Home » Thế giới » Trung Quốc dùng tiền đầu tư mua chuộc châu Á?
Tốc độ phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc đang chậm lại song quốc gia này vẫn có những ảnh hưởng nhất định cả với những nền kinh tế hùng mạnh nhất cho tới nghèo khó nhất trên thế giới, đặc biệt tại khu vực châu Á. 

 

Ô tô chở gỗ của Myanmar xếp hàng chờ làm thủ tục hải quan qua biên giới Trung Quốc 

 

Các dự án khủng thường được Trung Quốc chú trọng đầu tư gồm xây dựng đập thủy điện, hệ thống đường sắt cao tốc, quốc lộ, mỏ than và cầu cảng với quy mô đủ lớn để gây tiếng vang về tầm nhìn và năng lực với các quốc gia nhận hỗ trợ. 

Giới chuyên gia nhận định trong khu vực châu Á, Trung Quốc tập trung đầu tư tới các quốc gia đang phát triển tại Nam Á và Đông Nam Á, một mặt nhằm khắc họa phong cách cấu trúc Trung Quốc hoặc rót tiền cho những nước này. 

Các công ty Trung Quốc mà phần lớn là những doanh nghiệp nhà nước với nguồn tài chính hùng mạnh, đã đầu tư vào hàng trăm dự án chiến lược trong khu vực châu Á. Đây là những nước giúp Trung Quốc tiếp cận với các nguồn tài nguyên quan trọng, mở rộng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới với phương Tây hay phát triển kinh tế khu vực nội địa bờ biển phía tây thông qua các dự án tại Myanmar và Pakistan. 

Ngoài khu vực châu Á, Trung Quốc còn đầu tư mạnh tới các quốc gia phát triển tại châu Âu và Mỹ dưới hình thức công ty tư nhân hoặc cổ phần. 

Các dự án khủng tại châu Á

Tại Pakistan, Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện năng
Năm 2011, sau Nhật Bản và châu Âu, Trung Quốc đã soái ngôi của Mỹ để trở thành nhà cung cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 tới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Song một điều dễ dàng nhận thấy, Singapore –  trung tâm tài chính châu Á, vẫn là quốc gia trong ASEAN nhận nguồn vốn FDI lớn nhất chủ yếu từ châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. 

Trong đó, năm 2011, Trung Quốc đã đầu tư 74,6 tỷ USD phần lớn tại châu Á bao gồm:

Campuchia và Lào

Trung Quốc rót vốn đầu tư vào 2 quốc gia Đông Nam Á nhằm thúc đẩy nền kinh tế giữa tiểu vùng sông Mekong và tỉnh Vân Nam. 

Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một nửa cho 63 đập thủy điện dọc đoạn sông Mekong tại Lào và đang thảo luận rót tiền cho dự án đường sắt cao tốc 7,2 tỷ USD nối thủ đô Viên Chăn với Côn Minh. Ngoài ra, một dự án đường sắt cao tốc khác kết nối Côn Minh với thủ đô Phnom Penh của Campuchia trị giá 9,17 tỷ USD đã được Trung Quốc triển khai vào đầu năm 2013. 

Tại Lào, phần lớn nguồn tiền của Trung Quốc đổ vào các nhà máy thủy điện, dự án giao thông, bất động sản và cơ sở hạ tầng du lịch. 

Myanmar
Phần lớn các dự án tham vọng của Trung Quốc tại Myanmar liên quan tới Đặc khu kinh tế Kyaukpyu, nằm gần giếng dầu khí Shwe trên Vịnh Bengal. 

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) – một trong những công ty có vốn đầu tư nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc, đã đổ tiền xây dựng một cảng nước sâu và kho dầu khí tại Myanmar, cũng như 2 đường ống dẫn khí nối giữa Kyaukpyu và Côn Minh. 

Trong khi CNPC bắt đầu triển khai hoạt động dẫn khí gas vào tháng Bảy, thì Đặc khu kinh tế Kyaukpyu vẫn chưa hoàn thiện cơ sở vật chất với khoản đầu tư lên tới hàng chục tỷ đôla. 

Ngoài ra, Trung Quốc còn đổ 20 tỷ USD cho dự án đường sắt Côn Minh – Kyaukpyu cũng như xây con đường cao tốc Mandalay – Kyaukpyu. 

Bangladesh

Trung Quốc tập trung đầu tư vào việc hiện đại hóa cảng sông Chittagong tại Bangladesh với khoản tiền lên tới 8,7 tỷ USD và xây cảng nước sâu trên đảo Sonadia trị giá 5 tỷ USD. 

Hồi năm ngoái, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc đã sẵn sàng đầu tư cơ sở hạt tầng giao thông bao gồm đường xá và đường sắt nối giữa Chittagong và Côn Minh. 

Nepal

Tập đoàn quốc tế Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 1,6 tỷ USD tại Nepal. Trong đó, Trung Quốc cho Nepal vay vốn, CTG nắm giữ 75% cổ phần của nhà máy khi công trình hoàn thành. 

Nhiều công ty Trung Quốc cũng đang mạnh tay đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Nepal như dự án đường sắt Lhasa – Kathmandu (1,9 tỷ USD) nối Nepal với mạng lưới đường sắt tây bắc Trung Quốc. 

Pakistan

Khoản đầu tư 200 triệu USD vào giai đoạn đầu xây dựng cảng Gwadar tại Pakistan đã được triển khai hồi đầu năm 2013 song Trung Quốc hiện đang cân nhắc khoản hỗ trợ giai đoạn 2 và 3 do tình hình chính trị bất ổn hiện nay tại Pakistan. 

Tuy nhiên, Islamabad đang đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư của Trung Quốc và tiến hành đàm phán để Bắc Kinh xây dựng các đường ống dẫn dầu khí nối Gwadar với thủ phủ Urumqi thuộc khu tự trị Tân Cương mà Trung Quốc đầu tư ít nhất 1 tỷ USD. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc còn có cơ hội giúp Pakistan sửa chữa hệ thống lưới điện. Điển hình, Tập đoàn Điện lực và Nước quốc tế Trung Quốc chuẩn bị đầu tư 6 tỷ USD vào các dự án điện năng tại Pakistan. Trong đó, CTG đã sẵn sàng chi 2 tỷ USD cho nhà máy thủy điện Kohala. 

Sri Lanka

Trung Quốc đã đầu tư tiền và xây dựng hàng loạt dự án khủng tại Sri Lanka nhằm gây ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia Nam Á và trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Điển hình, với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD cho cảng nước sâu Hambantota đi vào hoạt động hồi tháng 6/2012, Bắc Kinh đã giao cho công ty nhà nước Tập đoàn Xây dựng Truyền thông Trung Quốc đảm nhận. 

Mới đây, Tập đoàn Kỹ thuật Cảng Trung Quốc còn rót 209 triệu USD xây sân vận động và trung tâm hội nghị tại Rajapaksa. Dự tính trong 10 – 15 năm tới, Trung Quốc sẽ đầu tư 50 tỷ USD cho Sri Lanka. 

Tăng đầu tư khi tăng trưởng kinh tế chậm lại

Mô hình hệ thống đường sắt của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của không ít doanh nghiệp châu Âu
Rõ ràng, Trung Quốc đã nếm trải không ít kinh nghiệm về sự sụt giảm kinh tế, khi chính phủ thống kê các khoản nợ khổng lồ, bong bóng bất động sản và nhiều thách thức khác. Một số công ty bao gồm công ty vốn nhà nước đã phải đóng cửa hoạt động. 

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn tự tin về tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. “Mục tiêu tăng trưởng 7,5 % trong năm 2013 của chính phủ Trung Quốc vẫn có khả năng đạt được”, chuyên gia Zhuang Juzhong thuộc Ban Nghiên cứu và Kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc nói. 

Rajiv Biswas – nhà kinh tế học châu Á – Thái Bình Dương tại tổ chức IHS Global Insight đồng thuận với ý kiến Trung Quốc vẫn đang phát triển theo hướng tăng trưởng 7,5 – 7,8% trong năm nay. Theo ông Biswas, trong 5 – 10 năm tới, Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tốt đồng nghĩa với việc nhiều công ty nước này sẽ mở rộng đầu tư ra nước ngoài. 

Một số công ty nhà nước Trung Quốc hiện đang chìm sâu trong nợ nần song các công ty khác vẫn dư nguồn tài chính đầu tư ra nước ngoài. Do dó, dù tăng trưởng GDP của Trung Quốc sụt giảm, các doanh nghiệp hùng mạnh vẫn dư sức đầu tư cho các nước trong khu vực. 

Ngoài tập trung đầu tư vào ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng, theo ông Biswas, trong thập niên tới, Trung Quốc còn lấn sang cả lĩnh vực điện năng, truyền thông, ngân hàng và ô tô, hỗ trợ sự phát triển cho các công ty đa quốc gia của Trung Quốc trên toàn cầu . 

Kế hoạch mở rộng đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm giảm lượng tiền đầu tư lợi nhuận thấp trong nội địa. do đó với khu vực châu Á, Trung Quốc vẫn đang là một trong những nhà đầu tư chủ chốt. 

 

 

 

Theo infonet

 
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc