Home » Thế giới » Hàn quốc trục xuất những người tị nạn Pháp Luân Công vì các lý do chính trị

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn quốc đã tổ chức một cuộc họp báo ở trước Bộ Tư pháp Hàn quốc hôm 24 tháng 1, phản đối quyết định của chính phủ Hàn quốc bí mật trục xuất những người tị nạn Pháp Luân Công trở về Trung quốc. (Kim Kuk Hwan/The Epoch Times)

Chính phủ Hàn quốc đã nhanh chóng và lặng lẽ trục xuất 3 người tị nạn Trung quốc hôm 22 tháng 1; ở đó, họ phải đối mặt với việc bị bỏ tù và tra tấn.

Những người này đều là học viên Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần bị đàn áp ở Trung quốc.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn quốc tin rằng việc trục xuất là do ĐCSTQ xúi giục. Họ đã gây sức ép chính trị lên chính phủ Hàn quốc.

Trong trường hợp này việc trục xuất là một hành động trả đũa, họ nói, vì nỗ lực gần đây của ĐCSTQ để ngăn cản đoàn Nghệ thuật biểu diễn Thần vận ở Hàn quốc đã thất bại. Thần vận, một đoàn múa cổ điển Trung Hoa lưu diễn vòng quanh thế giới, được tổ chức và hỗ trợ bởi Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp.

Những lời tuyên bố này được đưa ra hôm 24 tháng 1 tại một cuộc họp báo ứng khẩu do Hiệp hội tổ chức ở trước Bộ Tư pháp. Họ thúc giục chính phủ chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ, bảo vệ hình ảnh của Hàn quốc, và bảo vệ quyền tự chủ của đất nước.

Trong cuộc họp báo, cô Xu, chị của một trong những người bị trục xuất, nói rằng cô đã phát hiện ra việc trục xuất này trong một cuộc nói chuyện điện thoại với các bạn bè và gia đình ở Trung Quốc; cô đã không được chính quyền Hàn quốc thông báo cho đến hai ngày sau khi việc trục xuất diễn ra, đó không phải là một cách làm chuẩn.

Cô Xu nói rằng cảnh sát Trung quốc không chỉ biết danh tính của những học viên Pháp Luân Công đó, mà còn chi tiết của những hoạt động mà họ tham gia trong khi ở Hàn quốc. Vì thế mà họ đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm, cô nói.

Trường hợp của chính cô là một ví dụ. Khi cô quay trở về thăm Trung quốc năm ngoái cô đã bị bắt giam ngay lập tức bởi các đặc vụ của “Phòng 610″, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật được thành lập để điều phối và tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cô đã bị hỏi cung trong hơn 5 giờ đồng hồ.

Cảnh sát Trung quốc nói với cô những lời có ý như sau: “Chúng tôi biết các hoạt động của cô ở Hàn quốc, và thực tế rằng anh cô đang ở trong trại giam. Người của chúng tôi đang ở đó; chúng tôi thậm chí còn biết tất cả các số điện thoại.” Sau đó họ đọc một mạch tên của những người tình nguyện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, cô nói, rõ ràng là trong một nỗ lực nhằm đe dọa.

Với những gì cô đã trải qua với tư cách là một công dân Hàn quốc, cô nói cô có thể chỉ hình dung được những gì có thể đã xảy ra với anh cô, người vẫn là một công dân Trung quốc. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu 11 năm trước.

Sứ mệnh Toàn cầu Giải cứu các Học viên Pháp Luân Công bị Đàn áp có trụ sở tại Mỹ, một nhóm những người tình nguyện theo dõi tình hình của và ủng hộ các học viên ở Trung quốc, đã cố gắng liên hệ với những người bị trục xuất và gia đình họ. Người nhà của 2 người nói rằng họ đã được thông báo về việc trục xuất sắp diễn ra nhưng đã không nhận được thông tin chi tiết nào. Gia đình thứ 3 nói rằng người nhà của họ đã quay trở về nhà nhưng rằng họ đau đớn về những gì đã xảy ra và không muốn nói chuyện thêm.

Người ta nói rằng một trong những người bị trục xuất đã bị tra tấn dã man nhiều lần bởi cảnh sát đến mức mà người này khó khăn lắm mới có thể nói được, nhưng điều đó vẫn chưa được xác minh.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn quốc tin rằng chính phủ Hàn quốc thường xuyên trục xuất các học viên sau khi bị ĐCSTQ gây sức ép. Có một kiểu rõ ràng, họ nói, cũng như một vụ việc gần đây cho thấy là có thể tin vào điều này.

Gần đây đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần vận có trụ sở tại Mỹ đang lưu diễn ở Hàn quốc, và ĐCSTQ đã nhiều lần cố gắng khiến cho chương trình biểu diễn bị hủy bỏ ở thành phố Busan. Sau khi thất bại trong việc ngăn cản chương trình biểu diễn ở Busan, Phó tổng lãnh sự Trung quốc ở đó, Jin Yanguang, đã gây sức ép với chính quyền thành phố Daegu một ngày trước buổi biểu diễn ở đó.

Các quan chức ở Daegu đã cảnh báo Jin: “Ông tham gia vào việc này hàng năm, đừng làm việc đó một lần nữa, và hãy đi đi!” Sau đó Jin nói một cách dọa nạt rằng: “Nếu chương trình được biểu diễn, một cái gì đó lớn sẽ xảy ra.”

Việc trục xuất đã diễn ra nhanh chóng. Và nó cũng không phải là lần đầu tiên.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn quốc nói rằng từ tháng 7 năm 1999, chính phủ Hàn quốc đã cưỡng chế trục xuất 7 người tập Pháp Luân Công xin tị nạn vào 4 dịp khác nhau do sức ép từ chính quyền Trung Quốc. Việc này đã vi phạm “Công ước về người tị nạn” và ” Công ước chống tra tấn” của Liên hợp quốc, họ nói, mà chính phủ Hàn quốc đã phê chuẩn.

Bộ Tư pháp Hàn quốc đã bắt đầu nhận đơn xin tị nạn của các học viên vào năm 2002. Trong khi các nhà chức trách cố gắng xử lý các đơn, thì ĐCSTQ can thiệp. Đồng thời, Hiệp hội nói rằng chính phủ Hàn quốc đã học được cách dùng các đơn xin tị nạn như công cụ mặc cả chính trị trong quan hệ với ĐCSTQ.

Những hiểu biết theo các hướng đó có thể đã đạt được trong các cuộc họp giữa ĐCSTQ và các quan chức chính phủ Hàn quốc.

Vào tháng 3 năm 2005, Bộ trưởng Tư pháp Hàn quốc lúc bấy giờ, Chun Jung-bae, đã gặp Chu Vĩnh Khang, một trong những thủ phạm chính trong cuộc đàn áp. Ngay sau đó Bộ này đã bác bỏ các đơn xin tị nạn của 32 học viên Pháp Luân Công.

Các đặc vụ Trung quốc đã bắt đầu xuất hiện trong các phiên xét xử tại tòa án, và các phương tiện truyền thông Trung quốc bắt đầu đăng các câu chuyện bị bóp méo về các đơn xin tị nạn.

Lý Trường Xuân, người phụ trách tuyên truyền và là một ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị, trung tâm quyền lực cao nhất trong Đảng, đã đến thăm Hàn quốc vào mùa xuân năm 2009. Được biết là ông này đã nói rõ ràng rằng chính phủ Hàn quốc phải “đá các học viên Pháp Luân Công ra khỏi Hàn quốc.”

Không lâu trước khi Bộ Tư pháp Hàn quốc trở nên nhanh hơn nhiều đối với đơn xin tị nạn của các học viên Pháp Luân Công. Một chuỗi các vụ trục xuất đã theo sau.

Các học viên Pháp Luân Công ở Hàn quốc đã bắt đầu chiến dịch của riêng họ: thu thập các chữ ký ủng hộ. 11 thành viên của Quốc hội Hàn quốc và 130 thành viên hội đồng địa phương đã ghi tên, lên tiếng phản đối việc cưỡng chế hồi hương.

Vào khoảng thời gian đó 23 Hạ nghị sĩ Mỹ đã gửi chung một bức thư đến tổng thống Hàn quốc Lee Myung-bak, cũng thúc giục chấm dứt việc làm này. Bức thư nói rằng Hàn quốc, với tư cách là một nước văn minh tôn trọng nhân quyền, không nên hủy hoại danh tiếng và từ bỏ sự liêm chính của mình.

Phần công chúng biết những gì đang diễn ra chỉ trích chính phủ Hàn quốc vì việc này, The Epoch Times đã phát hiện ra điều này trong các cuộc thảo luận và phỏng vấn trong các tuần qua.

The Epoch Times

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc