Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Thấy gì đằng sau chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh?

Số tiền các quan chức và đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bỏ trốn mang ra nước ngoài trên thực tế ít hơn từ 1,6-30 lần số tiền quốc gia bị trốn thuế. Thế nhưng, thay vì “đả hổ”, chính quyền Trung Quốc có vẻ hào hứng với chiến dịch “săn cáo” hơn. Sự “phân biệt đối xử” trong chiến dịch chống tham nhũng này nói lên điều gì?

Ngày 29 tháng 10, tại Berlin, 51 quốc gia đã ký Thỏa thuận ủy quyền đa phương chống gian luận và trốn thuế ở nước ngoài. Hiệp định nhằm chấm dứt cơ chế bảo mật ngân hàng bằng cách chia sẻ thông tin liên quan đến thuế cho các quốc gia thành viên.

Danh sách ký kết không có Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự vắng mặt của Trung Quốc dường như có vẻ kỳ lạ bởi chiến dịch quốc tế “săn cáo” đang nhằm vào các quan chức tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài của quốc gia này.

Săn cáo và Đả hổ

Hoa Kỳ có lý do để không tham gia thỏa thuận trên, vì trên thực tế, với việc thông qua Đạo luật tuân thủ thuế với các tài khoản ở nước ngoài (FATCA) năm 2010, Hoa Kỳ đã là quốc gia tiên phong trong cuộc chiến chống trốn thuế. Ngoài ra, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – tổ chức đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và thương thảo Thỏa thuận Ủy quyền đa phương – nhận định, Hoa Kỳ đã hỗ trợ mạnh mẽ trong cả quá trình ký kết bản thỏa thuận quốc tế nói trên.

Trong khi đó, không có bất cứ một bình luận nào từ phía Trung Quốc về bản thỏa thuận cũng như OECD không đưa ra bất kỳ nhận định nào về Trung Quốc. Sự thờ ơ của Bắc Kinh đối với chiến dịch chống trốn thuế quốc tế đối lập rõ nét với những cố gắng truy đuổi các quan chức bỏ trốn đang được tuyên truyền mạnh mẽ.

Vậy sự khác biệt ở đây là gì?

Trốn thuế là một trọng tội liên bang tại Mỹ. Tuy vậy, đối với chính quyền Trung Quốc, truy đuổi các quan chức tham nhũng và truy thu thuế là hai việc hoàn toàn khác nhau. Điều trước nhằm vào các quan chức tham nhũng đã trốn ra nước ngoài với số tài sản bất hợp pháp, trong khi điều thứ hai dính líu đến tất cả các đại gia Trung Quốc, bao gồm các ông trùm tư bản đỏ, các doanh nhân trong lĩnh vực tư nhân đã chuyển tài sản ra nước ngoài. Do đó, số tài sản liên quan đến truy thu thuế không phải 100% là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, số tiền có dính líu đến việc săn đuổi các quan chức tham nhũng và truy thu thuế là rất khác nhau.

Theo Tân Hoa Xã, từ những năm 1990, 16.000-18.000 cán bộ Đảng viên và các quan chức chính phủ đã trốn khỏi Trung Quốc, mang theo 800 tỷ NDT (khoảng 130 tỷ USD theo tỉ giá hiện nay). Trong một báo cáo được công bố ngày 21 tháng 1, Liên danh các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã phát hiện gần 22.000 khách hàng nước ngoài có địa chỉ tại Trung Quốc và Hồng Kông là chủ sở hữu các công ty tại các thiên đường thuế. Trong số đó có họ hàng của giới “quý tộc đỏ, những đại gia và các thành viên Quốc hội”, báo cáo cho biết.

ICIJ cũng ước lượng khoảng 1.000-4.000 tỷ USD tài sản không rõ nguồn gốc đã bị tuồn ra khỏi đất nước từ năm 2000. Đây rõ ràng là một con số lớn hơn rất nhiều so với số tiền 800 tỷ NDT mà các quan chức Trung Quốc đã tuồn ra nước ngoài. Phần lớn trong số đó là tiền bất hợp pháp.

Sở dĩ Bắc Kinh chần chừ chưa tung lưới “bắt hổ” trong khi nhiệt tình “săn cáo” trên khắp thế giới là bởi hai chiến dịch này nhắm vào những nhóm đối tượng khác nhau.

“Săn cáo” nhằm vào các quan chức tham nhũng bỏ trốn

“Săn cáo” là chiến dịch của chính quyền Trung Quốc nhằm truy đuổi các quan chức và các lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp nhà nước đã trốn ra nước ngoài với số tiền tham ô hoặc bất hợp pháp.

ĐCSTQ phát động công khai chiến dịch này trên toàn thế giới kể từ tháng 7 năm 2014. Trong chuỗi 8 bài báo có tựa đề: “Trung Quốc chống các quan chức tham nhũng bỏ trốn”, tờ Nhân dân Nhật báo bản điện tử đã cung cấp một báo cáo toàn diện về chiến dịch truy bắt toàn cầu. Theo tin mới nhất, Trung Quốc đồng ý tuân thủ thông lệ quốc tế về chia sẻ các tài sản bất hợp pháp với các quốc gia đã hỗ trợ bắt giữ kẻ đào tẩu và thu hồi tiền. Cùng lúc đó, dù Trung Quốc chưa ký hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ, Canada hoặc Australia, ba quốc gia này đã hợp tác với Trung Quốc theo nhiều cách để truy đuổi những kẻ đào tẩu kinh tế.

Phần lớn những quan chức bỏ trốn từng làm việc trong các cơ quan có sinh lời như tài chính, các doanh nghiệp nhà nước độc quyền, giao thông, quản lý đất đai, xây dựng, thuế, thương mại và đầu tư.

Trong quá khứ, số lượng quan chức đào tẩu chưa bao giờ được tiết lộ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa ra số liệu chính thức về vấn đề này: từ năm 2008 đến 2013, 6.694 nghi phạm kinh tế đào tẩu đã được đưa về nước thông qua dẫn độ, hồi hương, thuyết phục và truy tố ở nước ngoài.

Nhóm ICIJ xác định ít nhất 5 đương kim và cựu thành viên Bộ Chính trị có người thân sở hữu các công ty tại  British Virgin Islands và Cook Islands.

Mỹ, Canada và Australia là các lựa chọn đào tẩu hàng đầu của các quan chức tham nhũng, bởi những “đích di cư” này có điều kiện sống tốt và giáo dục chất lượng cao. Người ta nói rằng có thể tìm thấy “khu quan chức tham nhũng” và “làng con cháu của quan chức tham nhũng” ở các quốc gia này.

Vậy cấp bậc của những quan chức này cao đến đâu? Danh sách các quan chức tham nhũng được nêu trong bài báo thứ 7 của trang Nhân dân Nhật báo cho thấy quan chức có chức vụ cao nhất là Lu Wanli, Cựu giám đốc Sở giao thông tỉnh Quý Châu và Yang Xiuzhu, nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Triết giang.

Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc được cho là đã cố gắng truy tìm những quan chức tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài. Nước này đã ký 107 thỏa thuận hỗ trợ tư pháp với 63 quốc gia bao gồm những thỏa thuận đang được thương thảo và tuân thủ các định chế quốc tế về chia sẻ các tài sản được truy hồi với quốc gia hỗ trợ (từ 40-80% tổng số tài sản sẽ được chia dựa trên mức độ đóng góp của quốc gia đó).

Bắc Kinh thề sẽ “đưa những quan chức tham nhũng ra trước công lý dù họ có trốn đến tận cùng trái đất”.

Việc “đả hổ” động tới lớp giới quý tộc đỏ

Dù truy thu thuế là một mỏ vàng nhưng Bắc Kinh sẽ không khai thác nó vì những lý do không thể công bố. Lý do khiến việc truy thu thuế trở nên quá khó khăn đối với Bắc Kinh vì phần nhiều những người chuyển tài sản ra nước ngoài là người nhà hoặc con cháu của giới quý tộc đỏ.

[BOX] Quý tộc đỏ là tước vị trong khi các quan chức cấp cao là chức vị. Chức vị không thể được cha truyền con nối, trong khi tước vị có thể được thừa kế.

ĐCSTQ từng tuyên bố sẽ “xóa bỏ xã hội cũ”, do đó họ cũng không thể dựng lại “chế độ phong kiến”. Tuy vậy, ĐCSTQ không bao giờ cố gắng hạn chế những đặc quyền dành cho giới quý tộc đỏ, những người “đã chiến thắng cả thế giới” vì Mao.

Những đặc quyền đó không chỉ cho phép con cháu họ trở thành những quan chức cao cấp hoặc cán bộ, mà còn cho phép các cá nhân làm ăn buôn bán và lợi dụng quyền lực chính trị của ông cha mình.

Một số “thái tử đỏ” tranh luận rằng hầu hết thế hệ thứ hai của các quan chức đỏ đều sống một cuộc sống bình thường và không đặc quyền. Điều này đúng nhưng là có lý do bên trong.

Lý do thứ nhất là có sự phân biệt giữa “thế hệ đỏ thứ hai”. Luật bất thành văn là chỉ riêng các tướng lĩnh dưới thời Mao hoặc các bộ trưởng trong những năm 1950 hoặc trước đó mới đủ tiêu chuẩn là “quý tộc đỏ” được hưởng những đặc quyền trên luật. Hầu hết thế hệ đỏ thứ hai không thuộc vào nhóm này, do đó những đặc quyền của họ bị hạn chế.

Lý do thứ hai là không phải tất cả các thái tử đỏ có đủ năng lực để làm kinh doanh.

Nguồn tin trong và ngoài nước đã chứng minh rằng phần lớn tầng lớp giàu có ở Trung Quốc xuất thân từ các gia đình quý tộc đỏ. Trong một chuỗi các bài báo được đăng năm 2010, tạp chí People’s Forum của People Daily đã lần đầu tiên thừa nhận công khai rằng đa số các nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc là các “gia tộc đỏ”.

Bài báo còn chỉ ra rằng gia tộc đỏ có xuất phát điểm cao và có thể tiếp cận các nguồn lực xã hội một cách dễ dàng nhờ những lợi thế chính trị và nguồn vốn của mình. Hầu hết các gia tộc đỏ đều kinh doanh trong các ngành công nghiệp đòi hỏi sự phê chuẩn của chính phủ như thương mại, cơ sở hạ tầng và năng lượng. Bất động sản cũng là một lĩnh vực kinh doanh được ưa chuộng.

Một đặc điểm đáng lưu ý là những thành viên của gia tộc đỏ, vốn không phải cực kỳ giàu có, lo lắng về sự an toàn của khối tài sản khổng lồ tại Trung Quốc, do đó họ chuyển tiền ra nước ngoài qua các kênh khác nhau. Theo báo cáo của ICIJ, hơn 100 nhà nghiên cứu đã tìm mối liên hệ đến với những “người của công chúng” trên danh sách 37.000 chủ sở hữu các công ty Trung Quốc ở nước ngoài: Ủy viên Bộ Chính trị, tướng lĩnh quân đội, thị trưởng các thành phố lớn, những siêu tỉ phú được vinh danh trên Forbes và Hurun, những người được gọi là thái tử (người nhà của các lãnh đạo đương nhiệm hoặc các Đảng viên lão thành).

Họ đã chỉ ra người thân của ít nhất 5 cựu và đương kim ủy viên Bộ Chính Trị (Nhóm lãnh đạọ đứng đầu Trung Quốc gồm từ 7 đến 9 thành viên) sở hữu các công ty nước ngoài ở British Virgin Islands và Cook Islands. Trong số đó có con rể của Đặng Tiểu Bình – Ngô Kiên Thường, con gái một cựu Thủ Tướng Lý Tiểu Lâm, con trai của Ôn Gia Bảo – Ôn Vân Tùng và con rể Lưu Xuân Hằng, anh rể Tập Cận Bình – Đặng Gia Quý và cháu của Hồ Cẩm Đào – Hồ Dực Thì…

Báo cáo đã tiết lộ bản chất kẻ cắp của nhóm lợi ích ĐCSTQ, điều làm sụt giảm tính hợp pháp của Đảng. Do vậy, ĐCSTQ tiếp tục tảng lờ kết quả của báo cáo điều tra nói trên.

Trong vòng 15 năm qua, hơn 10 tỷ NDT trong số 800 tỷ NDT bị các quan chức tham nhũng bỏ trốn đánh cắp ra nước ngoài, đã được thu hồi. Tuy vậy, dù có thu hồi được toàn bộ số tiền còn lại cũng không thể so với tiền thuế của số tài sản từ 1.000-4.000 tỷ USD đã bị tuồn ra nước ngoài.

Ngay cả một đứa trẻ cấp một cũng có thể chỉ ra con số nào quan trọng hơn. Nhưng bởi không có lợi ích gì từ Thỏa thuận Ủy quyền Đa Phương, chính phủ Trung Quốc chỉ tập trung săn đuổi các quan chức tham nhũng ở nước ngoài.

Vấn đề hoàn toàn là do sự khác biệt về nhóm đối tượng giữa chiến dịch săn cáo và truy thu thuế. Nói cách khác đây là một trường hợp “phân biệt đối xử” như đã được nhắc đến ở đầu bài báo khi bình luận về chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh.

Bài gốc đăng tại Voice of America

Theo daikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc