Home » Khám Phá, Khoa học » Phát hiện sự sống ở ‘siêu trái đất’ sở hữu 3 mặt trời
Việc tồn tại đồng thời 3 ngôi sao giống với mặt trời trên cùng một thái dương hệ đã là điều kỳ lạ nhưng Gliese 667C còn kỳ diệu hơn thế khi các nhà khoa học phát hiện ra 3 hành tinh có thể tồn tại sự sống trong đó.

Thái dương hệ mang tên Gliese 667C bao gồm 3 mặt trời và 7 hành tinh, trong đó có 3 “siêu trái đất”, là những hành tinh nằm trong cái gọi là vùng sống, với nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh, đủ điều kiện để hỗ trợ sự sống. Đồng nghĩa với đó có thể tìm thấy nước ở dạng lỏng trên các “siêu trái đất” này.

3 mặt trời cùng lúc chiếu rọi các siêu trái đất ở Gliese 667C.

Ngoài ra, một hành tinh có kích thước giống như địa cầu, 2 siêu trái đất còn lại đều lớn gấp nhiều lần, trong đó có đối tượng tương đương 10 lần khối lượng hành tinhXanh. Nếu giống địa cầu về mặt cấu tạo, các siêu trái đất ở Gliese 667C có thể tồn tại bầu khí quyển, hồ nước hoặc đại dương, những điều thiết yếu nhằm hình thành sự sống.

Một điều đặc biệt nữa ở các siêu trái đất nằm trong Gliese 667C là đứng trên bất kể hành tinh nào cũng có thể quan sát thấy cả 3 mặt trời tại cùng một thời điểm. Hiện tại, hàng loạt kính thiên văn đã được chỉnh hướng về phía Gliese 667C nhằm hỗ trợ các nhà khoa học quan sát kỹ lưỡng thái dương hệ nằm cách chúng ta 22 năm ánh sáng.

Do mặt trời Gliese 667C nhỏ hơn so với mặt trời của chúng ta nên vùng sống của các hành tinh trên đó cũng gần hơn nhiều so với khoảng cách từ trái đất tới mặt trời. Điều này cũng có lợi cho giới thiên văn bởi những công nghệ hiện tại khó lòng hỗ trợ con người quan sát, nghiên cứu những hành tinh nằm trong vùng sống nhưng ở quá xa mặt trời của nó.

 

HỒNG DUY

Theo Infonet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc