Home » Thế giới » Nepal không dám nhận giúp đỡ của Đài Loan vì sợ TQ?
Động đất ở Nepal gây thiệt hại khủng khiếp, hàng ngàn người chết và số người chết được công bố tăng từng ngày, thế giới hướng đến Nepal. Thế nhưng Nepal đã từ chối sự giúp đỡ của Đài Loan, nhiều dự đoán cho rằng vì sợ làm mếch lòng Trung Quốc.
(Ảnh: Pixabay)

(Ảnh: Pixabay)

Tại Nepal, người chết, các tòa nhà sụp đổ và làng xã bị chôn vùi dưới đất đá sau trận động đất nghiêm trọng xảy ra sáng thứ 7 (25 tháng 5) tại quốc gia này. Ngược với thực tế đang rất cần tất cả sự giúp đỡ có thể có được, chính phủ Nepal đã quyết định từ chối đề nghị giúp đỡ từ Đài Loan – rất có khả năng vì lý do chính trị.

Hôm thứ 2, Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Andrew Kao cho biết Nepal đã từ chối sự giúp đỡ của Đài Loan trong nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ “trong thời điểm hiện tại”, theo tin của Thông tấn Trung ương Đài Loan cho biết. Ông Kao đã tuyên bố rằng Đài Loan vẫn sẽ cử một đội y tế đến trước nhưng không rõ chính phủ Nepal có cho phép họ hoạt động hay không.

Nepal đã từ chối viện trợ của Đài Loan với lý do quan hệ giữa hai nước chưa đầy đủ về mặt ngoại giao hoặc có thể còn có các quan điểm khác. Có một “khoảng cách lớn” giữa Đài Loan và Nepal và không có “đường bay trực tiếp và quan hệ ngoại giao”, Thông tấn xã Trung ương cho biết như vậy. Đổi lại, Nepal sẽ dựa vào các nước láng giềng, Trung Quốc và Ấn Độ, và sẽ thông báo với Đài Loan chỉ khi cần giúp đỡ bổ sung.

Sự từ chối được giúp đỡ của Nepal là kỳ lạ trong khi nhu cầu cấp thiết của người dân đang rất khẩn cấp – hàng trăm nghìn người bị mất nhà cửa sau động đất. Số người chết đã tăng lên hơn 5.000 và số người bị thương là hơn 10.000.

Việc từ chối này càng vô lý hơn khi hôm thứ ba, chính phủ Nepal đã công bố ba ngày quốc tang và đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ. “Chúng tôi kêu gọi các nước gửi viện trợ, đặc biệt là các đội y tế. Chúng tôi rất cần một sự  giúp đỡ chuyên nghiệp của nước ngoài để có thể giải quyết thảm họa này”, BBC dẫn tuyên bố của  Tổng thư ký chính phủ Nepal, Leela Mani Paudel.

Đài Loan đã có sẵn những đội được trang bị tốt và hoạt động cực kỳ hiệu quả cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong trường hợp động đất, như đã được chứng tỏ ở Tứ Xuyên năm 2008 và Haiti năm 2011. Ngoài ra, Đài Loan còn nổi tiếng với “khả năng đầu tư nguồn lực lớn trong các nỗ lực cứu trợ”, Don Rodgers, giáo sư về khoa học chính trị tại trường Austin College ở Mỹ cho biết.

Thật vậy, Đài Loan đã cam kết viện trợ trị giá 300.000 USD và đã phát động các chiến dịch gây quỹ. Một số nhóm chính phủ và tổ chức từ thiện Đài Loan có kế hoạch cứu hộ tới Nepal, theo tin của Reuters.

Mặc dù chính phủ Nepal đã không công bố một cách chính thức những lý do từ chối sự giúp đỡ, nhưng người Đài Loan tin rằng quan hệ chặt chẽ giữa Nepal và chính quyền Trung Quốc là lý do thực sự đằng sau sự việc này.

Có thể công chúng và các chính trị gia Đài Loan có trực giác về sự thật.

Trên website của mình, chính phủ Nepal ca ngợi quan hệ ngoại giao với nhà nước Trung Quốc, được xây dựng từ thế kỷ thứ 5. Ngoài ra, chính phủ Nepal đã tuyên bố trong nhiều  bản thông cáo báo chí trong những năm qua rằng Nepal tôn trọng quan điểm của chính quyền Trung Quốc rằng Đài Loan và Tây Tạng là phần lãnh thổ “không thể thiếu” và “bất khả xâm phạm” của Trung Quốc.

Đài Loan nhìn nhận vấn đề này theo cách khác. Về mặt chính thức, chính phủ Đài Loan luôn tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc”, được Đài Loan và Trung Quốc thông qua  năm 1992. Theo nguyên tắc này, cả hai quốc gia đồng ý rằng chỉ có một Trung Quốc, nhưng không đồng ý về chính quyền mà Trung Quốc là đại diện.

“Mặc dù chính phủ Nepal đã không chỉ ra cụ thể nguyên nhân từ chối sự giúp đỡ của Đài Loan do áp lực từ Trung Quốc, rất khó để tưởng tượng ra được một lý do khác”, Rodgers nói. Nó sẽ là “thảm kịch cho người dân Nepal vì trò chơi quyền lực của Trung Quốc và các vấn đề địa chính trị được ưu tiên hơn nhu cầu của người dân.”

Trung tâm lịch sử của thủ đô Kathmandu là di sản thế giới được UNESCO công nhận, và nó đã bị phá hủy trong trận động đất này. Di tích nổi tiếng Tháp Dharhara, được xây dựng từ năm 1832 hiện là một bức tranh ảm đạm khắc họa mức độ phá hủy do trận động đất gây ra,  theo Agerpres.

Liên Hiệp Quốc cho biết 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Nepal, tức là gần một phần tư dân số của đất nước. Liên Hiệp Quốc nói thêm rằng khoảng 1,4 triệu người cần được cung cấp lương thực khẩn cấp.

Ngoài ra, các bệnh viện ở Nepal không thể đáp ứng với số lượng rất lớn những người cần được chăm sóc y tế và một số người Nepal đã phàn nàn rằng viện trợ  rất khó tới được với họ.

Trận động đất tàn phá nặng nề nhất xảy ra trong 81 năm ở nước này, nó đã gây ra lở tuyết mạnh giết chết 18 người trên núi Everest – là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử của đỉnh núi cao nhất thế giới này.

Hơn 200 người đã bị mắc kẹt trên núi mà chỉ có máy bay trực thăng mới thực hiện được công tác cứu hộ. Khoảng 60 người trong số này đã được cứu hôm thứ 2 và hoạt động cứu trợ vẫn đang tiếp tục, Bộ Du lịch Nepal cho biết.

Larry Ong

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

2 ý kiến dành cho “Nepal không dám nhận giúp đỡ của Đài Loan vì sợ TQ?”

  1. “Cháy nhà mới lòi mặt chuột”. Dân thì đang gặp khó khăn mà chính quyền thì xem chuyện mặt mũi là quan trọng. Bó tay.

    Reply
  2. phúc vĩnh 02/05/2015

    Lại có cả hình bóng của LŨ TÀU CỘNG HÁN GIAN trong sự kiện tang thương của Nepan?! Sao nhân loại không cùng nhau đoàn kết chọc tiết đến tên TÀU CỘNG HÁN GIAN cuối cùng? biến chúng thành lũ súc vật bị tuyệt chủng? Tống tiễn chúng về cõi ngạ quỷ súc sinh của chúng ???????!!!!!!

    Reply

Ý kiến dành cho Dat