Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Khi CEO nổi tiếng thế giới “dại mồm dại miệng”

CEO là nhà hùng biện, là hình ảnh của công ty trước công chúng. Nhưng có đôi khi sự quá ham “nói dài” và “nói dai” dẫn họ tới “nói dại”.

1. Các tổng giám đốc và giám đốc điều hành là bộ mặt của công ty. Vì thế các nhân viên PR, người viết bài phát biểu, người soạn thảo hình ảnh giúp họ chính là người tạo nên hình ảnh của các CEO trước công chúng.

90% thời gian, cách làm việc đó khiến mọi người vào guồng và cảm thấy vui vẻ. 10% thời gian còn lại cho chúng ta kết quả là những câu chuyện “nghĩ lại thấy thẹn” dưới đây, cho thấy có những khoảnh khắc các nhà lãnh đạo này có lẽ đã không kịp nghĩ trước khi nói.

2.Nhà điều hành tài ba của Microsoft: Steve Ballmer

Theo các văn bản pháp lý liên quan tới một vụ việc giữa Microsoft-Google, năm 2004, khi Mark Lukovsky báo cáo với sếp của mình, Microsoft CEO Steve Ballmer, rằng ông sẽ chuyển sang nhận một vị trí mới tại Google, Ballmer đã tỏ ra khá thất vọng.

Lukovsky khẳng định, Ballmer đã ném thẳng chiếc ghế ra từ bên này phòng sang bên kia phòng, đập bàn, và thét lên, “CEO Google Eric Schmidt là tên khốn kiếp. Tôi sẽ chôn sống gã. Tôi đã từng làm như thế, và tôi sẽ làm lại một lần nữa”.

Ballmer sau đó đã viết một bản tường trình và miêu tả lời thuật lại của Lukovsky là “quá mức thổi phồng”. Tuy vậy, dù sự việc đó kết thúc ra sao, việc “chôn sống Google” cũng chẳng mang lại hiệu quả gì: doanh thu của Google đã tăng ít nhất gấp tám lần so với năm 2004.

Trong ảnh: Ballmer nói về điện toán đám mây tại Luân Đôn hồi tháng 10/2010.

3.Chủ tịch và CEO của General Motors: Rick Wagoner

Khi chủ tịch kiêm giám đốc điều hành General Motors Rick Wagoner cố giải thích tại sao công ty ông không nhảy vào thị trường xe tiết kiệm nhiên liệu, ông đã quá vội vàng đưa ra những lời lẽ mà không lường hết được sự thể.

“Chúng tôi còn phải phát triển những chiếc xe hơi và xe tải mà người ta muốn mua”, ông nói trước một đám đông tại Dallas trong bài phát biểu năm 2008.

Nhưng sau khi giá gas bùng nổ và doanh số của các nhà sản xuất ôtô như Wagoner sụt thê thảm. Tự nhiên, công ty ông lại thay đổi 180 độ và cam kết sản xuất các mẫu xe sử dụng hiệu quả nhiên liệu hoặc các nguồn nguyên liệu phi dầu lửa như nhiên liệu sinh học, pin, và hyđro.

Trong ảnh: Wagoner thảo luận về biện pháp giúp GM đứng vững tại cuộc họp báo năm 2009.

4. CEO Mark Hurd (HP)

Sau khi chi khoảng một tỷ đôla mua lại hãng sản xuất điện thoại thông minh Palm trong mùa xuân 2010, giám đốc điều hành HP Mark Hurd sau đó đã nói với các nhà đầu tư tại một hội thảo công nghệ rằng HP “không mua Palm để kinh doanh điện thoại thông minh”.

Dù HP đã tiến hành vụ mua lại đó vì muốn có hệ điều hành Web OS trên Palm, nhưng việc truyền đạt công ty không muốn tham gia lĩnh vực di động được kỳ vọng sẽ đạt 150,3 tỷ USD vào năm 2014 lại khiến ông phải hối tiếc hơn Hurd đã nghĩ.

Đầu năm nay, Hurd đã từ chức, không phải vì những lời nói của ông mà vì cáo buộc lạm dụng tình dục. Nhưng một cuộc điều tra sau đó chỉ phát hiện ông đã vi phạm chuẩn mực kinh doanh chứ không quấy rối tình dục.

Trong ảnh: Hurd có bài phát biểu ngắn trong năm 2006.

5.CEO Scott Ford (Alltel)

Năm 2008, Scott Ford, CEO của Alltel, nói với tổ chức nghề nghiệp vì cộng đồng và bảo vệ hòa bình Little Rock, Arkansas, rằng quyết định bán công ty với giá 28,1 tỷ USD cho Verizon Communications đang sắp xảy ra.

Với những ai không thích quyết định này – bảo gồm cả một số cổ đông – ông đã nói mấy từ: “Rồi mọi chuyện sẽ trở lại bình thường”.

Nhưng cũng cùng trong bài phát biểu đó, ông vừa thừa nhận khoảng 1.500 công nhân địa phương có thể sẽ bị sa thải sau cuộc mua bán này, vừa khẳng định điều đó có ý nghĩa tốt cả về mặt kinh doanh và đạo đức.

Trong ảnh: Ford giải trình trước Ủy ban Thượng viện về Thương mại, khoa học và vận tải năm 2004.

6. CEO Eric Schmidt (Google)

Eric Schmidt đôi khi cũng “nhỡ mồm” khi nói về trang Web (Google) và tính bảo mật riêng tư.

Đầu năm nay, ông lại làm thế một lần nữa. Trong cuộc trò chuyện với tờThe Atlantic, Schmidt đã thừa nhận đã gần đạt đến “đường bão hòa” về khả năng công nghệ, nhưng nhấn mạnh công ty chưa bao giờ vượt qua nó.

Sau đó, ông nói thêm rằng đã mường tượng ra một tương lai mà ở đó người ta sẽ chấp nhận vai trò lớn hơn của máy móc và công nghệ.

“Với sự cho phép của bạn, bạn sẽ cho chúng tôi thêm thông tin về bạn, về bạn bè của bạn, và chúng tôi có thể cải thiện chất lượng tìm kiếm. Chúng tôi không cần bạn phải gõ gì cả. Chúng tôi vẫn biết bạn đang ở đâu. Chúng tôi biết bạn đã ở đâu. Chúng tôi có thể biết ít nhiều về những gì bạn đang nghĩ”.

Trong ảnh: Schmidt nói tại buổi Hội thảo công nghệ TechCrunch Disrupt ngày 28/9/2010.

7. CEO Tony Hayward (BP)

Dầu đã đổ ra biển và tràn vào những vùng đầm lầy dễ tổn thương, ngư dân thất nghiệp chỉ biết ngồi ngao ngán nhìn ra khu bờ vịnh trong khi BP đang cố gắng, nhưng không thể, ngăn chặn vụ tràn dầu.

Sau đó, Tony Hayward, giám đốc điều hành của công ty muốn xoa dịu vấn đề, và đã nói: “Vịnh Mexico là một vịnh rất lớn. Tổng lượng dầu và chất phân tán tràn ra đó chỉ như muối đổ bể mà thôi”.

Nhưng rồi hóa ra đó lại trở thành thảm họa tràn dầu kinh hoàng nhất trong lịch sử, khiến cho “hạt muối” kia lại trở thành từ chẳng lên dùng.

Sau đó, ông còn mạnh rạn tuyên bố “thích cuộc sống mới”. Hayward hiện không còn làm công việc của một giám đốc điều hành nữa, nhưng ông đang hưởng mức lương hưu 930.000 USD mỗi năm.

Trong ảnh: Hayward đứng bên ngoài trụ sở BP hồi tháng 7.

8. CEO Peter Chernin (NewsCorp)

Năm 2006, Giám đốc điều hành News Corp Peter Chernin khẳng định trang mạng xã hội MySpace, thuộc sở hữu của News Corp, là đầu tàu chính đằng sau lượng truy cập tới các trang web 2.0 (các trang tương tác và do người sử dụng tự định hướng) như YouTube và Flickr.

“Nếu bạn nhìn vào bất kỳ ứng dụng web 2.0 nào, dù đó là YouTube, Flickr, hay Photobucket, hay bất cứ thế hệ ứng dụng web nào đi nữa, gần như tất cả chúng đều thực sự được vận hành đằng sau bởi MySpace”, ông nói.

Chernin cho rằng đó đơn giản chỉ vì MySpace là nhà tác nhân tăng lưu lượng lớn cho các trang này, nó là trung tâm của Web 2.0 và có thể tạo ra nghành kinh doanh của riêng mình như video kiểu YouTube, và thoát ra khỏi giao lượng của YouTube.

Các nhà công nghệ đã coi nhận xét của Chermin là “ngạo mạn”. Ông sau đó đã rời News Corp và MySpace tiếp tục thất bát, rồi đến tháng 11/2010 giám đốc điều hành của News Corp phải tuyên bố bỏ ngỏ khả năng sẽ bán MySpace.

Trong ảnh: Chernin đang bài phát biểu tại Liên hoan Quảng cáo quốc tế năm 2008.

9. Satoru Iwata, Chủ tịch và giám đốc điều hành Nintendo

Sáu năm là rất dài nếu nói đến kinh doanh dựa trên Web. Ngay cả như vậy, cũng khó có thể tha thứ cho khẳng định năm 2004 của Satoru Iwata về Game trực tuyến: “Khách hàng không muốn games online”, ông nói trên một tờ tạp chí của Nhật.

Bằng chứng của ông vào thời điểm đó là doanh thu trồi sụt của games online, so với các trò offline phổ biến hơn.

Nhưng ngày nay, các nhãn hiệu trò chơi lớn với bộ phận trực tuyến (như chương trình Halo của Microsoft và World of Warcraft của Blizzard) cũng như những games xã hội trên Facebook và các nền tảng khác, đều đứng hàng đầu về doanh thu.

Có thể khẳng định tuyên bố của Iwata là thiếu cơ sở.

Trong ảnh: Iwata trong buổi họp báo của Nintendo tại Hội chợ triển lãm giải trí điện tử 2009.

10. CEO Mark Zuckerberg (Facebook)

Mark Zuckerberg, tỷ phú sáng lập Facebook, có lẽ đã phải nguyền rủa bộ nhớ vĩnh cửu của Internet trong trường hợp này.

Tháng 5/2010, Business Insider “bắt được” các tin nhắn nhanh mà tờ báo này nói rằng Zuckerberg đã gõ ra khi trang Web của mình có khoảng 4.000 người dùng.

“Vì thế nếu bạn từng cần thông tin về bất cứ ai ở Đại học Harvard… hãy cứ đề nghị”, tin nhắn được cho là của Zuckerberg viết. “Tôi có hơn 4.000 bức email, tranh ảnh, địa chỉ… người ta đã tự gửi nó… Tôi không biết tại sao… Họ ’tin tưởng ở tôi’… Ngốc thật”. Những tin nhắn trên do những nguồn ẩn danh cung cấp, Business Insider nói.

Facebook phản hồi lại bằng việc nhấn mạnh cam kết bảo vệ tính riêng tư, nhưng một số nhà quan sát lại nhìn nhận tiết lộ này giống hơn một bằng chứng về cách xử lý thiếu tế nhị của công ty từ những thông tin cá nhân người dùng cung cấp.

Trong ảnh: Zuckerberg tuyên bố về các nhóm bạn bè cá nhân mới và khả năng tải về những gì bạn đã đăng trên Facebook.

11. CEO Michael Lynton (Sony Pictures Entertainment)

Michael Lynton, Giám đốc điều hành Sony Pictures Entertainment từng nói khi đang ăn điểm tâm ở New York năm 2009: “Tôi là người chẳng thấy cái gì tốt bắt nguồn từ Internet cả…” (theo Women’s Wear Daily).

Sự thể là Lynton tỏ ra bức xúc vì những tên trộm trực tuyến đánh cắp tài sản trí tuệ của công ty ông.

Ông nói Internet đã “tạo ra quan niệm rằng bất cứ ai có thể đạt được bất cứ thứ gì họ muốn ở bất kỳ thời gian nào”.

Ngoài những quan ngại pháp lý với tính riêng tư, có lẽ Internet cũng không tệ đến mức Lynton phải tin là hoàn toàn không có thứ gì tử tế từ đó.

Trong ảnh: Lynton tại buổi hội thảo của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ năm 2007.

12. CEO Bobby Kotick (Activision)

Các CEO thường có thói quen đưa ra những dự báo lạc quan và vẽ ra những bức tranh đầy nắng ấm về công ty mình. Về khoản này, có lẽ Bobby Kotick, CEO của gã khổng lồ chuyên cung cấp các sản phẩm trò chơi điện tử Activision là người nổi danh nhất.

Tháng 9/2009, Kotick có bài miêu tả về văn hóa của Activision tại một hội thảo công nghệ. Ông nói mục tiêu của ông là lan truyền “sự hoài nghi, bi quan và sợ hãi” giữa các nhân viên của ông để họ luôn có động lực khi nền kinh tế sa sút.

Ý tưởng đó, Kotick nói, là “để đưa sự thiếu nghiêm túc ra khỏi quá trình làm trò chơi điện tử”. Đó tưởng như là tuyên bố kỳ lạ một công ty thường không bao giờ làm để thu hút những nhân tài đỉnh cao trong ngành này.

Tuy nhiên, với những sản phẩm công như Call of Duty và World of Warcraft, khó có thể bình luận thêm gì về kết quả mà Activision đã đạt được.
Trong ảnh: Kotick nói tại bữa tiệc khởi động chương trình Call of Duty: Black Ops hồi tháng trước.


ĐÌNH NGÂN

Theo vef

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc