Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Quân đội Trung Quốc làm giàu thông qua việc giết người
Phe cánh của Giang Trạch Dân đã sử dụng hệ thống tham nhũng để mua chuộc quân đội, và khiến quân đội nghe theo ông ta và ĐCS Trug Quốc.
Đội danh dự của quân đội Trung Quốc trong một nghi thức chào đón tại Bắc Kinh năm 2007. Sự tham nhũng mang tính hệ thống trong thời gian dài đã cho phép các sĩ quan quân đội Trung Quốc thu lợi từ thị trường chợ đen và vi phạm nhân quyền. (Ảnh: Wiki)

Đội danh dự của quân đội Trung Quốc trong một nghi thức chào đón tại Bắc Kinh năm 2007. Sự tham nhũng mang tính hệ thống trong thời gian dài đã cho phép các sĩ quan quân đội Trung Quốc thu lợi từ thị trường chợ đen và vi phạm nhân quyền. (Ảnh: Wiki)

Chính quyền Trung Quốc làm đầy túi tiền quân đội thông qua việc giết người

Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát đội ngũ quân nhân nước này, những người đã có hàng chục năm chuyên kiếm tiền từ các hoạt động ngoài chuyên môn. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vừa tuyên bố rằng các quan chức quân đội cần phải sống bằng chính tiền lương của họ, mà không nên có bất kỳ “thu nhập đen” nào.

Mệnh lệnh mới của ông Tập có thể khiến cho các sĩ quan quân đội Trung Quốc cảm thấy run rẩy sợ hãi. Vào cùng thời điểm ông Tập ra tuyên bố, 16 tướng Trung Quốc đã bị điều tra, và rất có thể một chính sách tồn tại lâu dài, vốn đã âm thầm nuôi dưỡng nạn tham những trong quân đội Trung Quốc, đang chi phối đằng sau tâm trí họ.

“Thu nhập đen” có thể có liên quan tới một số trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay. Bằng chứng gần đây cho thấy chính quyền Trung Quốc đang mua sự trung thành của các sĩ quan quân đội bằng các ngành công nghiệp thị trường chợ đen và tiền vấy máu.

“Quân đội có rất nhiều đặc quyền trong xã hội Trung Quốc, trong đó có quyền ‘kinh doanh’”. – Ethan Gutmann, tác giả và nhà nghiên cứu về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

“Quân đội có rất nhiều đặc quyền trong xã hội Trung Quốc, trong đó có quyền ‘kinh doanh’,” ông Ethan Gutman, tác giả của cuốn sách mới phát hành The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem (Tạm dịch: “Cuộc Thảm sát: Giết người hàng loạt, thu hoạch nội tạng, và giải pháp bí mật của Trung Quốc cho vấn đề bất đồng quan điểm), cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Họ kiếm tiền cho bản thân mình, nhưng họ cũng kiếm tiền cho quân đội.”

Giết người vì lợi nhuận

dieu-binh-trung-quoc-2009

Quân đội Trung Quốc duyệt binh năm 2009. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được giao nhiệm vụ bảo vệ ĐCSTQ và các lợi ích của Đảng. (Ảnh: Jian Kang/Wiki)

Một nguồn thu nhập chủ yếu cho quân đội là từ hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống dùng để cấy ghép.

Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công có nguồn gốc từ văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm các bài tập và nâng cao đạo đức dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Chính quyền Trung Quốc đã ước tính rằng có tới 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào đầu năm 1999 – lớn hơn số lượng đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ. Những người theo tập bao gồm cả quân nhân, các lực lượng an ninh, và đảng viên ĐCSTQ.

Tháng 4/1999, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó là ông Giang Trạch Dân, đã gửi một bức thư tới Bộ Chính trị. Ông Giang đã cảnh báo về việc có quá nhiều người tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, cáo buộc rằng họ bị các lực lượng nước ngoài điều khiển, và cho rằng những lời dạy đạo đức truyền thống của Pháp Luân Công là một thách thức đối với hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Vào ngày 20/7/1999, ông Giang đã phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt tận gốc Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Xem thêm: Nguyên nhân và lý do dẫn đến đàn áp Pháp Luân Công

Chỉ một năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu diễn ra, số ca cấy ghép nội tạng – vốn được cho là sử dụng nguồn tạng của các tử tù – bắt đầu tăng đột biến.

Bất cứ khi nào một cơ quan nội tạng cần được lấy, thì tất cả các bộ phận khác cũng bị lấy đi, dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những nội tạng này đã bị lấy đi trong khi nạn nhân vẫn còn sống, để có được tạng tươi nhất có thể cho việc cấy ghép. Bất cứ khi nào một cơ quan nội tạng cần được lấy, thì tất cả các bộ phận khác cũng bị lấy đi, dẫn đến cái chết của nạn nhân.

Các tù nhân lương tâm khác, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng được cho là đã bị mổ sống để lấy tạng, nhưng nguồn tạng chủ yếu là đến từ các học viên Pháp Luân Công, các nhà nghiên cứu cho hay.

Ít nhất 62.000 học viên Pháp Luân Công được cho là đã bị giết để lấy tạng từ năm 2000 đến năm 2008, theo ước tính của ông Gutman.

mo-cap-noi-tang

Tái hiện cảnh mổ cướp nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong một buổi mít tinh tại Ottawa, Canada (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Luật sư nhân quyền quốc tế Canada, ông David Matas và cựu Quốc vụ khanh của chính phủ Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour cũng đã tiến hành điều tra độc lập. Họ đưa những ước tính tương tự về khung thời gian này khi sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác.

Nạn mổ cướp nội tạng với quy mô lớn đã không ngừng diễn ra kể từ năm 2008, với số nạn nhân ngày càng gia tăng.

Ông Matas đã nói với tổ chức Nhà nghiên cứu Toàn cầu CQ vào tháng 7/2011 rằng mổ cướp nội tạng đã mang lại nguồn lợi 1 tỷ USD mỗi năm cho các bệnh viện tham gia vào hoạt động này, chủ yếu là các bệnh viện quân đội.

Lời thú nhận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng

120507-D-TT977-218

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (Ảnh: Wiki)

Vào tháng 10/2014, một nhà nghiên cứu bí mật đang làm việc cho Tổ chức Thế giới Điều tra về Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã gọi điện tới ông Lương Quang Liệt, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và là người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu. Ông Lương đã thú nhận về sự tham gia của quân đội Trung Quốc vào hoạt động giết người vì lợi nhuận và lời thú nhận của ông đã được ghi âm.

Điều tra viên cho biết là đã hỏi ông Lương về lời phát biểu của ông Vương Lập Quân, cựu phó thị trưởng và giám đốc Sở Công an Trùng Khánh. Ông Vương đã trở nên nổi tiếng khi chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô vào tháng 2/2012, trong một sự kiện châm ngòi cho chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc. Ông Vương cũng đã nổi danh khi nhận được một giải thưởng cho việc nghiên cứu về phẫu thuật ghép tạng. Nghiên cứu này liên quan đến hàng ngàn ca mổ cướp nội tạng.

Điều tra viên cũng nói với ông Lương rằng, ông Vương cho biết ông ta đã từng hợp tác với các bệnh viện quân đội Trung Quốc để nghiên cứu phẫu thuật ghép tạng và nguồn tạng chính được lấy từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.

Trong suốt cuộc điện thoại được ghi âm với điều tra viên bí mật, ông Lương ban đã đầu trả lời một cách thận trọng. Khi điều tra viên hỏi “Ông có nghe về việc này khi ông còn là Tham mưu Trưởng Bộ Quốc Phòng không”?

Ông Lương trả lời: “Có, tôi có nghe” và thêm vào “Tôi phụ trách công tác quân sự chứ không phải công tác hậu cần.”

Khi được hỏi liệu quân đội Trung Quốc có chịu trách nhiệm cung cấp tạng phục vụ cho việc cấy ghép tạng hay không, thì ông Lương cho biết “Tôi có nghe nói về việc này.”

Điều tra viên tiếp tục đặt câu hỏi liệu Quân ủy Trung ương – cơ quan của Đảng thống trị quân đội – có thảo luận về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng hay không, ông Lương đã trả lời “họ có thảo luận về vấn đề này”.

Mặc dù ngắn, nhưng những lời giải thích của ông Lương đã nói lên tất cả. Ông này đã đề cập đến “những công việc hậu cần”, ám chỉ Tổng cục Hậu cần của quân đội Trung Quốc, hoạt động song hành với đơn vị mà ông Lương đã từng phụ trách.

Trong khi tổng cục do ông Lương phụ trách chịu trách nhiệm tham chiến và triển khai nhiều hoạt động gián điệp, thì Tổng cục Hậu cần kiểm soát các bệnh viện quân đội – là nơi mà các nhà nghiên cứu cho rằng đang diễn ra một trong những tội ác tàn bạo nhất thế giới.

Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh đưa tin vào tháng 8/2014 rằng Tổng Cục hậu cần đã xây dựng một ngân hàng nội tạng sống cấp quốc gia ở Trung quốc, sử dụng mẫu máu của các tù nhân lương tâm là các học viên Pháp Luân Công. Các quan chức trong quân đội được trao quyền để bắt, giam giữ và xử tử bất kỳ ai cố ý rò rỉ thông tin về những tội ác này.

Trụ sở Bộ tổng tham mưu, nơi ông Lương phụ trách từ năm 2002 đến năm 2007, đã tham gia bằng cách sử dụng hệ thống tình báo của quân đội để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin về hoạt động thu hoạch nội tạng của Trung Quốc, theo như một báo cáo trước đó. Cơ quan này quản lý các hackers (người đột nhập vào các hệ thống máy tính), mạng lưới tình báo nước ngoài và các tình báo điện tử của quân đội Trung Quốc.

benh-vien-quan-doi

Bệnh viện quân đội 301 ở Bắc Kinh (Ảnh: Internet)

Ông Vương Trí Viễn là chủ tịch của WOIPFG đồng thời là cựu bác sĩ từng làm việc tại một bệnh viện không quân Trung Quốc. Ông cho biết các thông tin mới đã cung cấp thêm bằng chứng về vai trò của quân đội trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

“Về cơ bản, các bệnh viện và đơn vị y tế quân đội là do Tổng cục Hậu cần quản lý,” Ông Vương cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Công việc này do Tổng cục Hậu cần thực hiện”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Tân Đường Nhân, ông Vương đã nhấn mạnh việc Tổng cục Hậu cần tham dự vào hoạt động mổ cướp nội tạng và việc Quân ủy Trung ương có biết về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng: “Điều này có nghĩa là việc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công không xảy ra một cách ngẫu nhiên, mà đây là cuộc thảm sát với quy mô quốc gia do các cơ quan chính phủ và ĐCSTQ thực hiện.”

Lĩnh vực kinh doanh của Quân đội

Theo ông Gutman, các bác sĩ quân đội thường xuất hiện trong nghiên cứu của ông về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc.

“Điều này đã xảy ra nhiều lần – trong một số trường hợp các bác sỹ quân đội xuất hiện khi có nội tạng cần thu hoạch,” ông Gutman nói, lưu ý rằng trong nghiên cứu của ông “rõ ràng là các cơ sở quân sự đóng vai trò chính trong hoạt động này.”

Ông Gutman cho biết là dựa trên các cuộc phỏng vấn mà ông đã thực hiện, ông đã phát hiện ra là ít nhất 7 bệnh viện quân đội đã có dính líu tới các hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Ông nói thêm, mặc dù vậy, “đó chỉ là phần nổi của tảng băng,” và lưu ý rằng ngoài việc sử dụng nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, chính quyền Trung Quốc còn sử dụng người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ như những nguồn tạng sống.

phap-luan-cong

Các học viên Pháp Luân Công diễu hành tại Washington vào ngày 17/7/2014, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Edward Dai/ Đại Kỷ Nguyên)

Sự tham gia của quân đội Trung Quốc trong chiến dịch “giết người vì lợi nhuận” bắt rễ rất sâu trong hệ thống chính quyền và Đảng, đến nỗi các lãnh đạo Trung Quốc phải cảnh báo rằng quân đội có thể trở thành một nơi ô uế vì tham nhũng.

Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã trao thêm nhiều quyền kinh doanh cho quân đội. Dưới thời của người dựng lập chế độ, ông Mao Trạch Đông, quân đội đã thống trị ngành nông nghiệp Trung Quốc, và đóng vai trò lớn trong nền công nghiệp và hệ thống chính trị của quốc gia này – mặc dù các hoạt động kinh doanh chỉ giới hạn trong phạm vi hàng hóa cho quân nhu.

Hệ thống này đã thay đổi sau khi ông Mao qua đời vào năm 1976, khi ông Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền. Ông Đặng là người đã mở cửa cho Trung Quốc giao thương với nước ngoài, và việc mở cửa kinh doanh được bắt đầu từ quân đội của chính quyền Trung Quốc.

“Đề cập đến vai trò của ông Đặng Tiểu Bình trong việc mở rộng kinh doanh cho quân đội Trung Quốc”, ông Gutman nói: “Về cơ bản, ông Đặng nói rằng ‘các ông cần phải tìm cách tự bươn chải.’”

Các hoạt động kinh doanh của quân đội Trung Quốc đã bắt đầu bằng việc mở bán hàng hóa cho thị trường nội địa. Điều này đã dẫn đến việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước lớn dưới sự quản lý của quân đội, bao gồm các hãng khổng lồ như China Poly (lĩnh vực thương mại quốc tế và bất động sản) và China Xinxing (lĩnh vực xuất nhập khẩu, với 54 công ty con), đồng thời cũng dẫn đến việc quân đội tham gia vào các thị trường khác nhau, từ ngân hàng đến trang trại, và từ khách sạn đến nhà thổ.

Mãi đến đầu những năm 1990 các lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc mới quyết định bắt đầu kiểm soát các hoạt động kinh doanh của quân đội.

Theo một báo cáo năm 2008 của tiến sĩ Gary Busch, người xuất bản tạp chí Ocnus, một trang mạng đưa tin về các mối quan hệ quốc tế: “Các cải cách này là nhằm giữ cho việc quản lý các doanh nghiệp quân đội nằm dưới sự kiểm soát của các lãnh đạo quân sự cấp cao và ngăn ngừa các sĩ quan cấp thấp tham gia vào hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp quân đội.”

Sau đó, vào năm 1998, hệ thống kinh doanh trên của quân đội bị đổ vỡ. Ông Giang Trạch Dân, người lãnh đạo lúc đó của ĐCSTQ, đã tổ chức một cuộc họp và tuyên bố rằng “quân đội Trung Quốc từ giờ không được làm kinh doanh nữa”.

Theo tờ Tin tức Phượng Hoàng (Phoenix News), một hãng tin có trụ sở tại Hồng Kông nhưng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, vào thời điểm đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sở hữu 70 nhà máy sản xuất xe hơi, gần 400 phòng thí nghiệm và 1.500 khách sạn.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Giang đã không thực sự chấm dứt các nguồn thu nhập thay thế của quân đội Trung Quốc. Thay vào đó, tuyên bố này chỉ đơn thuần làm thay đổi cách thức mà các sĩ quan quân đội làm đầy túi tiền của họ.

Thu nhập đen

Ông Giang Trạch Dân từng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và khi đưa ra tuyên bố trên, ông Giang đã được các tướng lĩnh trong quân đội ủng hộ. Theo một báo cáo năm 2001 của Viện Hoover, một cơ quan nghiên cứu tại Đại học Standford của Mỹ, một số tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã công khai phát biểu ủng hộ tuyên bố của ông Giang. Những người này bao gồm ông Phó Toàn Hữu – Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, ông Vương Khắc – Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, và ông Tào Cương Xuyên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Vũ trang.

Chỉ một năm sau đó, vào ngày 20/7/1999, ông Giang đã phát động cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Theo những phát hiện gần đây của WOIPFG, ông Giang đã ra lệnh bắt đầu hoạt động thu hoạch nội tạng vào năm 2000.

Theo ông Hu Zhiming, một cựu sĩ quan thuộc lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, những cải cách [về hoạt động kinh doanh của quân đội] chỉ ảnh hưởng đến các sĩ quan cấp dưới và các doanh nghiệp chính thức thuộc quân đội. Ông Hu nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng “Các cán bộ cấp cao có thể sử dụng địa vị quân sự của họ để làm đòn bẩy cho việc kinh doanh và kiếm lời. Việc này hiện vẫn đang diễn ra”.

Ông Hu đã đào thoát khỏi Trung Quốc và từng tham gia điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2012 về việc ông từng hai lần bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc vì tập Pháp Luân Công.

Ông Hu nói rằng trong tuy ông Giang chấm dứt các dự án kinh doanh trên bề mặt của quân đội Trung Quốc, nhưng “ông ta đã góp phần khổng lồ vào sự mục ruỗng của quân đội”.

Các hoạt động kinh doanh trên bề mặt đã được thay thế bằng một hệ thống tham nhũng sâu hơn và bằng các phương cách mới để mua chuộc lòng trung thành của các sỹ quan – một trong số đó là bằng hoạt động thu hoạch nội tạng.

”Phe cánh của ông Giang đã sử dụng hệ thống tham nhũng này để mua chuộc quân đội, và khiến quân đội nghe theo ông ta và ĐCSTQ”. – Ông Hu Zhiming, cựu sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Ông Hu nói: “Phe cánh của ông Giang đã sử dụng hệ thống tham nhũng này để mua chuộc quân đội, và khiến quân đội nghe theo ông ta và ĐCSTQ”.

quan-trung-quoc-dien-tap

Một cuộc diễn tập quân sự được tổ chức tại Hòa Điền, thuộc vùng Tân Cương của Trung Quốc vào năm 2014. Quân đội Trung Quốc hiện đang tham gia vào một hệ thống giết các tù nhân lương tâm để kiếm lợi nhuận. (Ảnh: Internet)

Theo bà Sarah Cook, nhà phân tích cấp cao của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu), một trong những vấn đề mấu chốt là: Ở Trung Quốc, quân đội không dành riêng cho quốc phòng. Vai trò được định rõ của quân đội Trung Quốc là bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này trực tiếp gắn liền với việc quân đội Trung Quốc nhấn mạnh vào việc tuyên truyền hơn là vào việc huấn luyện chiến đấu, và cũng trực tiếp gắn liền với các lợi ích của chính quyền trong việc hối lộ các lãnh đạo quân đội nhằm đảm bảo sự trung thành của họ.

Bà Cook nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Đó là quân đội của Đảng. Nó cũng hoạt động như quân đội quốc gia, nhưng nó còn có sứ mệnh khác [là bảo vệ Đảng], và nó có những mối căng thẳng này vì hai sứ mệnh trên thường mâu thuẫn với nhau.”

“Họ muốn để các sĩ quan quân đội trở nên giàu có và cho phép các sỹ quan kiếm lợi, bởi vì họ muốn duy trì lòng trung thành của những người này.”– Bà Sarah Cook, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Ngôi nhà Tự do

Bà cho biết “Một quân đội quốc gia sẽ luôn sẵn sàng để bảo vệ đất nước, nhưng một quân đội của Đảng sẽ chỉ dừng lại ở các hoạt động có liên quan đến lòng trung thành chính trị”.

“Có những điều mà Đảng ý thức được rằng họ cần phải làm để duy trì lòng trung thành của quân đội, bằng cách để cho các sĩ quan quân đội trở nên giàu có và cho phép họ kiếm lợi”, bà nói thêm.

Joshua Philipp

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc