Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Hồ sơ Panama liên quan đến nhiều quan to Trung Quốc
Trong số những nhân vật dính líu đến hồ sơ Panama thì các quan chức Trung Quốc chiếm số lượng nhiều nhất.

Người thân của giới quan chức cấp cao có công ty hoạt động ở nước ngoài như của ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm), ông Tăng Khánh Hồng (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã nghỉ hưu) cũng có tên trong hồ sơ Panama được Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế tiết lộ hôm thứ Tư (6/4).

“Hồ sơ Panama” do Liên minh Phóng viên Điều tra quốc tế (ICIJ) tiết lộ đã khiến Tổng thống Iceland phải từ chức. Theo phân tích Hồ sơ, số người Trung Quốc mở công ty hoạt động ở nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Hoạt động vươn ra nước ngoài của người thân ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn

Theo VOA (Mỹ), thông tin mới nhất này do phóng viên Alexa Olesen thu thập được trong “Hồ sơ Panama”.

Theo đó, người con rể Lee Shing Put của ông Trương Cao Lệ là cổ đông của ba công ty ở nước ngoài đăng ký tại quần đảo Virgin thuộc Anh, các công ty lần lượt là: Công ty Quản lý vốn Zennon Capital Management, Công ty đầu tư Sino Reliance Networks Corporation và Glory Top Investments.

Một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác phụ trách hệ thống tuyên truyền là ông Lưu Vân Sơn có con dâu Cổ Lệ Thanh (vợ của Lưu Lạc Phi), là thành viên ban giám đốc và cổ đông của Công ty Đầu tư Ultra Time Investment Virgin Islands, công ty này đăng ký năm 2009.

Bà Cổ Lệ Thanh là con gái ông cựu Bộ trưởng Công an Cổ Xuân Uông. Ông Cổ Xuân Uông làm Bộ trưởng Quốc an Trung Quốc từ 1985 – 1998, từ 1998 – 2002 nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an, từ 2002 – 2003 nhậm chức Phó Công tố và Chánh Công tố Viện Kiểm sát Tối cao.

Tăng Khánh Hồng và Tăng Khánh Hoài có trong danh sách

Ông Tăng Khánh Hồng, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc cũng có tên trong danh sách. Người em Tăng Khánh Hoài của ông Tăng Khánh Hồng (Phó Chủ tịch nước từ 2002 – 2007), sở hữu Công ty Văn hóa Trung Quốc ở Niue, năm 2006 chuyển công ty này đến Samoa. Tăng Khánh Hoài từng là đặc phái viên Bộ Văn hóa phụ trách lĩnh vực điện ảnh ở Hồng Kông, Ma Cao và Trung Quốc Đại Lục.

Dưới đây là danh sách các quan to thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân có công ty đăng ký ở nước ngoài bị công bố. Nhiều quan to phái Giang đã bị ngã ngựa trong chương trình chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Tăng Khánh Hồng (Phó Chủ tịch nước từ 2002 – 2007): người em Tăng Khánh Hoài là Giám đốc một công ty ở nước ngoài.

Giả Khánh Lâm (Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc từ 2002 – 2012): Cháu gái Lý Từ Đan sở hữu một công ty ở nước ngoài.

Lưu Vân Sơn (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm): Con dâu Cổ Lệ Thanh là cổ đông và Giám đốc một công ty ở nước ngoài.

Trương Cao Lệ (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm): Con rể Lý Thánh Bát là cổ đông của 3 công ty ở nước ngoài.

Bạc Hy Lai (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ 2007 – 2012): người vợ Cốc Khai Lai từng sở hữu một công ty ở Pháp.

Liên quan đến anh rể Tập Cận Bình

Thông tin mới này còn tiết lộ, người con thứ ba của ông Hồ Diệu Bang là Hồ Đức Hoa từng mở công ty ở quần đảo Virgin năm 2003 (Fortalent International Holdings Ltd). Người cháu Trần Đông Thăng của ông Mao Trạch Đông cũng thành lập một công ty ở quần đảo Virgin vào năm 2011 (Keen Best International Limited). Trần Đông Thăng là chồng người cháu gái Đông Mai của ông Mao Trạch Đông. Trong bảng xếp hạng 500 người giàu do Tạp chí Fortune công bố năm 2013 thì hai vợ chồng này đứng hạng 242.

3 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đương nhiệm có thân nhân được "hồ sơ Panama" đề cập là ông Tập Cận Bình, ông Trương Cao Lệ và ông Lưu Vân Sơn. Ảnh: The Straits Times.

3 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đương nhiệm có thân nhân được “hồ sơ Panama” đề cập là ông Tập Cận Bình, ông Trương Cao Lệ và ông Lưu Vân Sơn. Ảnh: The Straits Times.

Hồ sơ Panama cũng tiết lộ người chồng Tề Kiều Kiều của chị gái ông Tập Cận Bình là Tập Gia Quý đã thành lập hai công ty ở quần đảo Virgin năm 2009. Nhưng thông tin cho biết, hai công ty này đã ngừng hoạt động trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức năm 2012.

Tờ Minh Báo ở Hồng Kông từng đưa tin, ông Vương Kiến Lâm, người sáng lập tập đoàn Vạn Đạt ở Đại Liên, khi đi diễn giảng ở Đại học Harvard vào năm ngoái đã thừa nhận vợ chồng bà Tập Gia Quý từng có cổ phần trong tập đoàn Vạn Đạt, nhưng cổ phần đã được chuyển nhượng trước khi tập đoàn Vạn Đạt thực hiện công bố công khai. Ông Vương cho biết chuyện này không liên quan gì đến vấn đề tham nhũng, “đây là hy sinh lớn của họ, vì bỏ công sức đầu tư suốt 6 năm, đến khi có thể thu về lợi nhuận lớn thì lại không cần. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình quản lý gia đình cũng rất nghiêm khắc.”

Ký giả Will Fitzgibbon của Liên minh Phóng viên Điều tra quốc tế tại trụ sở chính ở Washington đã chia sẻ với VOA rằng, đa số các công ty có trong hồ sơ đều làm ăn hợp pháp, chỉ một bộ phận nhỏ làm ăn phi pháp.

Người Trung Quốc mở công ty ở nước ngoài nhiều nhất

Ngày 5/4 vừa qua, hãng tin AFP của Pháp dẫn lại thông tin từ Hồ sơ Panama cho biết, văn phòng nước ngoài do công ty Trung Quốc mở nhiều nhất thế giới. Một điều tra về hãng luật Mossack Fonseca cho thấy, trong số những ông chủ của các công ty điện ảnh mở văn phòng ở nước ngoài thì Trung Quốc Đại Lục đứng đầu, sau đó là Hồng Kông.

Theo thông tin từ Liên minh Phóng viên Điều tra quốc tế, hãng luật Mossack Fonseca nằm trong nhóm 5 tổ chức mở chi nhánh ở người ngoài nhiều nhất thế giới, vào năm 1989 từng mở một chi nhánh ở Hồng Kông, năm 2000 mở ở Trung Quốc Đại Lục. Hiện tổ chức này có 8 chi nhánh ở Trung Quốc, thuộc các địa bàn Thẩm Quyến, Ninh Ba, Thanh Đảo, Đại Liên, Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh và Tế Nam.

Tính cho đến cuối năm 2015, Công ty Dịch vụ Luật sư Mosak Fonseca đã thu phí của tổng cộng 16.300 công ty nước ngoài thuộc chi nhánh công ty ở Hồng Kông và Trung Quốc Đại Lục, khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Dịch vụ Luật sư Mosak Fonseca.

Theo AFP, báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc năm 2011 cho thấy, nhiều quan chức cấp cao đã chuyển một lượng lớn tiền bất hợp pháp ra nước ngoài với tổng số tiền lên tới hơn 120 tỷ Đô la Mỹ. Hiện nay chính quyền Bắc Kinh đang khởi động chương trình “săn bắt” tham quan ở nước ngoài.

Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com


3 ý kiến dành cho “Hồ sơ Panama liên quan đến nhiều quan to Trung Quốc”

  1. VN trả có thằng cha nào. chứng tỏ việt nam trong sạch, vững mạnh, liêm khiết.Nhất VN.

    Reply
    • nobita 09/04/2016

      hì hì vì quan chức ở vn khoe ra không cần giấu.

      Reply
  2. tuoitre 09/04/2016

    vn không có tên vì dấu tiền tham nhũng không ở đâu an toàn bằng vn. vn la thiên đường rửa tiền, nơi tham nhũng tập thể được hợp pháp hóa, của công thành của tư tập thể.nên chẳng ai bị gì cả. yên chí.

    Reply

Ý kiến dành cho tuoitre