Home » Thế giới » Lao động nô lệ trong trại lao động Mã Tam Gia không phải là việc cá biệt
Hệ thống trại lao động của Trung Quốc lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng. Cuối tuần này, một bài báo đã vạch trần quy mô lạm dụng đối với các tù nhân nữ trong trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở tỉnh Liêu Ninh.

Nhưng những việc này ở đó không phải là cá biệt.

Các vi phạm nhân quyền trong hệ thống cải tạo lao động gây tranh cãi của Trung Quốc đã được đưa tin nhiều năm nay. Và những việc này diễn ra trên khắp Trung Quốc, nơi các trại lao động biến tù nhân thành lao động nô lệ.

Ông Lu Fang, người tập Pháp Luân Công, nói:

“Chúng tôi phải đóng gói đũa dùng một lần. Chúng tôi không được nghỉ ngơi, thậm chí không được rửa tay sau khi đi vệ sinh. Chúng tôi chỉ được phép tắm một lần một thags, và chúng tôi bị lở loét trên da. Sau khi gãi, các vết loét chảy máu. Nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục đóng gói đũa.”

Ông Lu Fang là một người tập Pháp Luân Công. Vào năm 2001, chính quyền Bắc Kinh đã kết án ông một năm cải tạo lao động. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp môn tập luyện tinh thần này năm 1999.

Là một cựu thanh tra chất lượng ở Bộ Xây dựng Trung Quốc, ông Lu nói rằng việc lao động cưỡng bức đã ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Ông Lu Fang:

“Một hôm, trước khi tôi đi ngủ, tôi mệt đến mức không thể đứng được nữa, tôi bị nôn và cả người tôi co thắt.”

Không chỉ là điều kiện làm việc hà khắc – các tù nhân thường phải làm việc với những vật liệu độc hại.

Bà Pan, một người tập Pháp Luân Công khác, đã bị giam giữ trong một trại lao động nữ ở tỉnh Sơn Tây 3 năm. Có đợt trong hai tuần liền, bà và những tù nhân khác phải lao động 20 giờ mỗi ngày để làm hồng bao dùng trong dịp năm mới.

Bà Pan nói:

“Hồ dán độc hại làm chúng tôi nghẹt thở. Chúng tôi phải dùng hồ để làm phong bì, chúng tôi luôn luôn bị chóng mặt.”

Hệ thống cải tạo lao động của Trung Quốc là một tàn dư của thời Cách mạng Văn hóa. Theo các quy định hiện thời, cảnh sát có thể đưa một người vào trại lao động tối đa là 4 năm mà không cần xét xử.

Từ năm 1999, những người theo tập môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của chính sách này. Các nhà quan sát tại hải ngoại tin rằng họ chiếm đa số các tù nhân trong các trại lao động ở Trung Quốc – ít nhất lên đến hàng trăm ngàn người.

Sau khi bị lạm dụng trong các trại lao động, bà Pan và ông Lu đã trốn thoát khỏi Trung Quốc, và hiện đang sống ở Canada.

 

Theo ntdtiengviet.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc