Home » Danh nhân, Tiêu Điểm, Văn hóa » Món quà vô giá Nguyễn Trãi dùng để báo hiếu cho cha

Cổ nhân có câu “bách thiện hiếu vi tiên” nghĩa là trăm điều thiện thì hiếu là đứng đầu, nếu không có hiếu thì cũng chẳng còn tiêu chuẩn làm người nữa. Trong sử Việt có nhiều tấm gương về chữ hiếu.

Lấy Giang Sơn Xã Tắc làm đại cuộc để báo hiếu

Nguyễn Phi Khanh làm quan dưới Triều nhà Hồ, giữ chức Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang. Khi quân Minh sang xâm lược, đánh bại nhà Hồ, ông bị bắt và giải về Trung Quốc.

Nguyễn Phi Khanh có người con là Nguyễn Trãi rất hiếu thảo, năm ấy đã 27 tuổi, thấy cha bị bắt thì khóc lóc. Khi Nguyễn Phi Khanh bị giải về phương bắc, Nguyễn Trãi quyết đi theo để mãi ở bên cạnh chăm sóc cha mình Dù Nguyễn Phi Khanh không đồng ý.

Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi khóc cha tại ải Nam Quan. (Ảnh từ Tranh truyện lịch sử Việt Nam)

Tuy nhiên khi đến ải Nam Quan, nơi phân định biên giới hai nước thì Nguyễn Phi Khanh nhất quyết bắt con mình phải quay trở về.

Nguyễn Phi Khanh hiểu rõ con mình là một nhân tài, ông ngoại Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán khi xem tử vi cho cháu mình đã biết rằng Nguyễn Trãi sau này là anh hùng dân tộc , vì thế mà dù Nguyễn Trãi hiếu thảo một lòng theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh vẫn nhất quyết yêu cầu con mình quay trở lại.

(Xem bài: Dù được người biết trước số mệnh dặn dò trước, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi án tru di tam tộc)

Để thuyết phục con mình quay về, Nguyễn Phi Khanh đã nói rằng nuôi chí đánh bại quân Minh, bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc mới làm tròn đại hiếu.

Nguyễn Trãi trở về, Nguyễn Phi Khanh thân ở nơi xứ người nhưng tâm lại hướng về Giang Sơn chờ tin từ đứa con của mình.

Năm 1420 Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn với quyển sách “bình Ngô” nêu rõ kế sách đánh quân Minh, được chủ tướng Lê Lợi tin tưởng.

Từ ngày có Nguyễn Trãi tham gia, nghĩa quân Lam Sơn có sách lược rõ ràng chứ không còn mơ hồ như trước. Từ thế yếu phải chống chọi quân Minh đã giành nhiều chiến thắng và ngày càng lớn mạnh. Rồi nắm thế chủ động, hết tiến về phía nam lại tiến ra bắc, tiến quân đến đâu giành thắng lợi đến đó.

Quân Minh phải cho Vương Thông mang 5 vạn viện binh sang, hợp với 5 vân quân có sẵn ở Giao Chỉ thành 10 vạn nhưng vẫn bị đánh bại. Đến lượt Liễu Thăng cùng Mộc Thạnh đem 15 vạn viện binh kéo sang cũng bị đại bại, thậm chí chủ tướng Liễu Thăng bị tử trận.

Lúc này việc đánh quân Minh đang bị vây chặt trong các thành rất dễ dàng, nhưng với tấm lòng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi muốn quân Minh đầu hàng để bớt hao tổn nhân mạng hai bên, ông đã nhiều lần viết thư cho Vương Thông mong quân Minh đầu hàng, thậm chí ông một mình 5 lần vào thanh Đông Quan khuyên 10 vạn quân Minh đầu hàng sẽ được tha chết và cấp đầy đủ ngựa thuyền cùng lương thực cho về nước.

Trước sự kiên nhẫn và tấm lòng đại nghĩa của Nguyễn Trãi, 10 vạn quân Minh đã đầu hàng và được cấp đầy ngủ ngựa thuyền cùng lương thực về nước. Khiến quân Minh thua trận dù tủ hổ nhưng phải tâm phục khẩu phục, sau này không còn nghĩa đến chuyện nam tiến nữa,

Đó cũng là kết quả có được nhờ dùng nhân nghĩa để đối ngoại, đó cũng chính là việc làm của bậc Thánh nhân. Đó cũng là tư tưởng “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của Nguyễn Trãi.

Năm 1427 quân Minh đầu hàng, được tha chết về nước, thì 1 năm sau vào năm 1428 ở Trung Quốc, Nguyễn Phi Khanh cũng mất thọ 73 tuổi. Ông mất nhưng hẳn rằng cảm thấy hài lòng vì đứa con hiếu thảo của mình đã làm đúng lời dặn dò của mình khi xưa, đó là đánh đuổi quân Minh, giành lại được Giang Sơn Xã Tắc.

Nguyễn Phi Khanh trước khi mất hẳn cũng hài lòng và tự hào khi người con của ông đâu chỉ giành lại Giang Sơn Xã Tắc, mà còn thể hiện tấm lòng đại nghĩa tha chết cho 10 vạn đại quân, uy danh của việc làm đại nghĩa ấy vang xa đến tận Trung Quốc.

(Xem bài: Huy hoàng sử Việt: Dùng đại nghĩa tha chết cho 10 vạn quân từng đô hộ mình trở về nước)

Khi Nguyễn Phi Khanh mất, Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc liền tìm cách cho con ông là Nguyễn Phi Hùng (em Nguyễn Trãi) đưa hài cốt về nước chôn cất tại núi Đá Bạc, Người đời sau gọi núi đó là núi Báo Ân hay núi Báo Đức, hoặc còn gọi là núi Báo Vọng, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dươngngày nay. Ngôi mộ của ông vẫn còn cho đến ngày nay.

Sở dĩ Hoàng Phúc làm việc này là vì đại ân đại đức của Nguyễn Trãi. Năm 1427 HOàng Phúc bỊ bắt và thành tù binh của Nguyễn Trãi, nhưng được Nguyễn Trãi đối xử rất tốt, sau đó lại được cấp đầy đủ lương thực cùng 10 vạn quân về nước. Về thế mà không chỉ Hoàng Phúc mà cả quân tướng nhà Minh đều rất cảm kích ơn nghĩa này. Vì thế mà hài cốt của Nguyễn Phi Khanh được đưa về nước mà hầu như không gặp trở ngại nào.

Không chỉ Nguyễn Trãi là tấm gương nổi tiếng về lòng hiếu thảo, trong văn hóa người Việt vẫn còn những ghi chép về những câu chuyện khác.

Câu chuyện về Nguyễn Văn Trình

Cuốn “Đại Nam Chính biên Liệt truyện” có ghi chép về câu chuyện tấm gương hiếu thảo của Nguyễn Văn Trình.

Sách mô tả rằng:  “Nguyễn Văn Trình người huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Ông tính khí hiền hậu và cẩn thận lại rất có hiếu. Mẹ ông bị bệnh đau bụng đã lâu mà không khỏi, thầy thuốc đến khám, nói rằng:

 – Đấy là bởi ăn phải thịt chim công, nay chỉ có lấy được bao tử con nhím về ăn mới mong hết được. Trình một mình vào núi, rình bắt nhím mãi mà không được, buồn quá, bèn cầu khấn các thần giúp sức. Quả nhiên đêm đến nằm mộng, thấy thần nói rằng:

 – Ngươi vì thương mẹ mà đi tìm thuốc, chẳng sợ gì ác thú cả, đó là hiếu thảo. Vậy, ta cho ngươi một con nhím.

Ngày hôm sau, ông bắt được một con nhím ở phía đông ngôi miếu đem về làm thuốc thì bệnh của mẹ ông khỏi liền.

Năm Minh Mạng thứ ba, cha ông bị giặc bắt. Chúng bắt gia đình ông phải chuộc bằng 150 lạng bạc. Trình bán hết gia sản mà cũng chỉ được có 90 lạng, đem tới xin chuộc cha về. Giặc cho là số bạc chưa đủ, muốn đem giết cha ông đi. Trình kêu khóc, xin được chết thay cha, giặc thấy ông là người chí hiếu, bèn tha cho cả hai cha con ông về. Trình cõng cha về phủ thành và lo buôn bán để kiếm tiền phụng dưỡng cha. Khi cha mất, ông làm nhà ở trên mộ để canh giữ. Sau khi đoạn tang, ông đem hài cốt của cha về làng, lo an táng rất đúng lễ, chẳng hề so đo tính toán với anh em trong nhà. Năm Minh Mạng thứ mười một, Nhà vua thưởng cấp cho ông nhiều gấm, đoạn và bạc, cùng với một tấm biển để tuyên dương”.

Câu chuyện về Chử Đồng Tử

Chử Đồng Tử là người thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nhà chỉ có hai cha con, không may nhà bị cháy chỉ còn lại một chiếc khố nên phải thay nhau dùng, hễ ai đi ra ngoài nhà thì được dùng khố.

Khi cha già và mất liền dặn Chử Đồng Tử giữ khố lại mà dùng, nhưng ông không đành lòng mà quyết định để cha mặc khố rồi hạ táng, còn mình thì không còn gì để mặc.

Để kiếm sống Chử Đồng Tử ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Có lẽ lòng hiếu thảo, dành của cải cuối cùng của gia đình là chiếu khố cho cha đã làm cảm động cả trời đất mà sau đó Chử Đồng Tử có duyên gặp được công chúa Tiên Dung, sau này thành vợ chồng.

Câu chuyện Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung trở thành bài học về lòng hiếu thảo và nhân duyên vợ chồng. Chử Đồng Tử là một trong “tứ bất tử” trong văn hóa người Việt.

Ánh Sáng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc