỉ mũi hếch quý hiếm này.

Theo xaluan


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc