Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bi kịch thời Cách mạng Văn hóa: Hiệu trưởng bị học sinh đánh đến chết

Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã phá văn hóa cổ truyền khiến người đấu với người, mối quan hệ giữa con người với nhau như lễ nghĩa đầu bị đảo lộn.

>> Những mỹ nhân chết thảm dưới thời cách mạng văn hóa

>> Đệ nhất mỹ nhân điện ảnh Trung Quốc từng bị bức hại đến hóa điên

>> Sóng gió tuổi thơ Tập Cận Bình – người quyết định số phận ĐCSTQ

Hồng vệ binh

Ảnh trắng đen. Hồng vệ binh Trung Quốc, học sinh trung học và đại học, tay cầm “Hồng bảo thư” của Mao Trạch Đông, diễu hành trên đường phố Bắc Kinh vào đầu tháng 6/1966. Trong suốt thời Cách mạng Văn hoá tại Trung Quốc (1966-1976), dưới chỉ thị của Mao, Hồng vệ binh có mặt khắp đất nước để làm nhục, tra tấn và giết hại những người được cho là “kẻ thù giai cấp”. (Ảnh: Getty Images)

Hơn 50 năm qua, những ký ức của ông Cheng Zhangong về cái chết của cha thời Cách mạng Văn hóa vẫn kéo dài đầy đau đớn trong tâm trí ông.

Ông Cheng Zhangong, 69 tuổi, từng nói rằng ông chưa bao giờ muốn tìm hiểu kỹ hơn về những chuyện đã xảy ra. Cha ông, một hiệu trưởng trường trung học đã bị đánh đến chết gần văn phòng làm việc.

Ông bị giết bởi chính học trò của mình. Đó là vào cuộc Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, giai đoạn biến động chính trị cực kỳ lớn, là khoảng thời gian khi con người ở tất cả các tầng lớp xã hội đều đấu tố lẫn nhau, giết người là chuyện thường tình.

Trong 1 bài báo của tờ Los Angeles Times, ông Chen cho biết: ”Họ hành hạ cha tôi gần như cả đêm. Tôi hiểu họ đang bị hệ thống chính trị sai khiến”.

Ước tính số người chết trong cuộc Cách mạng Văn hoá dao động rất lớn, vào khoảng 1 đến 20 triệu người.

hong-ve-binh

Ảnh: “Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn. có đến 11 triệu hồng vệ binh dùng để khủng bố. Ảnh zhengjian.org

Sùng bái cá nhân

Trong cách mạng văn hóa, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông điên cuồng đến nỗi tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong «Mao Chủ tịch ngữ lục», hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm. Trong khoảng thời gian này, tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục» còn gọi là Hồng Bảo Thư, khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….” Thậm chí nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục»; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”; chính giữa sảnh lớn trong mỗi gia đình đều phải treo chân dung của Mao. 

Hồng bảo thư

Ảnh: Vận động viên bơi lội trước khi nhảy xuống nước cũng phải đọc “hồng bảo thư”.. Ảnh zhengjian.org

Đến mùa Xuân năm 1967, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm; ĐCSTQ tuyên truyền khẩu hiệu “ba trung thành, bốn vô hạn”. “Ba trung thành” tức là: trung thành với Mao Chủ tịch, trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông, trung thành với đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Còn cái gọi là “bốn vô hạn” tức là: đối với Mao Chủ tịch, đối với tư tưởng Mao Trạch Đông và đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch thì “nhiệt tâm vô hạn, tín ngưỡng vô hạn, sùng bái vô hạn, trung thành vô hạn”. Hết thảy đều là biểu hiện điên khùng của một loại tà giáo, một hình thức tẩy não điên cuồng đối với toàn nhân dân Trung Quốc. Không phân già trẻ, đều bị buộc “đọc hồng bảo thư hàng ngày”, hơn nữa phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo”, trở thành một loại “nghi thức tôn giáo”.

sùng bái Mao

Ảnh: Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cũng phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo” trước ảnh Mao Trạch Đông. Ảnh zhengjian.org

Cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã được phát động bởi Mao Trạch Đông trong 1 nỗ lực nhằm sử dụng quần chúng để khẳng định lại quyền kiểm soát của ông trong nội bộ ĐCS Trung Quốc sau thất bại trước đó với kế hoạch Đại nhảy vọt, gây ra nạn đói khiến hàng chục triệu người thiệt mạng.

Cha của ông Cheng là một trong số rất nhiều người bị giết bởi các băng nhóm Hồng vệ binh. Các giáo viên hoặc hiệu trưởng khi đó thường bị chính học sinh của họ dán nhãn “trí thức” hoặc “nhà tư bản”.

Cheng nói, hôm đó cha ông đã bị học sinh của mình ép buộc quét dọn trường học nhiều giờ liền mà không được uống nước. Khi cha ông dừng lại thì bị Hồng Vệ Binh lao vào đánh đập, Cheng vào can đã bị đuổi đi.

Ngày hôm sau, khi trở lại trường học, ông phát hiện cha mình bị bỏ lại trong trạng thái hôn mê và chết vài giờ sau đó.

Các vụ thảm sát diễn ra tồi tệ nhất ở phía nam tỉnh Quảng Tây, nơi giết người xảy ra hàng loạt và thậm chí ăn thịt đồng loại cũng trở nên phổ biến. Tra tấn thường xuyên xảy ra. Nền kinh tế bị tê liệt, các di tích văn hoá và các phong tục tôn giáo bị phá hoại trầm trọng, và hàng triệu người đã bị giết hại.

Ông Thạch, 65 tuổi, người tỉnh Quảng Tây chia sẻ, “Cách mạng Văn hóa dùng người đấu người, sau khi đánh chết thì xẻ thịt hầm ăn. Tôi từng chứng kiến cảnh hai người bị đánh chết, sau đó bị bọn hung ác xẻ thịt nấu ăn.”

Khi hỏi tại sao người ta lại ăn thịt đồng loại thì ông trả lời “vì người ta quá căm thù nhau”.

Hồng Vệ Binh còn tận lực giết mèo với lý do mèo là đại diện của “sự suy đồi tư sản”.Theo nhà sử học Frank Dikotter, tác giả của một số cuốn sách về “Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông”, vào tháng 8/1966 người ta thấy xác mèo chết rải rác khắp các đường phố ở Bắc Kinh.

“Trong nhiều năm, người nhà tôi không dám nói gì về việc này”, ông Cheng nói. Một năm sau đó, Cheng phát hiện trên một trang web, ĐCS Trun Quốc đã cố gắng che đậy sự thật về cái chết của cha ông bằng cách nói rằng cha ông đã tự tử vì cảm thấy tội lỗi, một tuyên truyền giả dối. Sau này ông đã tìm đến Wang Youqin, một học giả ở Chicago, người thành lập trang web để sửa lại câu chuyện. Những trường hợp tương tự cha ông thời Cách mạng Văn hoá là đầy rẫy.

Chính phủ Trung Quốc, vẫn đang treo bức ảnh Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn, vẫn chưa đưa ra con số chính thức về số người thiệt mạng dưới thời kỳ đen tối đó.

“Tại sao 1 chuyện kinh khủng như vậy vẫn là điều cấm kỵ sau 50 năm? Như thể chỉ cần người ta không nhắc đến thì nó chưa từng xảy ra vậy”, Wang nói với Los Angeles Times.

Tổng hợp từ The Epoch Times, chanhkien.org, tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc